Vụ án Bạc Hy Lai: ‘Ẩn số’ Vương Lập Quân

22/05/12, 16:50 Tin Tổng Hợp

Điều gì khiến Vương Lập Quân tố giác ông Bạc, đến nay chưa tờ báo chính thống nào ở Trung Quốc nhắc tới. Thay vào đó, báo giới đi sâu vào cuộc đời và những tâm sự đời tư của Vương.

‘Thuyết song tố’ bảo vệ công an

Cuối năm 2010,  Vương Lập Quân  đề ra ‘thuyết song tố’ – một trong những cách được Vương cho là ‘bảo vệ quyền lực cảnh sát’.

‘Thuyết song tố’ gắn liền tên tuổi Vương Lập Quân được hiểu là nếu tòa soạn hoặc phóng viên viết bài sai sự thật về cơ quan công an thì sẽ bị cơ quan công an đó sẽ khởi tố, kiện tòa soạn và phóng viên ra tòa. Còn nếu viết sai về cá nhân cảnh sát và gây hậu quả, cá nhân cảnh sát có quyền khởi kiện. Khi đó, cơ quan công an chủ quản phải ủng hộ và giúp đỡ cá nhân khởi tố.

Giữa năm 2011, Vương Lập Quân khi trả lời phỏng vấn đã nhấn mạnh tính hợp pháp của ‘thuyết song tố’.  Vương nói, đây là cách duy nhất bảo vệ quyền lợi cho cảnh sát.

Đầu tháng 12 năm ngoái, Vương được mời làm giáo sư kiêm nhiệm ở Đại học Bưu điện Bắc Kinh. Trong lễ mời Vương làm giáo sư, Hiệu trưởng trường ĐH này là Phương Binh Hưng nói: “Giáo sư Vương không những có ‘linh hồn thép’ của một ‘cảnh sát thép’, mà còn là một học giả nho nhã”.
  

Tháng 6/2008, ông Vương Lập Quân từ Liêu Ninh tới Trùng Khánh nhậm chức phó giám đốc công an Trùng Khánh. Tháng 3/2009, ông Vương Lập Quân chính thức nhậm chức giám đốc công an thành phố Trùng Khánh.

Sau đó, ông triển khai kế hoạch chống băng nhóm xã hội đen mà Bạc Hy Lai đưa ra. Ông Vương đã huy động khoảng 3.000 đên 7.000 cảnh sát chống xã hội đen và giành được nhiều chiến công vang dội, những trang báo chính thống ở Trung Quốc viết.

Vương Lập Quân được mệnh danh là ‘Anh hùng chống xã hội đen’

‘Anh hùng chống xã hội đen’

“Tôi không coi trọng chức danh ‘Anh hùng chống xã hội đen’, vì nếu chống xã hội đen mà sinh ra chức anh hùng, thì xã hội thật nhảm nhí, đó là bi kịch của xã hội. Vì họ muốn ủng hộ, khẳng định những chiến tích của tôi nên phong tôi đủ các anh hùng này nọ…, ông Vương nói.

Trong cuộc chiến chống băng đảng xã hội đen ở Trùng Khánh, Bạc Hy Lai điều Vương Lập Quân từ tỉnh Liêu Ninh tới phá án. Năm 2000 – 2004, khi ông Bạc còn làm ở tỉnh Liêu Ninh, Vương làm giám đốc công an thành phố Thiết Lĩnh, Cẩm Châu.

Khi đó, tiếng tăm chống tội phạm của Vương Lập Quân lan khắp vùng Đông bắc Trung Quốc và được nhiều người dân ngưỡng mộ.

Công tác ở tỉnh Liêu Ninh hơn 20 năm qua, Vương Lập Quân đã bắt hơn 10.000 tên tội phạm, người dân gọi ông là: “Anh hùng dẹp loạn vùng Đông bắc”.

Báo chí phương Tây nói, ông Vương nhiều khả năng đối diện tội phản quốc

Luôn mang súng bên người

Vương Lập Quân hay tếu táo: “Làm giám đốc công an điều tra hình sự thường sống không lâu, bạn không thể biết trước điều tồi tệ gì sẽ xảy ra với mình. Điện thoại lúc nào cũng đặt dưới gối, có việc phải lập tức đi ngay, cuộc sống kiểu đó khiến tôi không lúc nào được an tâm”.

Vương kể, nhiều lúc cuộc chiến chống băng đảng xã hội đen vô cùng gay cấn, ông luôn mang súng bên người. 

Ra khỏi nhà, tôi lại hòa mình vào công việc đầy hiểm nguy. Trước mắt tôi chỉ toàn những chuyện đâm giết, bắt bớ, đối tượng có khi là người già, cũng có thể là phụ nữ, trẻ em, nhưng với tư cách là một cảnh sát thì tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Bạn thử nghĩ, khi kẻ địch tấn công ta, ta buộc phải phản kháng, phải chiến đấu tới cùng, đó là lựa chọn duy nhất”., Vương nói.

Trên một tờ báo của ngành công an Trung Quốc từng viết chuyện Vương phá án. Vào một đêm nọ, Vương phải truy bắt tên tội phạm nguy hiểm đào tẩu. Khi Vương Lập Quân bước vào căn nhà, kẻ đào tẩu vội vung dao định Vương.

Vương rút súng định kết liễu tên tội phạm nguy hiểm, nhưng ông đã không nổ súng vì thấy một bé gái ẩn sau vách tường, ông sợ tiếng súng làm kinh động bé gái nên đã dùng võ thuật tước dao của hắn rồi chĩa súng vào đối tượng nói: “Ngươi biết không, chính con ngươi đã cứu ngươi!”.

Tờ báo còn viết rằng, vợ của tên tôi phạm cảm kích trước hành động nhân từ nên đã bước ra quỳ lạy Vương.

Bạc Hy Lai (trái) và Vương Lập Quân (phải)

Nổi tiếng nhân từ

Theo báo chí Trung Quốc, Vương nhặt nuôi một cậu bé tên Lý Đào. Tuy nhiên, ông không nói rõ cậu bé đến từ đâu. Vương Lập Quân hoàn toàn có thể giao cậu bé cho cơ quan dân chính địa phương nuôi dưỡng.

Nhưng vì không yên tâm, nên ông đã để cậu bé bên mình, yêu thương cậu như con ruột, cho cậu đi học như những đưa trẻ khác. Lý Đào gọi Vương Lập Quân là cha nuôi, 3 tháng sau, cha mẹ ruột tới nhận Lý Đào mà cậu cũng không đành xa cha nuôi Vương Lập Quân.

Còn một
bé gái tên Tôn Phương vừa thi vào cấp 3, nhưng gia đình không đủ tiền cho em đi học, Phương đau khổ đã nghĩ tới tự sát. Đúng lúc đó, cô bé nhìn thấy hình ảnh Vương Lập Quân trên tờ China Youth Daily. Tôn Phương cảm thấy Vương Lập Quân là người tốt và cô quyết định viết thư cho ông.

Kể từ đó, ông Vương mỗi tháng hỗ trợ 50 nhân dân tệ học phí cho Tôn Phương. 3 năm sau, Tôn tốt nghiệp trung học.

Về gia đình Vương Lập Quân, có nguồn tin cho hay, vợ và con gái của Vương Lập Quân đã bị băng nhóm xã hội đen giết hại, nhưng trên thực tế không phải vậy.

Con gái Vương Lập Quân đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Con gái của Vương Lập Quân từ nhỏ học ở  thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), nhưng để đảm bảo an toàn, Vương Lập Quân đã chuyển con tới trường khác.

Vợ của Vương Lập Quân là Tiêu Tố Lệ vốn là bạn chiến hữu thời bộ đội, hiện làm cảnh sát ở một thành phố (báo chí Trung Quốc không nêu tên). Tiêu Tố Lệ sống nội tâm, rất đoan trang và nhã nhặn, nhưng cô cũng quyết đoán không kém chồng mình.

Một lần ông Vương Lập Quân bị ốm phải nằm viện, Tiêu Tố Lệ luôn ở bên chăm sóc chồng. Nhiều năm nay, Vương Lập Quân có thói quen: về nhà không dùng chìa khóa mở cửa.

Bởi ông cho rằng, dùng khóa mở cửa như kiểu ở khách sạn. Về tới nhà chỉ cần ấn chuông sẽ có người mở cửa, đấy mới giống một gia đình. Cảm giác đó, tình cảm đó không giống nhau.

Những nấc thang sự nghiệp

Theo tờ The Telegraph, ông Vương Lập Quân
(26/12/1959), người dân tộc Mông Cổ, cha là một công nhân đường sắt và
mẹ làm nghề thợ may. Lớn lên, ông Vương gia nhập quân đội, sau khi xuất
ngũ đã làm việc trong ngành lâm nghiệp rồi trở thành công an vào năm
1984.

Từ năm 1992, ông trở thành Phó Công an thị
trấn Thiết Pháp ở tỉnh Liêu Ninh. Năm 2003, ông đảm nhận chức Giám đốc
Công an thành phố Cẩm Châu tại tỉnh Liêu Ninh. Tiếp tục gặt hái thêm
thành công nên ông Vương được cất nhắc kiêm nhiệm thêm chức phó thị
trưởng vào năm 2004.

Đến năm 2008, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh
lúc bấy giờ là ông Bạc Hy Lai đã mời ông Vương về giữ chức Phó giám đốc
Công an thành phố này. Năm 2009, ông Vương được bổ nhiệm làm Giám đốc
Công an Trùng Khánh. Ông Vương được trao thêm chức Phó thị trưởng Trùng
Khánh vào năm 2011.
 

Đỗ Hường

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc