Những mẫu máy bay “chết yểu” của quân đội Mỹ

24/07/12, 08:10 Chuyện lạ

– Quá tốn kém, khó điều khiển, nổ tung trong không trung, hoạt động không hiệu quả là những nguyên nhân dẫn đến các mẫu máy bay đầy tham vọng như Ngỗng vân sam, Trứng Bay, máy bay ném bom tàng hình A-12 Avenger II…của Mỹ “chết” ngay trong giai đoạn thử nghiệm.


1. HK-1 Hercules

Còn có biệt danh là Ngỗng vân sam, chiếc máy bay bằng gỗ, gồm 8 động cơ, tải trọng 180 tấn, sải cánh 96 mét, là loại máy bay lớn nhất trên thế giới lúc đó, được thiết kế để có thể vận chuyển 750 binh sĩ được trang bị vũ khí đầy đủ hoặc một chiếc xe tăng M4 Sherman.

Mặc dù khi hoàn thành vào năm 1947, dự án Ngỗng vân sam tiêu tốn tới 22 triệu USD của chính phủ Mỹ và 18 triệu USD của nhà thiết kế Howard Hughes, nhưng chiếc máy bay này chỉ bay đúng một lần duy nhất với hành trình dài khoảng 1,6 km,  ở độ cao gần 10 mét.

 

2. HZ-1 Aerocycle

Được thiết kế vào những năm 1950-1960, HZ-1 Aerocycle chở được 1 người và động cơ đặt trên một đế tròn gắn với các cánh quạt dài 4,5m. HZ-1 Aerocycle được phát triển để phục vụ các nhiệm vụ trinh sát.

Các nhà thiết kế cho rằng, thiết bị này dễ sử dụng đế mức một người rất ít kinh nghiệm cũng có thể lái được. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Sau hai vụ tai nạn, HZ-1 Aerocycle đã bị xếp xó.

 



3. X-13 Vertijet

X-13 Vertijet ra đời từ một thử thách mà Hải quân Mỹ đặt ra cho Công ty Ryan: phát triển một loại máy bay có khả năng cất cánh thẳng đứng theo phương dọc như tên lửa, đáp ứng được yêu cầu xuất phát từ tàu ngầm.

Phần mũi X-13 Vertijet có móc để treo máy bay lên giá. Từ vị trí này, nó có thể cất cánh theo phương dọc, bay theo phương ngang, rồi sau đó lại hạ cánh theo phương dọc. X-13 Vertijet được thử nghiệm vào năm 1957, nhưng sau đó không được phát triển nữa do quân đội không có nhu cầu sử dụng.

 



4. XC-120 Packplane

Đế đáp ứng nhu cầu về một loại máy bay cho phép dỡ hàng nhanh, XC-120 Packplane được chế tạo với khoang hành lý có thể tháo rời. Nhưng XC-120 cũng chỉ có một chiếc duy nhất rồi không được chế tạo nữa do ý tưởng này không cải thiện được bao nhiêu so với các máy bay có khoang chở hàng truyền thống.

 

5. XF-85 Goblin

Có biệt danh là “Trứng Bay”, XF-85 Goblin được thiết kế vào Thế chiến thứ hai, hoạt động như máy bay chiến đấu ký sinh, được thả từ khoang bom của máy bay B-36, có nhiệm vụ bảo vệ máy bay mẹ khỏi các chiến đấu cơ của đối phương.

Để vừa với khoang bom của máy bay B-36, nên Goblin chỉ dài 4,5 mét, rộng 1,5 mét, cánh gấp được. Nhưng vì quá chậm và chỉ được trang bị vũ khí nhẹ, nên “Trứng Bay” không thể đối phó được với các máy bay chiến đấu của đối phương. Kết quả là loại máy bay này không thể vượt qua được giai đoạn thử nghiệm.

 

6. Convair XFY Pogo

Có hình dạng giống như sự kết hợp giữa 13 X -Vertijet và XF-85 Goblin, Pogo gồm 3 cánh sắp xếp theo hình tam giác và cánh quạt quay ba cánh. Nó được thiết kế để cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng đuôi và có thể hoạt động trên các tàu chiến nhỏ.

Nhưng vì nhẹ và không có cánh gió nên XFY Pogo khó giảm tốc độ hoặc dừng lại sau khi bay với vận tốc cao. Khi hạ cánh, phi công phải nhìn về phía sau để giữa thăng bằng cho máy bay. Chỉ có những phi công rất giàu kinh nghiệm mới điều khiển được XFY Pogo. Chính vì vậy, loại máy bay này cũng không được sử dụng thực tế.

 

7. A-12 Avenger II

Tuy được thiết kế cách đây 20 năm, A-12 Avenger II nhìn có vẻ rất tiên tiến. A-12 ra đời để đáp ứng nhu cầu về một loại máy bay ném bom tàng hình cất cánh từ tàu sân bay, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

A-12 được thiết kế để mang theo bom thông minh và các vũ khí không đối đất khác. Nhưng dự án này quá tốn kém. Ước tính trong vòng 3 năm, nó ngốn khoảng 70% ngân sách phát triển máy bay của Hải Quân Mỹ. Cuối cùng vào tháng 1 năm 1991, dự án phát triển A-12 đã bị hủy bỏ.

 

8. F2Y Sea Dart

Từng đoạt giải trong cuộc thi thiết kế máy bay đánh chặn siêu thanh của Hải quân Mỹ vào năm 1948, được trang bị phao kép để cất cánh từ mặt nước. Vụ tai nạn trong chuyến bay thử nghiệm năm 1954 làm phi công thiệt mạng, đồng thời cũng khiến dự án F2Y Sea Dart bị khép lại.

 

9. X-20 Dyna-Soar

X-20 Dyna-Soar được ra đời vào năm 1957, trong chương trình phát triển máy bay không gian dùng cho nhiệm vụ quân sự như do thám, ném bom, cứu hộ không gian, bảo vệ vệ tinh và phá hoại các vệ tinh của đối phương. Nhưng do không có mục tiêu rõ ràng và không có tên lửa đẩy đủ sức mạnh để đưa X-20 vào không gian nên máy bay này cũng chỉ dừng lại ở thử nghiệm.

 

Dương Văn (Theo Space)

(bee.net.vn)

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao