‘Sát thủ bất động’ giấu vũ khí dưới cát

10/01/12, 11:27 Tin Tổng Hợp

Những chiếc lá dưới mặt đất giúp một loài cây ở Brazil bắt và tiêu hóa giun, một cách bắt mồi độc đáo ở thực vật ăn thịt mà đến bây giờ giới sinh học mới biết.

Cây
Cây Philcoxia minensis mọc trên cát tại Brazil. Ảnh: Rafael Silva Oliveira.

Philcoxia minensis là tên một loài cây mọc trên cát ở các vùng xavan nhiệt đới của Brazil. Chiều cao thân trung bình của chúng vào khoảng 26 cm và hoa của chúng có màu sắc tím lẫn trắng. Ngoài 5-10 lá thông thường (có chiều rộng chỉ vài mm) ở trên mặt đất có chức năng quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời, chúng còn có rất nhiều lá nhỏ như đầu đinh ghim bên dưới cát. Những lá dưới lòng đất tiết ra một chất có độ dính rất cao khiến giun không thể thoát ra nếu chạm vào chúng, Live Scienceđưa tin.

“Mọi người thường nghĩ rằng lá thực hiện chức năng quang hợp để tạo ra dưỡng chất cho cây. Vì thế ban đầu chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên vì lá của Philcoxia minensis mọc dưới cát – nơi tiếp nhận rất ít ánh sáng mặt trời”, giáo sư Rafael Silva Oliveira, một nhà sinh thái thực vật của Đại học Campinas tại Brazil, phát biểu.

Oliveira cùng các đồng nghiệp nghiên cứu Philcoxia minensis và phát hiện chúng có khả năng tiêu hóa giun tròn. Họ cũng nhận thấy những lá dưới cát của chúng chứa enzyme tiêu hóa giống nhiều loài cây ăn thịt khác. Do đó nhóm chuyên gia kết luận những chiếc lá nhớt của cây bắt giun rồi tiết ra enzyme để tiêu hóa mồi.

Hoa của loài cây
Hoa của loài cây Philcoxia minensis. Ảnh: Rafael Silva Oliveira.

“Tôi nghĩ rằng phát hiện mới đã giúp con người mở rộng nhận thức về thực vật. Với một số người thực vật là những thứ chán ngắt bởi chúng chẳng di chuyển hay chủ động săn mồi. Nhưng thực ra thực vật đã tự tạo ra hàng loạt giải pháp độc đáo để sinh tồn trong những môi trường khắc nghiệt. Chỉ có điều phần lớn giải pháp ấy diễn ra bí mật nên con người không thấy”, Oliveira bình luận.

Những loài cây săn mồi thường mọc trong những vùng có môi trường khắc nghiệt – nơi không có nhiều nước và dưỡng chất. Do không thể lấy đủ protein từ đất, chúng phải bổ sung thêm protein từ động vật. Cây săn mồi thường bắt côn trùng, song một số loài, như cây nắp ấm, có thể bắt cả chuột cỡ nhỏ. Giới khoa học nhận định con người vẫn chưa khám phá hết những loài cây săn mồi trên hành tinh.

Minh Long

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"