Thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử – Nỗi đau còn mãi

02/03/12, 08:44 Thảm họa

Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl (Ukraine) đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng hàng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống. Không ai có thể trấn an được hàng triệu người từng sống trong vùng nguy hiểm thôi khắc khoải về một ngày bất hạnh nào đó, bệnh tật sẽ phát tác trên cơ thể họ hoặc thế hệ sau này. Có người đã tự sát vì tuyệt vọng, nhiều cặp vợ chồng không dám sinh con, lâm vào trầm cảm… 

Ngày hôm nay, phóng viên ảnh Gerd Ludwig đã đưa mọi người trở lại lịch sử với bộ ảnh kể về thảm họa Chernobyl, giúp chúng ta hiểu thêm về sự hoang tàn và nỗi đau còn mãi của con người.

Thứ Bảy ngày 26/04/1986, vào lúc 1h23′ sáng (giờ địa phương), lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine) xảy ra một vụ nổ hơi lớn gây cháy. Một loạt các vụ nổ liên tiếp sau đó, gây ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Thảm họa hạt nhân này đã dìm thành phố Prypiat trong đống đổ nát và đẩy hàng trăm nghìn người Ukraine vào tình trạng khó khăn với môi trường bị ô nhiễm phóng xạ.

Những người tham gia giải quyết hậu quả thảm họa hạt nhân phải trang bị mặt nạ chống độc để tự bảo vệ. Đây là công việc cực nguy hiểm bởi họ phải làm việc trong môi trường nhiễm bức xạ cao.

 

Ban đầu, người ta không thừa nhận có bất cứ điều gì bất thường xảy ra trong nhà máy. Họ chỉ bắt đầu cho sơ tán người dân sống xung quanh Chernobyl 36 tiếng sau tai nạn. Nhân viên nhà máy, lính cứu hỏa và các quân nhân đã phải tìm mọi cách để kiểm soát lò phản ứng số 4 vừa bị nổ. Các máy bay trực thăng được huy động để thả cát và chì nhằm nỗ lực ngăn chặn hiện tượng lõi lò phản ứng bị tan chảy làm phát tán chất phóng xạ.

 

Ảnh hưởng của 190 tấn bụi phóng xạ phát ra từ vụ nổ – gấp 500 lần quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hirosima (Nhật Bản) hồi Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đã khiến toàn bộ khu vực nằm trong nhà máy bị cách ly hoàn toàn. Thực tế đau thương này chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa dù những biện pháp khắc phục hậu quả đã được triển khai.

 

Đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bao phủ một phần lớn lãnh thổ châu Âu, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine và các nước láng giềng.

 

Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài 56 người bị cướp sinh mạng ngay tại thời điểm xảy ra vụ nổ, khoảng 9.000 người, trong đó có 1.800 trường hợp là trẻ em, đã chết vì ung thư sau thời điểm đó. Tuy nhiên, Tổ chức Hòa bình xanh (tổ chức bảo vệ môi trường nhằm cải thiện con người) cho rằng tổng số người chết liên quan đến thảm họa Chernobyl đã lên tới khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Đó là chưa tính những nguy hiểm luôn rình rập với hàng trăm công nhân vẫn hàng ngày thay nhau làm việc gần chiếc “quan tài bê tông”, lớp vỏ được xây dựng bao quanh lò phản ứng bị nổ để ngăn 190 tấn bụi phóng xạ tiếp tục phát tán ra môi trường.

Vào ngày xảy ra thảm họa, các em bé không hề hay biết gì về vụ nổ hạt nhân và vẫn hồn nhiên chơi đùa ở trường mẫu giáo Pripyat, Ukraine. Ngày hôm sau, tất cả đều phải đi sơ tán, để lại đằng sau mọi thứ, ngay cả những con búp bê quý giá và đồ chơi thân quen.

Khi cơn nguy hiểm tức thì đã qua, việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ trở thành thách thức chính. Hàng nghìn công nhân được đưa tới khu vực lò phản ứng số 4. Họ dọn sạch khu vực bao quanh, xây một chiếc quan tài khổng lồ bằng bê tông cốt thép để bịt kín phía trên lò phản ứng nhằm cách ly nó, tránh phát tán phóng xạ ra môi trường bên ngoài.

Các trường học, khu vui chơi vẫn im ắng như một minh chứng cho sự ra đi đầy bất ngờ và bi thảm. Khu giải trí với chiếc đu quay trong thành phố chết Pripyat, nằm cách nhà máy Chernobyl khoảng 3km, hoàn toàn bị bỏ hoang.

 

Xe tải, xe bọc thép và máy bay trực thăng bị nhiễm xạ nằm im trên một khu đất trống gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Khoảng 1.350 phương tiện gồm máy bay trực thăng, xe bus, xe ủi, xe tăng, xe tải, xe cứu hỏa và xe cấp cứu đã được sử dụng để chống lại thảm họa hạt nhân và tất cả đều đã bị nhiễm xạ.

 

Những công nhân của khu bảo tồn sinh thái đi trồng cây ở gần ngôi làng Bogushi (Belarus) trong khu vực cấm bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl. Họ muốn tạo nên một bức tường chắn gió tự nhiên, giúp ngăn ngừa phóng xạ bay đi nơi khác. 1/5 đất nông nghiệp ở Belarus đã bị nhiễm xạ sau khi lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.

Sự sống hoang tàn, leo lắt ở khu vực biên giới giữa Belarus và Ukraine vì thảm họa năm 1986. Chỉ còn lại cây cỏ dại mọc um tùm, thú hoang dã, các cửa hiệu và nhà cửa cũng đã bị bóng cây che phủ. Ngôi làng Tulgovichi có khoảng 1.000 người, tất cả trong số họ vẫn ở lại nơi đây và chấp nhận nhận tiền đền bù từ chính phủ.

 

Một con hươu trong khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm xạ quanh nhà máy Chernobyl, gần làng Babchin. Khu vực này giờ đây là nơi lý tưởng để các động vật hoang dã phát triển.

 

Trên tay nhà nghiên cứu chim Igor Chizhebskiy là những chú chim non mới nở tại ngọn đồi – nơi có hồ chứa nước làm mát nhà máy Chernobyl. Nghiên cứu này là để so sánh tỉ lệ sinh và sống sót của những loài chim trong khu vực nhiễm xạ và ở những nơi ít bị nhiễm xạ hơn. Các nghiên cứu của Igor và đồng nghiệp cho thấy, số lượng cá thể loài chim, côn trùng và các loài nhện đã biến mất hay còn rất ít ở trong khu vực nhà máy Chernobyl.

 

Bà Kharytina Descha, 92 tuổi, trước kia là một y tá, sinh ra và lớn lên ở thị trấn Redkovka, Ukraine. Bà là một nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Chernobyl và mỗi tháng, bà nhận được khoản tiền 1.000 grivnia (khoảng 2,5 triệu VNĐ) đền bù.

 

Sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 xảy ra, những người dân ở đây được yêu cầu không ăn những thực phẩm mà họ tự trồng do chúng đã bị nhiễm xạ. Tuy nhiên, giờ đây, họ phải cố gắng gượng để sống qua ngày bằng các thực phẩm “cây nhà lá vườn” mặc dù chúng được trồng trên đất bị nhiễm xạ.

Olya Podoprigora, 13 tuổi, và bé Parvana Sulemanova 18 tháng tuổi, đang nằm trong phòng hồi sức sau khi được phẫu thuật tim. Cả 2 cô bé này đều bị bệnh tim bẩm sinh. Mỗi năm, có khoảng 6.000 trẻ em ở Ukraine được sinh ra với quả tim có vấn đề. Người ta nghi ngờ là do nhiễm phóng xạ, tuy nhiên điều này vẫn chưa được chứng thực.

Các học sinh đeo mặt nạ phòng độc trong một buổi diễn tập an toàn hạt nhân ở Rudo, gần khu vực cấm bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl. Rõ ràng, nỗi ám ảnh hạt nhân vẫn còn hiện hữu trong tâm trí người dân nơi đây.

 

Các em bé bị tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần. Em bé Igor – 5 tuổi này mồ côi cha mẹ và đang sống trong một trại tị nạn dành cho trẻ em cùng 150 đứa trẻ đồng cảnh ngộ khác. Tuy nhiên, không ai chính thức công bố hay xác minh rằng những trường hợp này là do ảnh hưởng của phóng xạ từ thế hệ bố mẹ.

 

Không may mắn như các bạn, Veronika Chechet, 6 tuổi đã phải nhập viện y học phóng xạ ở Kiev. Các bác sĩ đã chẩn đoán em mắc bệnh bạch cầu do bị nhiễm phóng xạ quá mạnh.

 

Trong một trại trẻ mồ côi ở Belarus, cậu bé này đang cố gắng ngửi để biết bông hoa tulip này thơm thế nào. Trẻ em sinh ra trong khu vực bụi phóng xạ sẽ có một tỷ lệ cao bị nhiễm các dị tật bẩm sinh và chậm phát triển. Các tổ chức cứu trợ quốc tế được thành lập để cung cấp, hỗ trợ tài chính cần thiết cho những gia đình và trẻ em ở trại trẻ mồ côi bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ.

 

Vào ngày 26/4 hàng năm, hàng ngàn người dân Ukraine mang nến và hoa đến đài tưởng niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc