Lương bình quân tăng nhưng chỉ đủ bù trượt giá

25/01/12, 08:42 Tin Tổng Hợp

Chiều 19/1, Bộ LĐ-TB-XH vừa công bố báo cáo về tình hình lao động, tiền
lương, tiền thưởng và bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp
năm 2011.

Ảnh minh họa: Internet

Theo kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp,  tiền lương bình quân của người lao động năm 2011 là 3.840.000 triệu đồng/người/tháng (tăng 19,6% so với năm 2010). Thu nhập bình quân của người lao động năm 2011 là 4.170.000 đồng/người/tháng (tăng 14,64% so với năm 2010)

Theo Vụ trưởng Vụ Lao động và Tiền lương (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Tống Thị Minh thì mặc dù tiền lương và thu nhập có tăng song chủ yếu bù trượt giá, mức độ cải thiện tăng lương không đáng kể, yếu tố đóng góp chủ yếu cho tình hình tăng lương là do Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 1/10/2011.

Kết quả điều tra tiền lương bình quân theo một số nghề, công việc cho thấy người lao động hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có mức tiền lương bình quân cao nhất: 15.978.000 đồng/người/tháng, sau đó là ngành công nghiệp khai thác chế biến, công nhân mỏ, hầm lò, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước…

Theo báo cáo của các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trên cả nước, tiền thưởng bình quân Tết dương lịch năm 2012 là 928.000 đồng/người, chỉ bằng 88,6% so với mức thưởng Tết dương lịch bình quân năm 2011. Tiền thưởng bình quân Tết Nguyên đán năm 2012 là 3.218.000 đồng/người, bằng 120,2% so với năm 2011.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức tiềng lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng khoảng 70% mức tiền lương của người lao động. Trong khi đó, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và công ty cổ phần vốn nhà nước chi phối mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội chỉ bằng khoảng 49% mức tiền lương của người lao động.

Cuộc điều tra tình hình lao động, tiền lương và bảo hiểm trong các loại hình doanh nghiệp được tiến hành trên 1.660 doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên (chiếm 3% số doanh nghiệp đang hoạt động ở 17 tình, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế của cả nước và có thị trường lao động phát triển.

Theo Vietnam+

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc