Văn hào Charles Dickens ngược đãi phụ nữ?

18/02/12, 17:56 Tin Tổng Hợp

Đối với độc giả, Charles Dickens là một trong những cây bút xuất sắc. Nhưng đối với phụ nữ, có vẻ như ông chưa bao giờ là mẫu người đàn ông lý tưởng.  

Góc tối của cuộc hôn nhân

Trong cuốn sách mới xuất bản mang tên Dickens’ Women (tạm dịch là “Những người phụ nữ của Dickens), nữ văn sĩ người Anh Miriam Margolyes tiết lộ nhiều chi tiết gây sốc về cuộc hôn nhân của Dickens.

Trong lá thư gửi cho một người bạn năm 1842, Dickens viết về vợ với những lời lẽ cực kỳ cay độc:

“Catherine không khác gì một con lừa khi lên giường”. Margolyes tin rằng Dickens đã khiến vợ mình rơi vào trạng thái trầm cảm khi liên tục đánh đập, lăng mạ bà.

Margolyes cũng cho rằng nhà văn thế kỉ 19 không thể miêu tả những cảnh ái ân hay sự rung động với bạn tình là bởi “những mối quan hệ của bản thân ông ta với phụ nữ đều thất bại…”.

Điều này khiến ông có thái độ rất khắc nghiệt khi miêu tả nhân vật Havisham trong tác phẩm “Gia tài vĩ đại” (1861).  

Đối với độc giả, Charles Dickens là một trong những cây bút xuất sắc. Nhưng đối với phụ nữ, có vẻ như ông chưa bao giờ là mẫu người đàn ông lý tưởng.  



Cô Havisham là một nhân vật nữ ngoài 50 tuổi nhưng cả đời trốn tránh ánh sáng mặt trời, có vẻ ngoài là sự kết hợp giữa tượng sáp và bộ xương khô với đôi mắt đảo qua đảo lại.

Sự ác cảm của nhà văn với phụ nữ được chính con gái ông, Katey Dickens khẳng định khi cho biết cha mình chưa bao giờ thực sự hiểu phụ nữ.

Và cách ông đối xử với phái yếu khá tàn nhẫn. Tác giả Margolyes cho rằng điều này có thể do ông chưa bao giờ vượt qua cú sốc thời thanh niên khi bị bạn gái Maria Beadell từ chối.

Trả thù trên trang sách

Margolyes còn chỉ ra một cách rất hài hước rằng cái nhìn cay nghiệt của Charles Dickens với phụ nữ đã tạo cho ông một nguồn cảm hứng khác thường.

Margolyes đưa ra chi tiết Dickens gặp lại “tình xưa” Maria khi bà đã già, móm mém, béo phì và hình ảnh này đã khiến ông choáng váng. Ông trả thù đời trong tác phẩm “Little Dorrit” khi miêu tả Maria giống nhân vật Flora Finching “ngờ nghệch và hư hỏng”.

Miriam Margolyes không phải là tác giả đầu tiên “đào xới” góc tối trong cuộc đời của đại văn hào người Anh.

Trước đó, vào năm 2011, tác giả Claire Tomalin từng gây chấn động dư luận khi cho xuất bản cuốn “Charles Dickens: A Life” (tạm dịch: “Charles Dickens: Một cuộc đời”), phô bày lối sống phóng túng, bội bạc, bủn xỉn và thường xuyên lăng mạ vợ của Dickens.

Còn theo BBC, từ năm 1928, tác giả Carl Robert đã miêu tả Dickens như “một kẻ đạo đức giả, thích tán gái, ích kỉ, thô tục, tham lam và thích chơi xỏ bạn bè”.

Những mảng tối trong cuộc đời Dickens trong cuốn sách đó khiến chính quyền thành phố Portsmouth (quê hương của đại văn hào) nổi giận và quyết định loại bỏ cuốn sách khỏi thư viện thành phố.

Tuy nhiên, cuối năm 2011, Portsmouth quyết định cho lưu hành cuốn sách trở lại vì cho rằng độc giả cần được biết mọi khía cạnh về cuộc đời của nhà văn thiên tài này.

Hải Anh (Tổng hợp)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc