Thung lũng suối nước nóng kì ảo như thiên đường

22/03/12, 13:49 Chuyện lạ

Bạn đã bao giờ bị bất ngờ, hoảng hốt bởi một dòng nước nóng phun lên từ dưới đất khi đang “tảo bộ” trên con đường nhỏ? Viễn cảnh tưởng chừng như không thể ấy lại hoàn toàn có thể xảy ra đấy! Hôm nay chúng mình sẽ cùng tới thăm một địa danh ở xứ sở Bạch dương với những cảnh tượng hệt như thế nhé!

Đó là thung lũng suối nước nóng Geyers – nơi mà bạn sẽ lạc vào một “trận địa thập diện mai phục” của những hố nước nóng bất ngờ trực trào phun lên từ mặt đất đẹp như tiên cảnh.

Thung lũng nằm trên bán đảo Kamchatka tạo thành mũi cực đông của Nga, chỉ cách biên giới phía Bắc Nhật Bản vài trăm km. Đây là một kì quan thiên nhiên ngoạn mục, là một phần của dãy núi lửa Kamchatka. Nơi đây được phát hiện ra cách đây không lâu, khoảng năm 1941 và sau đó nhanh chóng trở thành một di sản thiên nhiên của thế giới.

Câu chuyện về việc khám phá ra quần thể suối phun nước nóng này khá thú vị. Một lần, Tatiana Ustinova – nhà thủy văn của khu Bảo tồn quốc gia Kronotsky cùng với người dẫn đường Anisifor Krupenin đi ngược dòng sông Shumnaya vô tình đi vào một lối hẹp giữa các vách đá. Họ dừng lại gần cửa một nhánh sông trước đó chưa được biết đến. Trong lúc họ chuẩn bị ăn trưa, bên bờ sông đối diện, đột nhiên, một làn khói bốc lên như trong cổ tích và rồi… phụt. Không phải một ông bụt mà là một dòng nước nóng phun mạnh lên, bắn về phía họ. Ban đầu, 2 người hoảng sợ bỏ chạy nhưng sau đó đã nhận ra, dòng nước ấy không có vẻ gì nguy hiểm. Vậy là, dòng suối phun nước nóng đầu tiên được phát hiện ra, mang tên “Pervenets”, còn nhánh sông đó có tên là sông Geysernaya.

Thung lũng với khoảng xấp xỉ gần 90 mạch nước phun nằm nép mình ở bờ trái của dòng sông Geysernaya 3,7 dặm (khoảng 6km). Trong đó có khoảng hơn 20 suối phun nước nóng lớn như: Người khổng lồ, Suối ngọc trai, Suối đường, Đài phun nước, Suối nhỏ, Suối lớn… Ở đây, có những suối cứ 10-12 phút lại phun nước 1 lần, tỏa khói. Có những suối phải khoảng 4-5 tiếng mới phun nước. Sakharnyi  (Suối đường) là một trong những suối phun đẹp nhất, cứ 2-3 phút, suối lại phun 1 lần. Suối phun Fakel (Ngọn đuốc) gần như phun liên tục nên có một tên gọi khác – Đài phun vĩnh cửu. Suối phun nước nóng lớn nhất – Velikan (Người khổng lồ) trong lúc phun đã “tung” ra tới 30 tấn nước sôi. Cứ khoảng 5-8 giờ thì suối lại phun một lần khoảng gần 1 phút, còn độ cao tia nước nóng phun ra đạt đến 30m. Điều kì lạ đặc biệt này đã tạo nên sức hấp dẫn như thôi miên của thung lũng. Du khách bước trên con đường có những làn khói trắng bốc lên lan tỏa có cảm giác thật nhẹ nhõm thư thái.

Sở dĩ điều kì diệu này được hình thành là bởi cấu tạo địa chất hiếm có ở vùng đất nơi đây. Bạn có biết rằng, để có hiện tượng trên cần phải hội tụ đủ 4 yếu tố địa chất: nguồn nước ngầm, hồ chứa dưới bề mặt, các vết nứt trên mặt đất, lớp đá và bề mặt nóng ở sâu dưới lòng đất. Nói một cách khác, hiện tượng trên phụ thuộc vào hình dạng và độ sâu của kênh ngầm dưới đất, áp suất, có nguồn nước lạnh và hơi nước nóng. Sự hoạt động của suối phun còn phụ thuộc nhiều vào lượng nước, lượng mưa ngấm vào tầng đất sâu. Hơi nước và khí tách ra từ lò magma sẽ làm nóng chúng. Và khi nóng sôi lên, những tia nước theo các vết nứt sẽ thoát ra bề mặt, tạo thành tia phun nước. Cụ thể tại thung lũng Geyers, có một vết nứt đá ở độ sâu 6.600 feet (khoảng 2.011m) dưới lòng đất, nhiệt độ ở miệng núi lửa đo được khoảng 482 độ F (tương đương 250 độ C). Trên thế giới hiện nay, có một số nơi cũng xảy ra hiện tượng này như ở Ireland, New Zealand, công viên quốc gia Yellowstone ở Mĩ và El Tatio ở Chile. Tuy nhiên ở lục địa Á – Âu rộng lớn thì chỉ có mình thung lũng Geyers mà thôi!

Nguồn sinh vật hiếm hoi gần như là duy nhất nơi đây chính là cây ngải cứu. Hãy yên tâm rằng nếu chỗ nào có ngải cứu mọc thì bạn sẽ không sợ bị sa lầy và cũng không bất chợt hoảng sợ trước những dòng nước nóng phun lên bất ngờ. Tuy nhiên, sau một số thảm họa tự nhiên thì môi trường tự nhiên đã thay đổi đáng kể. Năm 1981, cơn bão Elsa đi qua Kamchatka đã gây nên mưa lớn, khiến cho mực nước trong sông Geyser lên cao hơn vài mét. Kết quả là, dòng bùn đá đã kéo theo lòng sông những tảng đá lớn đến 3 mét, tiêu diệt tất cả những gì gặp trên đường. Rồi tới năm 2007, một trận sạt lở đất đã đánh sập 2/3 diện tích thung lũng, đồng thời che mất một số suối phun nước nóng. Thậm chí, có những suối đã biến mất vĩnh viễn như: Pervenets (Suối đầu tiên), Troynoy (Sinh ba), Sakharny (Suối đường), Sosed (Người hàng xóm), Uvodopada (Gần thác nước).

Đây quả là điều đáng tiếc cho nước Nga nói chung và thế giới nói riêng. Song, dù thế
nào đi chăng nữa thì rõ ràng, vẻ đẹp của những suối phun nước nóng còn lại là không thể phủ nhận và nếu có cơ hội đến với xứ sở Bạch dương, tại sao bạn lại không tới đây và thử cảm giác đi trên con đường tỏa khói như chốn thiên đàng nhỉ?

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi