Bắt xe khách dọc đường, một nam sinh mất tích

03/02/12, 10:18 Tin Tổng Hợp

Vẻ mặt phờ phạc vì lo lắng, cô Dương Thị Hòa (SN 1976, trú tại khối 2, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) cho biết con trai là bạn Lê Đình Sơn vào ở với bố đang làm kinh tế ở thôn 2 xã Yahrung, huyện Yagrai, tỉnh Gia lai từ năm học lớp 7. Ngày 20 tháng Chạp năm ngoái, Sơn về TP Vinh ăn tết cùng mẹ và ông bà. Ngày 6 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 28/1/2012), cô Hòa đưa Sơn ra phía Bắc chân cầu Bến Thủy để đón xe vào Gia Lai. Khoảng 13h cùng ngày, Sơn đón được chiếc xe biển 81 chạy thẳng vào Gia Lai. Sau khi con trai lên xe, cô Hòa về nhà và gọi điện thì Sơn vẫn trả lời bình thường. Khoảng 17h chiều hôm đó cô tiếp tục gọi thì Sơn không trả lời mà nhắn tin với nội dung: “Con đã ăn cơm rồi, xe đang chạy”.

Lê Đình Sơn (ảnh do gia đình cung cấp)

Buổi tối ngày mùng 6 Tết, khoảng 22h, chú Lê Đình Sáng, bố đẻ của Sơn từ Gia Lai gọi cho Sơn cũng không thấy con nghe máy mà chỉ nhắn tin lại: “Khi nào vào đến nơi thì con điện”. Khoảng 4h sáng ngày mùng 7, chú Sáng tiếp tục gọi điện thì Sơn nói: “Con không biết đến ở đâu rồi vì trời tối. Con đang mệt”. Khoảng 6h ngày mùng 7 Tết, Sơn nhắn tin cho bạn gái ở Kon Tum với nội dung: “Nhung ơi!” Sau đó Sơn nhắn vào máy của bố: “Con chưa về.” Sau đó tắt máy.

Từ đó đến nay đã 5 ngày trôi qua, gia đình không liên lạc được với Sơn. Gọi vào máy điện thoại của Sơn thì không có tín hiệu. Chú Sáng bố Sơn đã đến lớp 10A8 trường Huỳnh Thúc Kháng nơi bạn ấy học để tìm hiểu nhưng cũng không có tin tức.

Cô Hòa chỉ nhớ “mang máng” chiếc xe khách biển 81 có 3 số đầu là 163…, từ manh mối này, chú Sáng và người nhà đã căn cứ vào giờ Sơn lên xe và giờ xe vào bến để tìm ra chiếc xe có biển kiểm soát tương ứng. Tuy nhiên, khi chú Sáng liên hệ với nhà xe thì được biết hơn 40 hành khách hôm đó đã xuống các điểm an toàn!

Hiện nay gia đình Sơn đã làm đơn trình báo các cơ quan chức năng và cho người nhà tỏa về các vùng có bãi vàng ở Quảng Nam và vùng phụ cận để tìm kiếm con với sự khẳng định Sơn bị bắt cóc. Cô Hòa cho biết: “Khi trả lời điện thoại của bố, cháu có vẻ hoang mang và mệt mỏi. Sơn rất ngoan ngoãn và hiền lành nên chúng tôi ngoại trừ khả năng cháu bỏ nhà đi chơi theo bạn bè!”.

Cô Hòa cho biết thêm: Khi đi Sơn mặc áo sợi màu đen cổ tim và quần bò mầu sẫm, đi giày thể thao màu trắng, cổ quàng khăn len kẻ sọc.

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"