Sức mạnh của tinh thần (Phần 1)
Bài viết gồm bốn phần mô tả ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của con người: Nó làm cho chúng ta khỏe mạnh hay bệnh tật, và đưa ra biện pháp để khai thác khả năng này.
Phần I: Những điều chúng ta có thể học được từ các nhà khoa học và thần học
Hai khái niệm cốt lõi tách biệt phép chữa đối chứng của Tây y dựa trên phương pháp điều trị bằng Tây dược qua việc chẩn đoán so với các phương pháp chữa bệnh cổ truyền chính là: 1) sự chia tách giữa tinh thần với thể xác 2) quan điểm cho rằng “tự nhiên” có thể được giải thích theo khía cạnh vật chất. Mặt khác, mọi phương thức chữa bệnh cổ truyền không tuân theo phép chữa đối chứng cho thấy sự liên kết vốn có giữa tinh thần và thể xác. “Bệnh tật” không chỉ do các yếu tố trên cơ thể con người mà suy nghĩ và cảm xúc cũng là những nguyên nhân gây bệnh. Việc chữa bệnh đòi hỏi cần phải giải quyết các nhân tố này. Khỏe mạnh không phải chỉ là đơn thuần là có một cơ thể mạnh khỏe.
Ý nghĩ chính là những rung động mạnh, có thể làm chúng ta khỏe mạnh hoặc bệnh tật. Suy nghĩ tiêu cực có thể làm cho con người bị nhiễm bệnh. Những suy nghĩ tích cực có thể chữa lành bênh tật và thay đổi đời sống của chúng ta. Các khái niệm này không bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học giả tưởng. Trên thực tế, phần lớn nghiên cứu khoa học đều có nhiều minh chứng để ủng hộ cho những nguyên tắc này.
Các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực vật lý và kỹ thuật đã tiến hành các thí nghiệm về những ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần tới thế giới vật chất – suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào [1].
Trong hơn 25 năm, các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu Princeton: Các hiện tượng bất thường trong kỹ nghệ thuộc Đại học Princeton (PEAR) đã chứng minh được mối tương quan chặt chẽ giữa ý thức chủ quan của con người và các hoạt động của máy móc. Họ khám phá ra rằng chỉ qua việc nghĩ trong đầu những con số theo một hướng nhất định, những người bình thường không qua huấn luyện có thể tác động đến kết quả của các bộ tạo số ngẫu nhiên làm bằng cơ hay điện tử. Các hiệu ứng này đã được xác nhận là độc lập về không gian và thời gian. Chúng cũng xảy ra khi bản thân người tác động ở cách xa hàng vạn dặm [2].
Những ý tưởng này có cách đây hàng thiên niên kỷ và có gốc rễ từ nhiều truyền thống phong tục cổ xưa trên thế giới. Tuy nhiên, y học theo phép chữa đối chứng của Tây y thường bỏ qua những khái niệm này. Hầu hết các bác sĩ không nghiên cứu vật lý cao cấp khi học đại học hay đại học y khoa.
Các mô hình này ảnh hưởng đáng kể tới sự hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên, và các nhà vật lý học trở nên gần với các nhà triết học hơn. Quan điểm mới về thiên nhiên gần giống với các truyền thống cổ xưa, các phương pháp chữa bệnh cổ truyền của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cũng như quan điểm thần bí, không theo triết lý Descartes về cuộc sống.
Y học sử dụng phép chữa vi lượng đồng cân, một phương pháp y học cổ truyền của phương Tây có nguồn gốc lâu đời, dựa trên quy luật tương đồng, điều trị cho bệnh nhân dựa theo các biểu hiện về tinh thần, tình cảm và thể chất.
Y học cổ đại Trung Hoa và Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) đã chỉ ra mối liên hệ giữa các triệu chứng của cơ thể với trạng thái cảm xúc. Trong y học Trung Hoa thì Tạng Phổi là nơi chứa tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và Tạng Thận là nơi chứa của sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, Vata (thân hình gầy; kết hợp giữa Ánh Sáng và Gió) liên quan chứng viêm khớp và sự lo lắng; pitta (thân hình vừa phải; kết hợp giữa Lửa và Nước): ung nhọt và sự giận dữ. Thậm chí chỉ suy nghĩ về sự tách biệt giữa các nhân tố này thì đã là hoang tưởng rồi.
Trong phần II, sự phân tách giữa y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây và khái niệm về mối quan hệ vốn có giữa thể xác và tinh thần sẽ được trình bày chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
1. Tiller, WA, Khoa học và những thay đổi của con người: Năng lượng vi quan, ý muốn và nhận thức. Walnut Creek, CA: Pavior xuất bản; 1997
2. Jahn, RG, và Dunne, BJ, Các giới hạn của thực tại: Vai trò của nhận thức trong thế giới vật chất. New York, NY: Harcourt Brace; 1997
Tác giả: Bác sĩ Patricia A. Muehsam
(Theo The Epoch Times)