Gian nan những nẻo đường về quê đón Tết

16/01/12, 09:07 Tin Tổng Hợp

Đa phần các nhà xe đều tự ý tăng giá vé, phổ biến với mức tăng gấp đôi so với ngày thường. Không chỉ bị “chặt chém”, hành khách từ Hà Nội về quê còn phải chấp nhận bị “nhồi nhét”.

Hai ngày qua, sinh viên và người lao động bắt đầu kỳ nghỉ Tết, khiến lượng khách đổ về các bến xe của Hà Nội tăng đột biến, tăng khoảng 10% so với ngày thường.

Nhà xe thi nhau “móc túi” khách hàng

Chiều 15/1, chúng tôi có mặt tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), ngay từ cổng vào cảnh tượng đã rất tấp nập, nhiều người về quê không vào bến bắt xe mà đứng dọc bên đường Giải Phóng (hướng Hà Nội đi Pháp Vân).

Trong khu vực xe buýt, mỗi chuyến xe về bến đều chật kín khách. Đoàn người cứ thế đổ dồn vào khu vực bến xe, khu vực ghế chờ không còn một chỗ trống, nhiều hành khách thay vì xếp hàng mua vé đã đi thẳng ra xe với hy vọng ra sớm để có ghế ngồi.

Hành khách mệt mỏi, co ro trong giá lạnh để đợi xe. Ảnh chụp tại nhà chờ bến xe Mỹ Đình (Hà Nội).

Xe cứ đầy khách là rời bến, chứ không chạy theo giờ cố định như trước, vừa để kịp chuyến, vừa để trả chỗ đỗ trong bến cho xe khác vào đón khách. Hầu hết các tuyến xe đi các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… đều quá tải khách, và giá đều tăng đột biến, xe chạy tuyến càng xa giá tăng càng nhiều.

Do lượng khách tăng, ai cũng muốn về quê, nên dù nhà xe bắt khách phải 3, 4 người ngồi 2 ghế họ vẫn chấp nhận, nhiều xe rời bến trong tình trạng khách phải ngồi cả ghế nhựa ở lối đi.

Phải chen chúc khổ sở để về được quê, nhưng đó chưa phải là điều mà hành khách bức xúc nhất, bạn Nguyễn Văn Bình (sinh viên năm thứ 3, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên) vừa lên chuyến xe về Thanh Hóa tâm sự: “Ngày thường em bắt xe về tới thành phố giá vé chỉ 80.000 đồng, nhưng hôm nay em hỏi giá vé mấy xe về quê, xe nào cũng hô 150.000 đồng. Thậm chí có xe còn đòi em tới 200.000 đồng. Tất cả các xe đều vậy, nên dù đắt cũng phải chấp nhận đi, chỉ mong sớm được về nhà”.

Cũng gặp phải tình cảnh tương tự, anh Dương Văn Hải (quê Nghệ An) cho biết: “Những ngày bình thường xe tuyến Hà Nội – Vinh giá vé chỉ 130.000 đồng. Cứ đinh ninh giá xe Tết có tăng chắc cũng không nhiều, chỉ vài chục là cùng, nên anh vay tạm mấy người bạn 200 ngàn để trả tiền xe. Không ngờ ra xe mới tá hỏa giá vé đã tăng tới 250.000 đồng một người, phải gọi gấp vay tiền khắp nơi đem ra cứu viện mới đủ”.

Tại các tuyến khác như Hà Nội – Thái Bình giá tăng từ 65.000 đồng/vé lên 100.000 đồng/vé; tuyến Hà Nội – Ninh Bình tăng từ 40.000 đồng/vé lên 50.000 đồng/vé; tuyến Hà Nội – Nam Định tăng từ 60.000 đồng/vé lên 100.000 đồng/vé.

Tại các bến xe khách của Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Gia Lâm… cũng xảy ra tình trạng tương tự. Do lượng khách tăng, nên giao thông khu vực trước cổng bến xe và các cửa ngõ rời Hà Nội khó tránh khỏi tình trạng ùn tắc cục bộ.

Cảnh tắc nghẽn trước cổng bến xe Mỹ Đình. 


Đơn vị quản lý nói “giá vé không tăng”

Dù giá vé thực tế tăng, nhưng chiều 15/1, khi chúng tôi đem vấn đề này hỏi ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát, ông Thành cho biết: “Giá vé vẫn bình thường. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hành khách có thói quen bắt xe khách ở ngoài đường, không mua vé tại bến xe nên gây khó khăn trong công tác quản lý”.

Cũng theo ông Thành, trong hai ngày qua lượng khách tại bến xe Giáp Bát tăng khoảng 10 – 15% so với ngày thường, số chuyến xe rời bến tăng hơn 1.000 chuyến/ngày (ngày thường chỉ khoảng 850 chuyến/ngày). Vì vậy, bến xe chưa phải điều động xe dự phòng để giải tỏa khách.

Trong khi đó, tại bến xe Mỹ Đình, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết: “Giá vé hai ngày qua hầu như không thay đổi. Lượng hành khách tăng không đáng kể, chỉ thêm khoảng vài nghìn khách 1 ngày, và chỉ đông với một số tuyến xe chạy đi Vinh (Nghệ An), Sơn La…”

Theo đánh giá của Công ty quản lý bến xe Hà Nội, trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, đợt này (ngày 13 và 14, 15/1/2012), tuy lượng hành khách có tăng nhưng không nhiều, chủ yếu là sinh viên các trường đại học.

Nhiều người có thói quen bắt khách dọc đường, dễ bị các nhà xe “chặt chém”.

Thời gian cao điểm hành khách đi lại dịp Tết sẽ rơi vào các ngày 20, 21/01/2012 (tức 27, 28 tháng Chạp), đây là thời điểm công nhân, viên chức bắt đầu được nghỉ Tết, dự báo đợt này lượng khách tại các bến xe của Hà Nội sẽ tăng 3 – 4 lần so với ngày thường, các bến có khả năng bị ùn tắc cục bộ.

Để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã lên phương án tăng cường thêm khoảng 3.000 lượt xe/ngày, chia đều cho các bến. Ngoài ra, phương tiện vận tải dự phòng cũng được bố trí để kịp thời giải tỏa nếu lượng khách về bến quá đông, tránh ùn ứ cục bộ.

Lê Việt

 

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả