Văn hóa truyền thống: Không tham lam là một kho tàng qúy báu
[Chánh Kiến] Vào thời nhà Tống, một người có viên ngọc qúy, anh ta mang biếu quan Tể Tướng Jihan
Trieu Di. Jihan từ chối viên ngọc. Người đàn ông nói: “Tôi đã nhờ một người thợ kim hoàng xem, người đó công nhận viên ngọc này quý. Tôi xin biếu ngài”. Jihan trả lời: “Tôi không có tính ham của báu, ngược lại anh quý trọng nó. Nếu anh cho tôi viên ngọc, cả hai ta đều mất của báu. Chúng ta nên giữ kho tàng của chúng ta chả tốt hơn sao? Jihan từ chối viên ngọc.
Truyện này trích trong sách Juozhuan, nó là một lý do để suy nghĩ (Phản ảnh nguyên nhân). Tôi mong mọi người đều đồng ý rằng không tham lam là đức hạnh. Chỉ khi nào anh bằng lòng với những gì anh có, anh mới có thể sung sướng. Xét chữ “Tham” của Trung Hoa được tạo bằng 2 nét “Hôm nay (Jin) và “Kho báu” (Bei). Nếu anh chỉ có thể thấy kho báu ngay trước mặt, làm sao nó có thể có giá trị lâu dài? Nhà hiền triết khi tạo ra chữ này đã suy nghĩ rất sâu xa. Nét chữ đã nhắc nhở ta nghĩa thật của chữ tham lam.
Qua bao thời đại, xã hội và cá nhân con người đã xuống dốc luôn phải trả giá của tính tham lam. Mong cầu giàu có, danh vọng và thèm khát giống cái hố tối đen không bao giờ có thể làm đầy. Nếu một người không kiềm chế được tham lam, hắn sẽ là nô lệ cho nó và bị nó sai sử. Tham lam làm con người sống và chết vì nó. Họ có thể làm những điều vô liêm sĩ, tạo nhân xấu, chối bỏ nhân cách và tính tự trọng của con người. Người ta có thể chết và phản bội quê hương vì tham.
Theo chanhkien.org