Ai Cập – một năm sau khi ông Mubarak bị lật đổ

27/01/12, 09:27 Thế giới

Những người biểu tình tụ tập tại quảng trưởng Tahrir ngày 25/1.

Tại quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo, nơi khởi nguồn phong trào nổi dậy hồi năm ngoái đúng một năm trước, đám đông quần chúng tập trung bao gồm những người ăn mừng sự thay đổi tại Ai Cập và cả những người cho rằng cuộc cách mạng bùng nổ 1 năm trước chưa hoàn tất.

Những người tụ tập rõ ràng chia thành 2 phe: Một bên là tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo, xuất hiện ở thế thượng phong, vì vừa rồi nhiều thành viên đã được bầu vào Quốc hội. Tổ chức này kêu gọi mọi người kỷ niệm ngày lật đổ nhà độc tài và kêu gọi ủng hộ quá trình chuyển tiếp dưới sự kiểm soát của quân đội.

Hôm đầu tuần, Quốc hội mới của Ai Cập được bầu hồi tháng 12 rồi với sự thắng lợi của các đảng phái Hồi giáo cực đoan, đã tiến hành phiên họp đầu tiên và bầu vào ghế chủ tịch một thành viên của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Sắp tới, Quốc hội này sẽ bầu tiếp những người đứng đầu các tiểu bang soạn thảo Hiến pháp. Tuy nhiên, mọi việc đều diễn ra dưới sự quan sát của quân đội.

Bên còn lại bao gồm nhiều phong trào phản đối. Họ yêu cầu quân đội phải chuyển giao quyền lực ngay lập tức, và lên án tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo đã “đánh cắp” cuộc cách mạng.

Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và quân đội đã tiến hành đàm phán. Người đứng đầu quân đội nước này là ông Mohammed Tantaoui đã cam kết sẽ chuyển giao tất cả quyền lực cho chính phủ dân sự vào tháng 6 tới. Trong bối cảnh đó, nghi ngờ đối với quân đội vẫn còn cao. Có người cho rằng, họ tiếp tục xuống đường vì lo ngại quân đội và Huynh đệ Hồi giáo đàm phán và tự quyết mọi việc.

Trong bối cảnh căng thẳng đó, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (CSFA), hiện đang nắm giữ quyền lực, ngày 24/1 đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp được ban bố từ hơn 30 năm qua – một nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng.

Lệnh này được đưa ra vào năm 1981 sau vụ ám sát Tổng thống Anwar Sadat. Theo lệnh này, quân đội được phép bắt giam người dân mà không cần trát hầu tòa. Người dân Ai Cập coi lệnh này là một biểu tượng tiêu cựu của kỷ nguyên Mubarak.

Tuy vậy, có thể thấy là các cuộc biểu tình hàng ngày bắt đầu ngày 25/1 năm ngoái, đã khiến ông Mubarak phải nhượng quyền lại cho hội đồng quân sự, vẫn chưa mang đến một cái kết cụ thể cho chính trường và người dân Ai Cập.

Việt Hà

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi