Trung Quốc : Giám đốc một sở công an thừa nhận tội ác mổ cắp nội tạng của chính quyền
Wang Lijun, quan chức cao cấp của Trung Quốc tìm cách đào thoát sang Hoa Kỳ hồi tuần trước có một câu chuyện để kể về việc ông ta đã tham gia vào hàng ngàn tội ác tàn bạo.
Wang Lijun, cựu Giám đốc Sở Công an và Phó thị trưởng của siêu đô thị Trùng Khánh ở vùng tây nam Trung Quốc, lo sợ rằng Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, định ám sát mình, hôm 6 tháng 2 đã chạy tới Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, cách 4 tiếng lái xe về phía tây.
Ông này đã ở trong lãnh sự quán hơn 24 giờ và theo tin của Radio France International, đã tiết lộ cho các viên chức lãnh sự quán các chi tiết về những tội ác mà ông ta và Bạc Hy Lai đã gây ra. Sau đó ông này đã rời khỏi Thành Đô dưới sự bảo vệ của các nhân viên an ninh Bắc Kinh.
Nổi bật trong số những tội ác của Wang là việc ông ta tham gia vào việc cưỡng bức mổ lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm, một việc mà chính quyền Trung Quốc đã phủ định. Trong sự nghiệp trước kia của mình, Wang đã từng có một bài phát biểu trong đó ông ta nói về sự dính líu của mình vào việc mổ lấy nội tạng.
Wang Lijun, cựu Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, tham dự một cuộc họp chính trị hồi tháng 3 năm 2011. Vào tháng 2 năm nay, số phận chính trị của ông này đã bị định đoạt. Sự dính líu ít được biết đến của ông ta vào việc mổ lấy nội tạng và các cuộc đàn áp chính trị ở Trung Quốc hiện đang bị phanh phui. (Feng Li/Getty Images)
Giải thưởng dành cho Wang
Hồi năm 2006, 3 năm sau khi trở thành Giám đốc Sở Công an Thành phố Jinzhou, tỉnh Liêu Ninh, ông Wang đã được trao một giải thưởng – nhưng không phải là vì phòng chống tội phạm. Wang đã thực hiện một nghiên cứu tiên phong về cách tốt nhất để cấy ghép nội tạng lấy từ các tù nhân – những người có thể là vẫn còn sống khi các nội tạng của họ bị lấy đi – và đã mài rũa các kỹ thuật của mình trong hàng ngàn cuộc thử nghiệm thật.
Wang đã được nhận giải thưởng này hồi tháng 9 năm 2006 từ Quỹ Khoa học Công nghệ Guanghua, một tổ chức từ thiện được giao nhiệm vụ đề cao khoa học công nghệ trong thanh niên. Theo trang web của tổ chức này, quỹ nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản, một trong những tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc được dùng để tuyển chọn đảng viên.
Đối với một cảnh sát lâu năm, việc nhìn thấy một người bị tử hình và thấy các nội tạng của người này được cấy ghép vào cơ thể của một vài người khác, thật là chấn động sâu sắc.
– Cựu cánh tay phải của Bạc Hy Lai, Wang Lijun
Trong bài phát biểu nhận giải của Wang, vẫn còn ở trên mang, (và được lưu trữ ở đây), ông ta cảm ơn các nhân viên của Quỹ Guanghua đã “vất vả đi đến” tỉnh Liêu Ninh để quan sát công việc của mình.
Ông ta còn nhớ một lần khi các nhân viên của Quỹ Guanghua phải vội trở về từ nước ngoài để xem thử nghiệm. “Họ muốn chứng kiến việc cấy ghép tạng và xem xét từ quan điểm của họ: ghép tạng có lợi cho công chúng và cải thiện việc bảo vệ pháp luật Trung Quốc theo một cách nhân đạo và dân chủ,” Wang nói.
“Như tất cả chúng ta đã biết, cái gọi là ’nghiên cứu tại hiện trường’ là kết quả của hàng ngàn ca cấy ghép tại chỗ,” ông ta nói thêm.
Wang nhận giải thưởng với tư cách là Giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Hiện trường”, mà theo trang web của Bộ Thương mại, trực thuộc Sở Công an thành phố Jinzhou. Giới thiệu vắn tắt nói rằng trung tâm này có mối quan hệ và trao đổi giáo dục với các trường đại học ở trên 10 nước. Thư điện tử gửi đến trung tâm nghiên cứu này không được hồi âm, và điện thoại gọi đến số trên danh mục không được thông đường.
Trong bài phát biểu nhận giải của mình, Wang nói, “Đối với một cảnh sát lâu năm, việc nhìn thấy một người bị tử hình và thấy các nội tạng của người này được cấy ghép vào cơ thể của một vài người khác, thật là chấn động sâu sắc. Đây là một nỗ lực lớn liên quan đến lao động vất vả của nhiều người. Tổng thư ký của Quỹ Guanghua Trung Quốc, Jinyang và nhân viên đã có mặt tại hiện trường cấy ghép, họ đã chứng nghiệm tất cả cùng với chúng tôi.”
Trong một bài phát biểu nhân dịp Wang được tặng giải thưởng, Ren Jinyang, Tổng thư ký Quỹ Guanghua, giải thích rằng Wang được công nhận vì “việc nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm hiện trường” của mình giúp cho cơ thể những người nhận tạng chấp nhận tạng tốt hơn.
“Họ đã tạo ra một dung dịch bảo vệ hoàn toàn mới,” Ren nói. “Sau khi thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm ở ngoài cơ thể, và các ca phẫu thuật lâm sàng, họ đã đạt được một cột mốc quan trọng mà tại đó những người nhận tạng trở nên tiếp nhận tốt hơn đối với gan và thận được tiêm dung dịch bảo vệ đó.”
Pháp trường
Các nhà nghiên cứu điều tra thực trạng ghép tạng của Trung Quốc lo ngại về những phát biểu trên và những gì được hàm chứa trong đó.
Cái gọi là ’hiện trường nghiên cứu’ mà Wang Lijun nói đến hoặc là một nơi xử tử công khai với các xe y tế, hay có thể là một phòng mổ, nơi nội tạng người bị mổ lấy đi,” dẫn lời Ethan Gutmann, người đã xuất bản nhiều tư liệu về nạn mổ lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.
Ông nói thêm rằng những thuốc tiêm mà giải thưởng nhắc đến có thể là “các chất chống đông và các loại thuốc thử nghiệm có tác dụng làm giảm khả năng đào thải của hệ miễn dịch khi tạng được chuyển từ một cơ thể sống – tim vẫn còn đập, sắp chết do bị chấn thương – sang một cơ thể khác.” Ông Gutmann nói thêm rằng đây là một “thủ tục y tế bình thường” ở Trung Quốc, nơi các bệnh viện, quân y viện, và các sở công an đan xen lẫn nhau.
“Không có đảm bảo nào là có sự đồng ý,” ông Gutmann nói. “Có rất nhiều bằng chứng được đưa ra ánh sáng rằng các nạn nhân nhiều khả năng là những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, những người theo Phật giáo Tây Tạng, những người theo Đạo Cơ Đốc ’Chớp Phương Đông’ hay – nhiều khả năng hơn rất nhiều – là những người theo tập Pháp Luân Công. Nói cách khác, Wang Lijun đã nhận được giải thưởng cho, cùng lắm là, sự tàn bạo.”
Không thể biết được tỷ lệ các nạn nhân mà Wang nhắc tới trong bải phát biểu của mình về “hàng ngàn” ca cấy ghép tại chỗ là các tù nhân hình sự và bao nhiêu là tù chính trị hay bao nhiêu là các tù nhân lương tâm, như những người theo tập Pháp Luân Công chẳng hạn. Hơn nữa, ở Trung Quốc có một số tội phi bạo lực có thể bị phạt tử hình, nhưng nhà nước cộng sản này không công bố số liệu thống kê chi tiết số người bị tử hình và tội của họ.
Ông David Matas, một luật sư nhân quyền đoạt giải thưởng của Canada, và David Kilgour, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada (phụ trách Châu Á/Thái Bình Dương) và cũng là luật sư hoàng gia, đã đồng xuất bản một báo cáo về mổ lấy nội tạng của những người theo tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hai ông ước tính rằng trong 6 năm từ 2000 đến 2005, đã có 60.000 ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện ở Trung Quốc và những người theo tập Pháp Luân Công nhiều khả năng là nguồn tạng cho 41.500 ca phẫu thuật.
Nói cách khác, khoảng 2 phần 3 số tạng được dùng trong các ca phẫu thuật cấy ghép trong khoảng thời gian này – mà một phần trùng với khoảng thời gian “nghiên cứu” của Wang – đến từ các tù nhân lương tâm, phần lớn trong số đó là những người tập Pháp Luân Công.
CQ Global Researcher, một tạp chí hàng đầu về các vấn đề toàn cầu, dẫn lời các ông Kilgour, Matas và Gutmann là ước tính một cách độc lập có hơn 62.000 người theo tập đã bị giết chết để lấy nội tạng trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008.
Sự phát triển của hoạt động thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công
Biểu đồ lấy nội tạng sống
Mổ lấy nội tạng của người còn sống
Trong con mắt của các chuyên gia, một câu hỏi lớn vẫn còn để ngỏ một cách đáng lo ngại trong bài phát biểu của Wang là liệu những tù nhân đó đã thực sự chết hay chưa trước khi các nội tạng của họ bị lấy đi khỏi cơ thể họ. Với việc nhắc đến việc tiêm thuốc, nhiều khả năng là tim của các nạn nhân vẫn còn đang đập khi các nội tạng của họ bị cắt lấy đi, các chuyên gia nói.
“Trước kia Trung Quốc xử bắn, rồi họ chuyển từ bắn sang tiêm thuốc,” ông Matas nói. “Trên thực tế, họ không giết chết bằng cách tiêm thuốc, mà họ làm cho tê liệt bằng cách tiêm thuốc, và lấy các nội tạng ra trong khi cơ thể vẫn còn sống.”
Khi một nội tạng được lấy từ một cơ thể vẫn còn sống thì nó tươi hơn và tỷ lệ đào thải tạng là thấp hơn. “Có thể lấy tạng ngay sau khi nạn nhân bị chết não, nhưng phức tạp hơn nhiều,” ông Matas nói. “Sự xuống cấp của tạng là rõ thấy hơn một khi họ bị chết não, nhưng nếu giữ cho cơ thể vấn sống thông qua các loại thuốc thì có thể cắt lấy các nội tạng trong một khoảng thời gian lâu hơn.”
Các cuộc đối thoại của Wang với các viên chức lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô có thể làm sáng tỏ các chi tiết như chức năng của các loại thuốc mà ông ta đã dùng trong các ca phẫu thuật cấy ghép ở tỉnh Liêu Ninh.
Dù sao đi nữa, việc Wang đến lãnh sự quán đem lại cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để có xác nhận từ một quan chức Trung Quốc về việc cưỡng bức mổ lấy nội tạng đang tiếp diễn ở Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai ở Washington D.C., người phát ngôn của Pháp Luân Công, TS. Tsuwei Huang đã kêu gọi chính phủ Mỹ công bố nội dung của cuộc đối thoại của Wang Lijun.
Xem video clip:
Với nghiên cứu của Sophia Fang.
Tham khảo: organharvestinvestigation.net
(theo TheepochTimes, BeforeItsNews)
Bài liên quan: