Nghịch tử nhốt mẹ già, đánh đến bầm dập

11/01/12, 08:07 Tin Tổng Hợp

Sau nhiều lần chửi bới, bắt mẹ ở ngoài trong đêm mưa tầm tã vì tội “không giữ đất đai ngày xưa lại cho mình”, Đức nhốt mẹ trong nhà, đánh cho người đã sinh thành và dưỡng dục mình đến bầm cả mình.

Ông Nguyễn Hữu Chẩn, Trưởng Công an phường Phù Đổng, TP Pleiku, Gia Lai, xác nhận sự việc bà Mai bị con ruột đánh là có thật. “Chúng tôi đã gọi anh con trai lên phường để kiểm điểm, răn đe, giáo dục rồi”, ông trưởng công an phường cho biết.

Người mẹ đau khổ ấy tên là Nguyễn Thị Mai (62 tuổi, trú số nhà 47, đường Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP Pleiku, Gia Lai). Dù đã nhiều lần bị con ruột mình hành hạ, nhưng người mẹ vẫn mang nặng tình mẫu tử: “Nếu đem ra pháp luật, nó có phải đi tù không? Tôi không dạy được nó nữa, nhưng chỉ muốn răn đe nó thôi chứ không muốn nó phải đi tù đâu…”. Những vết thâm bầm trên tay, chân và con mắt của bà khiến người đối diện không khỏi xót xa.

Mắt bà Mai vẫn còn sưng vù, bầm tím vì bị con trai cả đánh. Ảnh: Tùy Phong

Bà Mai chậm rãi kể, vợ chồng bà từ Bình Định lên Gia Lai lập nghiệp năm 1980. Bà sinh được 5 người con, trong đó đứa con bất hiếu chửi, đánh mẹ đã từng dày công nuôi dưỡng là con trai cả Lê Tấn Đức (35 tuổi), làm nghề sửa lốp ôtô. Cách đây 7 năm, chồng bà Mai mất, Đức và 2 người con gái lớn đã lập gia đình, ra ở riêng. Người con trai thứ của bà đi làm thuê lâu lâu mới ghé về nhà, con trai út đang học đại học trong TP HCM.

Để nuôi con trai út ăn học, hàng ngày bà Mai phải tần tảo thức khuya dậy sớm, vất vả bán từng mẩu bánh mì, từng chai nước giải khát và làm một số việc không tên khác. 4 năm trước, vợ chồng Đức và 2 đứa con xin phép được dọn về sống chung với bà. Người mẹ thương con ít vốn làm ăn nên đã mang giấy tờ nhà đi thế chấp vay ngân hàng 40 triệu đồng để con dâu mở tiệm uốn tóc, còn Đức mở tiệm sửa lốp xe.

Không chỉ vậy, bà Mai còn nhường luôn gian mặt tiền mà lâu nay vẫn bán bánh mì và nước giải khát cho vợ Đức mở tiệm uốn tóc để đỡ tốn tiền thuê nhà, còn bà dọn ra ngoài vỉa hè lấy dù che nắng, che mưa để bán. Đã vất vả và hy sinh đến thế, nhưng bà Mai không thể nào ngờ thằng con cả của mình không những không thương mẹ mà ngược lại, anh ta quay sang hành hạ, mạt sát người đã sinh ra mình.

Dù sống chung dưới một mái nhà nhưng việc sinh hoạt ăn uống, bà Mai vẫn phải thui thủi một mình tự làm, sáng 5h đi bán hàng, 18h mới về nhà tự nấu cơm và ăn một mình. Cơm nước xong, tự “biết thân, biết phận”, bà Mai leo lên giường đi ngủ để tránh bị thằng con mạt sát.

Đầu gối của người mẹ cũng bị thương vì bị con đánh. Ảnh: Tùy Phong
Đầu gối của người mẹ cũng bị thương vì bị con đánh. Ảnh: Tùy Phong

“Lúc nào nó cũng trách móc tôi hồi xưa gia đình nhiều đất đai mà sao không giữ lại để cho nó. Cũng vì nuôi nó nên mới bán đất chứ có phải bán rồi đem cho người dưng đâu. Thế là nó thường xuyên chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà”, bà Mai đau xót kể lại.

Đức còn bắt bà Mai đưa sổ lĩnh lương (trước kia bà Mai tham gia kháng chiến và hiện được hưởng mức lương 1,2 triệu đồng một tháng) cho anh ta giữ, với lời hứa sẽ lo hết cho bà. Bà nói: “Việc buôn bán nào kiếm được nhiều tiền, tiền lương tôi dùng để gửi cho thằng út ăn học nên không thể nào đưa được”.

Một phụ nữ hàng xóm bất bình kể lại rằng, anh con cả không chỉ chửi bới bà Mai mà cách đây mấy tháng, trong lúc trời đang mưa to, gió lớn nhưng Đức không cho mẹ vào nhà, để dầm mưa đến 12h đêm. Mới đây thấy Đức xách một can xăng về nhà, bà Mai hỏi mua xăng để làm gì , anh ta trả lời: “Tui chết bà cũng phải chết”. Hôm 5/1 sau khi đi nhậu về, Đức lại lên “cơn” chửi bới mẹ, nhốt bà vào gian nhà trong và đánh đập đến thâm tím khắp người, đấm vào mắt trái mẹ mình đến bầm tím.

Sau đó, anh ta tự đập đầu vào tường cho ra máu, rồi lấy máu bôi lên mặt mũi, người bà Mai nói là để dứt ơn mang nặng đẻ đau của bà. “Nó lấy máu bôi vào người tôi rồi nói “máu của bà tui trả lại cho bà”. Nó nghĩ nó dùng máu nó bôi lên người tôi là nó đã trả được cái ơn dưỡng dục sinh thành chăng? Thật quá chua xót, tôi có làm gì nên tội đâu mà phải chịu cảnh này”, người mẹ khóc kể.

Người mẹ được người thân đưa đến bệnh viện trong tình trạng mắt trái thâm tím, đau nhức và toàn thân đau đớn. Sau trận đòn này, bà Mai quá sợ hãi phải trốn biệt đến hai ngày sau mới dám về nhà khi 2 vợ chồng Đức đã dọn đi nơi khác. “Nó dọn đi nơi khác ở rồi, cũng gần đây thôi, nhưng tôi vẫn sợ lắm, tôi không dám về nhà ngủ”, người mẹ lo sợ nói.

Ngọc Linh

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả