5 hacker mũ trắng lừng danh nhất mọi thời đại

26/02/12, 08:50 Tin Tổng Hợp

Tin tặc sử dụng kỹ năng cho mục đích tốt được gọi là hacker mũ trắng. Thậm chí, họ còn được nhiều công ty thuê kiểm tra tính an toàn cho hệ thống. Bên cạnh đó, một số hacker thích làm việc độc lập, sáng tạo những kỹ thuật độc đáo, mang ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của nhân loại. Bài viết sau đây giới thiệu 5 hacker mũ trắng lừng danh và đóng góp to lớn của họ nhé!

1. Stephen Wozniak

Stephen Wozniak, đồng sáng lập Apple, từng được trao tặng Huân chương Quốc gia về công nghệ, nhận bằng Tiến sỹ danh dự của trường Đại học Kettering University và Nova Southeastern University… Wozniak bắt đầu sự nghiệp hacker bằng phi vụ chế tạo hộp xanh giúp gọi điện thoại đường dài miễn phí, kết hợp cùng Jobs bán lại cho bạn bè. Bộ đôi còn quậy đến mức gọi điện cho Giáo hoàng và tự xưng là Henry Kissinger – cựu Ngoại trưởng Mỹ từng đạt giải Nobel Hòa bình.

Ít lâu sau, Wozniak bỏ học để theo đuổi niềm đam mê máy tính và sát cánh bên Jobs. Cả hai gây dựng đế chế Apple danh tiếng, dấu ấn đầu tiên là bán được 100 chiếc máy tính Apple I với giá 666,66 USD. Khi rời khỏi Apple, Wozniak thường tham gia các hoạt động từ thiện, như hỗ trợ trẻ em nghèo tiếp cận với công nghệ thông tin.

2. Tim Berners-Lee

Tim Berners-Lee đã phát minh hệ thống Word Wide Web mà chúng ta đang dùng truy cập Internet. Nhờ vậy, ông giành được rất nhiều danh hiệu cao quý, đáng kể nhất là giải thưởng Công nghệ thiên niên kỷ.

Lúc còn theo học tại trường Oxford, Tim nổi tiếng với chuyện bị cấm truy cập máy tính ở trường do tập tành làm hacker. Về sau, ông tự chế tạo máy tính cho riêng mình với chíp M6800 và chiếc máy thu hình cũ. Đây là truyền thống gia đình khi cha mẹ của Tim là hai nhà toán học được sử dụng Manchester Mark1 – một trong những máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới.

 

Trong thời gian công tác tại CERN, ý tưởng kết nối hệ thống siêu văn bản giúp chia sẻ file với Internet đã tạo nên World Wide Web ngày nay. Sau đó, ông sáng lập World Wide Web Consortium tại MIT – một tổ chức quốc tế với những ủy ban thành viên, các nhân viên chính thức và công chúng làm việc cùng nhau để phát triển các tiêu chuẩn web.

3. Linus Torvalds

Đúng vậy, Linus Torvalds đã “khai sinh” của hệ điều hành Linux dựa trên nền tảng Unix phổ biến. Ông tự coi mình là một kỹ sư với nguyện vọng đơn giản: “Tôi chỉ muốn vui vẻ tạo nên một hệ điều hành chết tiệt tốt nhất mà mình có thể”.

Linus bắt đầu với máy tính cá nhân 8-bit Commodore VIC-20 rồi đến Sinclair QL. Theo trang Wikipedia, Linus can thiệp sâu vào Sinclair qua việc mở rộng nhiều tiện ích và hệ điều hành. Ông hack một số trình chỉnh sửa văn bản, assembler và nhiều game khác.

 

Như đã nói, Linus Torvalds tạo ra hệ điều hành Linux vào năm 1991 và giới thiệu rộng rãi để mọi người cùng tiếp tục công việc. Thế nên, Linux hiện chỉ có 2% do Linus viết nên và hệ thống cũng trở thành nền tảng mã nguồn mở nổi bật nhất.

4. Richard Stallman

Richard Stallman được xem như “cha đẻ” của phần mềm miễn phí với dự án GNU, cung cấp một hệ điều hành cho phép người dùng thoải mái thay đổi và sử dụng máy tính tự do. Sự nghiệp tin tặc của Richard bắt đầu khi ông làm việc tại MIT trong vai trò “nhân viên hacker” với dự án Emacs và nhiều chương trình khác.

 

Ngoài ra, Richard luôn ghét việc hạn chế truy cập trong Viện MIT. Khi hệ thống bị khóa mã, ông phá bỏ password và thay thế bằng chuỗi vô giá trị, đồng thời thông báo cho bạn bè sử dụng. Ông cũng từng hack máy in, song điều này không kéo dài quá lâu khi model mới xuất hiện và ngăn chặn mọi việc. Chính bởi nguyên nhân này mà ý tưởng cung cấp miễn phí các phần mềm đã nảy sinh trong Richard.

Từ đó, cuộc sống của ông xoay quanh việc thúc đẩy phần mềm miễn phí. Richard tích cực tham gia phong trào chống lại việc quản lý tài nguyên số thông qua các tổ chức quốc tế… Với đóng góp này, Richard được vinh danh bằng nhiều giải thưởng và bằng Tiến sỹ danh dự.

5. Tsutomu Shimomura

Shimomura là một hacker đặc biệt vì trở nên nổi tiếng bất đắc dĩ. Chuyện kể rằng Shimomura bị tấn công bởi tin tặc Kevin Mitnick. Quá bực mình, ông đã giúp FBI bắt giữ người này.

 

Trên thực tế, hành động của Shimomura rất giống hacker khi ông đột nhập vào mạng điện thoại, kết hợp cùng một nhân viên bưu điện nhằm dò tìm tần số và xác định vị trí của Kevin. Tất cả được thực hiện trên laptop và một chiếc ăng-ten dò hướng đặc biệt.

Sau vụ này, Shimomura hợp tác viết sách với phóng viên John Markoff. Tác phẩm kể lại toàn bộ sự việc còn được chuyển thể thành một bộ phim ăn khách.

Theo Kenh14 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi