Lo lắng thảm họa diệt vong vì thiên thạch?

10/03/12, 08:07 Tin Tổng Hợp

Những thiên thạch có đường kính khoảng 1,7km nếu va chạm với Trái đất thì có thể tạo ra một lớp bụi phủ khắp hành tinh, dư chấn toàn cầu và tàn phá một khu vực rộng lớn tương đương với nước Pháp.

Hành trình của thiên thạch

Mỗi năm có khoảng 50.000 tấn vật chất xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất. Đa số sẽ bị thiêu rụi ngay trong khí quyển nhưng cũng có một số vượt qua được rào cản đó.

Khi những vật chất này băng qua khí quyển, nó tạo thành vệt sáng dài mà người ta vẫn gọi là sao băng. Nếu chúng đáp xuống bề mặt Trái đất thì chúng được gọi là thiên thạch. Hầu hết thiên thạch đều được tạo thành từ các loại đất đá giống như Trái đất.

Hình ảnh minh họa thiên thạch đâm vào Trái đất.
Hình ảnh minh họa thiên thạch đâm vào Trái đất.

Khi rơi vào bầu khí quyển, vật thể có đường kính dưới 10m sẽ bị thiêu rụi, nhưng những vật thể có đường kính trên 2km có thể gây ra thảm họa toàn cầu.    Các thiên thạch lớn còn làm các vật thể nóng rơi rải rác trên Trái đất gây cháy. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tuyệt chủng của hàng loạt loài động vật trên mặt đất và tạo ra thảm họa sóng thần. May mắn là hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra.

Mức độ tàn phá

Mức độ tàn phá và quy mô của vụ va chạm phụ thuộc vào động năng, trọng lượng và kích thước của thiên thạch.

Những vật thể có tốc độ nhanh hơn hoặc lớn hơn sẽ mang nhiều năng lượng hơn. Điều này tương tự như việc một khẩu súng hơi BB cũng có thể giải phóng năng lượng tương đương với đại bác nếu tốc độ bắn của nó cao hơn gấp 100 lần.

Biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa kích thước của thiên thạch và tần suất xảy ra va chạm với Trái đất.
Biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa kích thước của thiên thạch và tần suất xảy ra va chạm với Trái đất.

Thiên thạch di chuyển nhanh đến nỗi nó có thể tạo thành một điểm trũng lớn trên bề mặt Trái đất nếu va chạm. Với vận tốc 72 km/giây, thiên thạch có thể cày xuống mặt đất tạo thành một đường hầm hẹp và giải phóng những chùm khí nóng.

Áp lực khí tăng cao gây nổ, làm vật chất bắn ra ngoài, bao phủ khắp khu vực xung quanh và để lại một hố lòng chảo trên mặt đất.

Bên cạnh đó, kích thước của thiên thạch cũng ảnh hưởng tới tần suất và hậu quả tác động lên Trái đất.

Thiên thạch càng lớn thì tần suất đâm vào Trái đất của nó càng thấp. Có khoảng 1.000 thiên thạch với đường kính hơn 1km vượt qua được khí quyển của Trái đất và rơi xuống bề mặt nhưng tần suất của chúng chỉ là 1/1 triệu năm. Tức là cứ 1 triệu năm thì mới có 1 thiên thạch cỡ này rơi xuống Trái đất.   Tuy nhiên, sức công phá của nó lại rất khủng khiếp. Những thiên thạch có đường kính khoảng 1,7km nếu va chạm với Trái đất thì có thể tạo ra một lớp bụi bao trùm khắp hành tinh, dư chấn toàn cầu và tàn phá một khu vực rộng lớn tương đương với nước Pháp.   Thậm chí, những thiên thạch có đường kính khoảng 160m cũng có thể gây ra những vụ nổ trên không và hủy diệt cả một vùng bằng New York hoặc Tokyo. Ngược lại, những thiên thạch dưới 10m lại chẳng thể “sống sót” mà lọt qua bầu khí quyển.

Thiên thạch và Ngày tận thế

Năm 1908, một vụ nổ đã xảy ra ở khu vực Tunguska thuộc Siberia, Nga tàn phá khoảng 80 triệu cây trên diện tích 2.150 km2. May mắn là nơi này rất hẻo lánh, không có ai sinh sống nên không có thiệt hại về người.   Cho đến nay, nguyên nhân của vụ nổ vẫn là một đề tài gây tranh cãi, Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do một sao chổi với đường kính khoảng 60m, vận tốc 54.000 km/h xuyên qua bầu khí quyển và nổ trên bầu trời.

Hơn 80 triệu cây bị tàn phá trong vụ nổ ở Tunguska (Siberia, Nga)
Hơn 80 triệu cây bị tàn phá trong vụ nổ ở Tunguska (Siberia, Nga)

Vụ đại tuyệt chủng cuối kỉ Creta cách đây 65 triệu năm cũng có thể là do va chạm giữa Trái đất và vật thể ngoài khí quyển. Sự kiện này đã làm biến mất hơn 50% loài sinh vật trong thời điểm đó, bao gồm cả khủng long.

Vậy, phải chăng đó sẽ là Ngày tận thế của Trái đất nếu một sự kiện tương tự xảy ra? Và chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn thảm họa kinh hoàng đó?

Phương Thanh (theo Geology, Nineplanets, NASA)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc