Lo ngại Trung Quốc trỗi dậy, Putin lập đại kế hoạch châu Á?

22/03/12, 12:35 Tin Tổng Hợp

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc thực sự khiến giới lãnh đạo Nga không khỏi “ái ngại”, do đó, Tổng thống kế tiếp  Vladimir Putin nhanh chóng đưa ra kế hoạch lớn nhằm gắn kết Moscow với khu vực phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này, Diplomat nhận định.

Thách thức đến từ Trung Quốc

Trong vài năm gần đây, Nga thành công trong việc nâng cao vị thế của mình tại châu Á. Quan hệ của Moscow với Bắc Kinh và New Delhi rất khăng khít, trong khi quan hệ với Tehran và Bình Nhưỡng vẫn ổn định bất chấp mọi biến động xoay quanh hai quốc gia này.

 

 

Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á – hội nghị được cho là quan trọng nhất bàn về thể chế an ninh đa quốc gia ở khu vực này hồi năm ngoái.

Đại diện của Nga cũng thường tham dự vào các cuộc họp và đối thoại của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, Đối thoại hợp tác châu Á và các hội nghị quan trọng khu vực mà trước kia họ chưa từng góp mặt. Tuy nhiên, các sáng kiến của Nga vẫn chỉ được coi là các giải pháp tụt hậu, không sáng tạo.

Ngoài ra, khu vực phía Đông của nước Nga cũng ít có sự hội nhập về mặt kinh tế với khu vực năng động của Đông Á, trong khi tính năng động của ngoại giao Nga lại bị ghìm chặt trong xung đột với Nhật, mâu thuẫn với Mỹ trong việc cùng nhau tái thiết tại châu Á và đặc biệt là Nga bối rối trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đồng thời chưa tìm ra được một phương thức hợp lý nhất để hạn chế những tác động tích cực đến từ Bắc Kinh.

Moscow không khỏi quan ngại trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ảnh: Chinagate.

Quả thực, ông Putin chọn Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào cuối 9 vừa qua, khi ông tuyên bố ra  tranh cử lần 3. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiến gần Bắc Kinh hơn trong những năm tới sẽ là một sai lầm. Thực tế ông Putin không hề theo đuổi các chính sách đặc biệt dựa dẫm vào Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ trước của mình.

Trong các bài báo hoạch định chính sách hành động của Putin trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Putin cũng nêu rõ quan điểm với Trung Quốc. Ông khẳng định hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Trước hết, tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là một sự đe dọa, nhưng là thách thức đồng thời mang đến tiềm năng to lớn cho sự hợp tác kinh tế, ví dụ như sử dụng các nguồn đầu tư của Trung Quốc để khôi phục khu vực viễn Đông của Nga”, Thủ tướng Nga cho hay.

Ngoài ra, theo ông Putin, Moscow và Bắc Kinh đều đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề chính trị nổi cộm trong mối quan hệ song phương, trong đó có vấn đề biên giới gây tranh cãi, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác vững chắc trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.

“Tóm lại, Nga cần một Trung Quốc ổn định và thịnh vượng và tôi tin chắc rằng, Bắc Kinh cũng cần một Moscow vững mạnh”, Thủ tướng Putin quả quyết.

Tuy nhiên, theo Diplomat, bất chấp những lời lẽ bóng bẩy hoa mỹ dành cho mối quan hệ với Trung Quốc này, ông Putin và nhiều quan chức khác của Nga đều đang rất lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi trên chính trường thế giới.

Họ cảm nhận rõ một điều rằng, mọi xu hướng kinh tế, quân sự hay địa chính trị đều đang vận động xoay quanh lợi ích của Bắc Kinh. Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, song trong năm 2010, Bắc Kinh không còn cần hầu hết các sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao của Moscow nữa.

Không chỉ vậy, dân số Nga ngày càng giảm trong khi người Trung Quốc ngày một đông đảo, giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói thẳng ra, người Nga đang hết sức lo sợ trở thành “miếng mồi” cho “người khổng lồ” Trung Quốc.

Đại kế hoạch châu Á

Nhận thức rõ sự yếu thế này, ông Putin thúc đẩy thành lập một liên minh Âu – Á và nếu được công nhận, Moscow sẽ lại giành được vị thế lãnh đạo trong một khối đa quốc gia gắn kết chặt chẽ từ những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Quan trọng hơn, kế hoạch này có thể giúp Moscow thu hẹp ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Thực tế thời gian gần đây Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO do Trung Quốc làm chủ trì đang tìm cách để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, an ninh và các hoạt động khác lên các khu vực tương tự giống như Liên minh Âu – Á.

Nhiều người Nga hy vọng đại kế hoạch châu Á của ông Putin giúp Moscow đối phó với những thách thức đến từ Bắc Kinh. Ảnh: ripley.

Mới đây Nga phải thẳng thừng phản đối các đề xuất của Bắc Kinh nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do cũng như nhiều hoạt động hội nhập kinh tế khác trong khuôn khổ của SCO bởi thực tế, mục đích thực sự của các đề xuất này là nhằm gia tăng ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực Âu – Á.

Theo kế hoạch châu Á này, trước mắt, Nga có thể chấp nhận bán cho Trung Quốc một số vũ khí quan trọng mà Bắc Kinh đang khao khát để tái cân bằng lại cán cân thương mại, thúc đẩy kinh tế. Thông tin xung quanh thương vụ bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc là minh chứng cho thấy nỗ lực triển khai đại kế hoạch này của ông Putin.

Sau đó, Moscow có thể phối hợp cùng Bắc Kinh trong một số hoạt động nghiên cứu quốc phòng để có thể thăm dò sức mạnh quân sự Trung Quốc hay ít nhất là cùng nhau hạn chế được mối đe dọa từ các vũ khí tối tân của Mỹ.

Bên cạnh mục tiêu đối phó với Trung Quốc, ý tưởng Liên minh Âu-Á của ông Putin còn giúp kiềm chế sự hiện diện của Mỹ tại Trung Á sau khi NATO rời Afghanistan. Theo kế hoạch, ông Putin tiếp tục gây dựng quan hệ thân thiện với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và các lãnh đạo khác, hứa hẹn với họ rằng Nga sẽ trợ giúp về quân sự và kinh tế, tận dụng căng thẳng giữa họ với NATO.

Thêm vào đó, đại kế hoạch châu Á của ông Putin cũng bao gồm cả kế hoạch cải thiện quan hệ với Pakistan. Quan hệ giữa Moscow và Islamabad đã căng thẳng suốt vài thập kỷ qua do Pakistan ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, hỗ trợ cho Mỹ và Trung Quốc chống lại Nga, cũng như các chính sách đối đầu với Ấn Độ – đồng minh của Nga.

Tuy nhiên, ông Putin đã đồng ý có chuyến thăm chính thức tới Islamabad vào tháng 9 tới bởi nhận thức được rằng, củng cố quan hệ với Pakistan có thể mang lại cho Nga một tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Afghanistan thời hậu NATO, bao gồm cả việc đối thoại với Taliban cũng như tăng cường đòn bẩy của Nga với Ấn Độ.

Như vậy, với một đại kế hoạch liên minh Á – Âu này, ông Putin vừa có thể đối phó những thách thức đến từ Trung Quốc vừa kìm chế được tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Trà My (theo Diplomat, Ria Novosti)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?