Philippines sẽ đệ đơn phản đối Trung Quốc lên LHQ

04/06/11, 19:59 Tin Tổng Hợp

Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét lại hệ thống an ninh dọc theo bờ biển của nước này trong bối cảnh có những báo cáo về các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, đặc biệt ở Biển Đông.

Tại Diễn đàn trao đổi thông tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, văn phòng của ông hiện đang chờ đợi việc thông qua một sắc lệnh để bắt đầu thành lập một ủy ban liên ngành nhằm tăng cường an ninh hàng hải của Philippines.

Ông Gazim nhấn mạnh đến tính cần thiết có một hệ thống cảnh báo bờ biển trong phạm vi toàn đất nước. “Bây giờ, chúng ta không thể theo dõi tất cả bờ biển của chúng ta do thiếu kinh phí”, ông thừa nhận. “Nhưng chúng ta sẽ tận dụng các tài nguyên hiện có để giám sát phần lớn bờ biển của mình”.

Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines xuất hiện giữa lúc có những thông tin về các tàu Trung Quốc bị phát hiện ở nhóm đảo Kalayaan tại Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, văn phòng của ông đang chờ đợi sắc lệnh thành lập một ủy ban liên ngành nhằm tăng cường an ninh hàng hải. Ảnh: straitstimes

Ông Gazmin cho biết, các ngư dân Philippines đã thu lại vật liệu xây dựng, bao gồm các trụ cột và phao mà các tàu Trung Quốc từng tháo dỡ xuống khu vực gần Reed Bank (Bãi Cỏ rong). Ông nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng Philippines đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về các vụ việc mới nhất xảy ra.

Cũng tại diễn đàn, Tổng Tham mưu trưởng Philippines Eduardo Oban cũng đề cập tới vụ việc ngư dân Philippines đã phát hiện ra một số tàu vào ngày 21 và 24/5 ở cách Palawan 100 hải lý trong khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Ông Oban khẳng định, một trung tâm chỉ huy sẽ được thiết lập để giám sát các hoạt động ven biển.

Phản đối Trung Quốc lên LHQ

Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, nước này dự kiến sẽ đệ trình thư phản đối lên Liên hợp quốc về hàng loạt vụ xâm nhập liên quan tới Trung Quốc ở Biển Đông kể từ tháng 2. Ông Aquino cho hay, chính phủ Philippines đang hoàn tất các dữ liệu và sẽ chuyển cho phía Trung Quốc trước khi đệ trình tài liệu lên Liên hợp quốc.

Động thái của lãnh đạo Philippines diễn ra sau khi Manila triệu tập đại diện Trung Quốc để phản đối về việc phát hiện ra một tàu hải giám và các tàu hải quân Trung Quốc tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng một số cột trụ và thả phao ở vùng lân cận Iroquois (Amy Douglas) Bank. Iroquois Bank, nằm ở phía tây nam Reed Bank, thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố: “Bất kỳ công trình mới nào của Trung Quốc ở vùng lân cận Iroquois Bank đều là sự vi phạm rõ ràng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký kết năm 2002”.

Philippines cũng bày tỏ quan ngại về các thông tin từ báo chí Trung Quốc về việc nước này dự kiến lắp đặt giàn khoan hiện đại nhất ở Biển Đông vào tháng 7. Ông Aquino cho biết, ông tin là vụ việc mới xảy ra đúng vào lúc ông và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

Ông cũng nhắc lại việc hai tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines ở gần Palawan. Tổng thống Philippines khẳng định, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền với Reed Bank vì đây là lãnh thổ không thể tranh cãi của Philippines.

Ông Aquino cho rằng, việc Trung Quốc đưa ra bản đồ chín đoạn tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông là chống lại luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Cách đây hai tháng, ngày 5/4, Philippines đã gửi thư ngoại giao phản đối việc Trung Quốc đưa ra bản đồ đường lưỡi bò tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông bao gồm cả quần đảo Trường Sa – khu vực giàu tài nguyên dầu khí đang tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và ba quốc gia khác.

Ngày 14/4, Trung Quốc cũng gửi công hàm lên LHQ đáp trả Philippines. Trong công hàm, Bắc Kinh khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa mà Manila “đã bắt đầu xâm chiếm” từ những năm 1970. Trong bốn thư ngoại giao đệ trình lên Liên hợp quốc của các nước chống lại bản đồ chín đoạn của Trung Quốc, chỉ có thư phản đối của Philippines khiến Bắc Kinh gửi công hàm đáp trả lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon.

  • Thái An (Theo inquirer, malaya)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng