Thầy của Đặng Thái Hoàng: Không ai may mắn tới 4 lần

27/06/12, 20:55 Tin Tổng Hợp

“Ở đây không phải là sự may mắn. Trong cuộc thi mỗi người thì chỉ 1-2 lần may mắn thôi chứ ở đây là 4 lần. Như thế thì tại sao gọi là may mắn được” – Nhà giáo Hoàng Thế Vinh (hiệu trưởng trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) tâm sự.

Xung quanh câu chuyện sự cố sai câu hỏi và nghi án “lộ đề” của Chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” 2012, PV VTC News đã có cuộc trò chuyện với thầy Hoàng Thế Vinh (hiệu trưởng trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) để tìm hiểu kỹ hơn về chân dung nhà tân vô địch Olympia Đặng Thái Hoàng.

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh- hiệu trưởng trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh 

– Thầy có suy nghĩ gì khi sự cố sai câu hỏi và nghi án “lộ đề” của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2012 đang được báo chí nhắc đến trong những ngày gần đây?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Tôi nghĩ rằng đây không phải sự cố. Có chăng nữa cũng chỉ là sai sót của người lớn và không ảnh hưởng gì đến học sinh. Các thí sinh dự thi rất vô tư và rất quyết liệt. Vào tới vòng thi chung kết thì cả 4 thí sinh đều có có kiến thức tốt và tố chất ngang nhau. Tuy nhiên, trong một cuộc thi thì phải có người nổi trội hơn và cũng có người sẽ phải thấp điểm hơn.

– Như vậy, thầy cho rằng trong 4 thí sinh xuất sắc thì Đặng Thái Hoàng là người nổi trội hơn cả?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh:  Cá nhân tôi đánh giá, trong 4 thí sinh đều xuất sắc cả nhưng Hoàng toàn diện hơn. Hơn ai hết, tôi là người quản lý việc học tập của em Hoàng trong 3 năm học tập tại trường nên tôi thấy được điều đó.

Ở phần thi “Về đích”, tôi hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của Hoàng nên giao cho Hoàng quyết định lựa chọn gói câu hỏi của mình. Hoàng là người có trình độ, có năng lực thì tự em có thể quyết định được việc lựa chọn gói câu hỏi nào?

– Với sự cố này, liệu rằng Thái Hoàng có phải chịu những cú sốc nhất định?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Khi mà trên đỉnh cao chiến thắng thì Hoàng hoàn toàn tự tin với chiến thắng của mình. Hoàng khẳng định bản lĩnh của mình và khẳng định chiến thắng của mình là hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên, khi có những ý kiến trái chiều thì tất nhiên Hoàng cũng có những suy nghĩ. Đó cũng là chuyện rất bình thường.

Cô Vũ Thị Thu, chủ nhiệm 3 năm của lớp 12B2 (Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) của Đặng Thái Hoàng nhận xét: “Ở môn Toán tôi dạy, lớp 12B2 còn có em giỏi hơn Hoàng. Cuộc thi chung kết này 3 em còn lại đều học chuyên nhưng Hoàng lại chiến thắng bởi có kiến thức toàn diện”.

Nói về sự cố vừa qua, cô Thu cho biết “Tôi nghĩ BTC cần có giải pháp hợp lý, tránh gây sốc tới các học sinh”.


– Là người đã gắn bó cùng Thái Hoàng trong 3 năm học tại trường, thầy có nhận xét gì về cậu học sinh Đặng Thái Hoàng?


Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Tôi thấy rằng Hoàng là một học sinh rất thông minh và cũng rất tự tin, bản lĩnh. So với các bạn cùng trang lứa thì Hoàng lại có rất nhiều đam mê như vẽ, đọc sách.

Hoàng có một kho sách và kiến thức từ sách đều được em ấy khai thác cả. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Hoàng trả lời câu hỏi “Vượt Chướng ngại vật” nhanh đến như vậy. Đó là do có sự tích lũy và phản ứng nhanh.

Về con người, thì Hoàng là một học sinh hết sức hòa đồng với bạn bè, sống bình dị. Qua tiếp xúc và qua những phát biểu của em ấy thì tôi thấy rằng Hoàng là một con người hết sức khiêm tốn. Em không bao giờ tỏ ra kênh kiệu do có những thành tích ấy.

Hoàng luôn cho rằng, có được thành tích ấy trước hết là sự nỗ lực cố gắng của bản thân, sự dạy dỗ của gia đình và sự động viên giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.

Ngoài ra, Hoàng còn là cán bộ lớp, cán bộ đoàn, em tham gia rất nhiệt tình vào các hoạt động của trường lớp. Trong các hoạt động thì Hoàng luôn hòa đồng với bạn bè. Tôi cho đó cũng là một điều đáng quý ở Hoàng.

– Trong những lần cùng Hoàng tham dự chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, thầy có kỷ niệm gì thú vị với cậu học sinh Đặng Thái Hoàng?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Ở vòng thi Quý, tôi cũng lên tận trường quay S9 để cổ vũ cho Hoàng. Ngay hôm đó, tôi cũng rất bất ngờ và xúc động khi Hoàng trả lời rất nhanh ở phần thi “Vượt chướng ngại vật”. Mình cũng ngồi trong cuộc nhưng lại chưa nghĩ ra mà Hoàng đã bấm chuông trả lời. Trong khi đó, các bạn cùng chơi vẫn chưa thể nghĩ ra đáp án.

Có thể nói, Hoàng có trí tuệ rất thông minh và có sự hội tụ cả kiến thức kinh nghiệm và bản lĩnh.

– Trước khi Hoàng đi thi trong trận Chung kết, thầy có nghĩ rằng cậu học trò trường mình sẽ giành ngôi vị cao nhất?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Trước khi Hoàng đi thi, với những tố chất của Hoàng, tôi đã tin tưởng nói với anh em giáo viên trong trường là Hoàng có nhiều khả năng sẽ thắng trong trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm nay. So với các bạn Tĩnh, Khánh thì tôi thấy rằng Hoàng có nhiều đặc điểm nổi trội hơn.

Về kiến thức văn hóa, Hoàng đã tương đối đầy đủ nên khả năng thắng của Hoàng là cao. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo các bộ môn đã tập hợp câu hỏi lại để giúp Hoàng ôn tập. Nếu Hoàng còn vướng ở câu hỏi nào thì các thầy cô giáo sẽ cung cấp thông tin và kiểm tra giúp em.

Thầy Hoàng Thế Vinh cho rằng không ai có thể may mắn tới 4 lần trong một cuộc chơi và chiến thắng của Hoàng là xứng đáng (Ảnh: Phạm Thịnh) 

 

– Nhiều ý kiến cho rằng, việc Hoàng trả lời chính xác đáp án của phần thi “Vượt chướng ngại vật” khi chưa có dữ liệu nào được mở thì có nhiều nghi vấn. Thầy đánh giá vấn đề này thế nào?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Qua cách trả lời của Hoàng, tôi cho rằng em hoàn toàn có khả năng trả lời đúng đáp án bởi độ nhanh nhạy và tỉnh táo của Hoàng. Kinh nghiệm của Hoàng sau các vòng thi cũng rất là rất tốt nên mới có những quyết định nhanh nhạy và quyết đoán đến vậy.

Ở đây không phải là sự may mắn. Trong cuộc thi mỗi người thì chỉ 1-2 lần may mắn thôi chứ ở đây là 4 lần. Như thế thì tại sao gọi là may mắn được. Từ vòng thi Tuần, thi Tháng, thi Quý, thi Năm thì Hoàng đều trả lời phần thi “Vượt chướng ngại vật” nhanh như vậy.

Như vậy, trước hết phải khẳng định Hoàng là người có kiến thức, có độ nhanh nhạy. Đặc biệt ở đây là sự bản lĩnh khi dám quyết định trả lời. Tôi cho rằng, tố chất đó rất táo bạo.

– Sau sự cố này, thầy cô có cho rằng BTC chương trình nên sớm có một lời thông  báo chính thức?

Nhà giáo Hoàng Thế Vinh: Với tư cách cá nhân, tôi cho rằng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia có ban tổ chức, có hội đồng cố vấn, có ban thẩm định thì sẽ để những người có trách nhiệm trả lời trả lời câu hỏi đó.

Tôi nghĩ rằng ban tổ chức và ban cố vấn chương trình phải có thông tin chính thức. Trong lúc này, mình cũng không nên bàn luận nhiều vì đã có trọng tài phân giải đâu.

 Xin cảm ơn thầy!

Bạn đọc chia sẻ về sự cố sai câu hỏi, nghi án “lộ đề” của Đường lên đỉnh Olympia 2012 xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!

 

 

Phạm Thịnh (ghi)

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc