Thế giới sẽ ra sao nếu không có mạng internet?

25/01/12, 08:44 Tin Tổng Hợp

Thần dân internet đang cảm thấy sung sướng khi 2 dự luật gây tranh cãi SOPA và PIPA không được tiếp tục xem xét, nhưng sự việc càng khiến người dùng lo lắng về một viễn cảnh tương tự xảy đến trong tương lai.  

Trong một thế giới kết nối, khả năng bạn vượt qua hoàn cảnh không có internet trong 1 tuần hoặc thậm chí 1 ngày cũng gần như không thể. Dĩ nhiên, mọi người đều sống sót – giống như thời gian cách đây vài thập kỷ. Như năm 2011 vừa qua, hàng loạt thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng đã gây gián đoạn đường truyền tại nhiều quốc gia, làm người dân gặp khó khăn khi tiếp cận internet.

 

Hiện nay, mọi vấn đề văn hóa, kinh tế, giáo dục, công thương nghiệp… đều gắn bó trực tiếp với internet. Việc mất mạng sẽ trở thành nỗi kinh hoàng. Không email, Twitter, Facebook. Không mua sắm và giao dịch trực tuyến. Không xem phim, không nghe nhạc online. Cập nhật thông tin trên mạng xã hội hoặc IM đều không thể thực hiện. Đáng bàn hơn, mối đe dọa không cần đến sự biến mất của toàn bộ đế chế internet, mà chỉ đơn thuần là những trang web lớn (như Google) sụp đổ cũng khiến mọi việc đảo lộn.

Sẽ không có ai chết, nhưng đó là một rắc rối cực lớn”, Chuyên gia bảo mật máy tính Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu của F-Secure tại Helsinki, Phần Lan cho biết.

 

Nếu tình trạng mất net kéo dài quá 1 ngày, ảnh hưởng tài chính sẽ cực lớn, hàng loạt nhân viên mất việc”, trích lời Ken Mayland, cựu Giám đốc ngân hàng và Chuyên gia kinh tế. Đồng quan điểm, Giám đốc Trung tâm giáo dục, nghiên cứu an ninh và đảm bảo thông tin tại trường Đại học Purdue University, Eugene Spafford nhận định: “Khủng hoảng về hoạt động tài chính dẫn đến những bất ổn trong tâm lý người dân”.

Về phía người dùng, Lisa – cô gái từng sống thiếu internet hơn 1 tháng vào cuối năm ngoái phải thốt lên rằng: “Chúng thật quá khó khăn, tôi tưởng mình đang sống trong những cái hang vậy”. Kimberly Young, Nhà tâm lý học tại Trung tâm cai nghiện internet cũng khẳng định: “Sẽ có một cảm giác mất mát thực sự: Tôi sẽ làm gì với thời gian của mình?”.

 

Tuần trước, nhiều trang web lớn đã ngừng cung cấp dịch vụ trong 1 ngày nhằm phản đối dự luật chống vi phạm bản quyền trực tuyến SOPA và PIPA. Nổi bật hơn hết là Wikipedia và mặc dù sự việc không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến người dùng hoang mang. Tai nạn, tin tặc, bão mặt trời có thể khiến một khu vực lớn rơi vào tình trạng mất kết nối. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ và nhóm nước phát triển có thể ngăn chặn khả năng này, song phần còn lại của thế giới thì hoàn toàn không thể.

Thiếu internet giúp người ta “sống từng khoảnh khắc” bởi họ không bị phân tâm bởi Twitter hay Facebook. Nicholas Christin, Phó giám đốc Viện thông tin tại trường Đại học Carnegie Mellon cho biết, dù việc mất mạng kéo dài sẽ gây khó chịu, tình trạng cũng mang lại những điều tốt nhất ở mỗi người: “Bạn sẽ thấy con người rất kiên cường, chúng ta sẽ quay trở lại các thư viện”. Christin từng đi nghỉ 1 tuần mà không dùng internet. Vài ngày đầu rất bức bối, song sau đó “chúng thật tuyệt vời”.

 

Trên thực tế, Christin làm việc trên một cách khoa học, trong khi nhiều người lại thụ động do thảm họa thiên nhiên hoặc vấn đề khác. Và họ không có khái niệm tích cực nào xung quanh chuyện này. Như Jill Williams – người bị cắt mạng 3 ngày vì gió bão tại California, Mỹ – thường tiến hành nhiều công việc qua email: “Ba ngày thật tồi tệ khi tôi có cảm giác bị chiếm đoạt. Internet chính là nguồn phục vụ tôi trong công việc và giải trí”.

Ngay cả sự kiện Wikipedia ngừng hỗ trợ hôm 18/1, ảnh hưởng đến một số cá nhân cũng rất lớn. Giáo sư Wyatt McMahon thuộc Viện Virginia Bioinformatics Institute tại trường Đại học Virginia Tech University chia sẻ: “Tôi nghiên cứu về sinh học và thống kê, Wikipedia ngừng hoạt động khiến công việc của tôi bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu internet sụp đổ, chúng còn hơn một thảm họa”.

 

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc