Gian lận ‘như điên’ để vào đại học Mỹ

09/01/12, 07:57 Tin Tổng Hợp

 –Sự ganh đua trong giới thượng lưu ngày càng đông đảo tại châu Á đã làm bùng nổ các công ty môi giới thi hộ, viết tiểu luận hộ, với mong muốn đạt điểm thi đầu vào cao để được nhập học tại Mỹ.

Sinh viên Trung Quốc. Nguồn ảnh: China Photos/Getty Images



Dù các sinh viên giỏi của châu Á thuộc vào kỷ nguyên mà người ta gọi là “Thế kỷ châu Á”, nhưng các trường đại học Mỹ vẫn là điểm đến ưa chuộng nhất đối với những học sinh giỏi từ Thượng Hải, Singapore hay Seoul.

Với một cái giá hợp lý, các công ty môi giới nhập học chào mời các cô cậu tú tài nước ngoài bằng những bài tiểu luận viết thuê với thứ tiếng Anh hoàn hảo, những bằng khen rởm, những bản sao học bạ gian lận và cả những sinh viên giỏi sẵn sàng đi thi hộ trong kỳ thi sát hạch đầu vào (SAT).

Khoảng 90% thư tiến cử tới các trường đại học nước ngoài là giả, 70% tiểu luận được viết thuê và 50% bảng điểm phổ thông đã bị bóp méo



“Ôi Chúa ơi, họ có thể làm mọi thứ cho bạn”,
Nok, một sinh viên năm cuối 17 tuổi (đề nghị được giấu tên thật) tại một trường tư ở Bangkok, cho biết. “Họ có thể làm hộ bạn bài SAT, không vấn đề gì. Nhưng vấn đề là hầu hết sinh viên không thực sự thấy rằng đó là một sai lầm”.

Trong xã hội cực đoan ở châu Á, và đặc biệt tại Trung Quốc, các bậc phụ huynh bị ám ảnh bởi việc gửi con sang học tại các trường đại học ở Mỹ. Chính việc này đã làm nảy sinh một ngành thương mại rất sinh lời là môi giới nhập học. Tùy vào mức độ cần trợ giúp, các gia đình có thể phải trả từ 5.000 USD đến 15.000 USD/học sinh. Theo tờ US News & World Report, nếu học sinh được chấp nhận vào một trong 10 trường hoặc trong 30 trường giỏi nhất, nhân viên môi giới có thể được thưởng từ 3.000 – 10.000 USD. Tạp chí này đã bị người Trung Quốc nhầm là một ấn phẩm chính thức của chính phủ. Những lời đề nghị dành cho những nhân viên đó rất nhiều và mức phí ngày càng cao.

Tom Melcher, Chủ tịch Zinch China và là tác giả một cuốn sách bằng tiếng Trung về cách chọn trường Mỹ, cho biết:

“Các bậc phụ huynh nói ‘Con tôi cần GPA (điểm trung bình THPT) nhưng nói thật điểm số của nó không tốt’. Sau đó, nhân viên của công ty môi giới nói: “Bạn đừng lo, chúng tôi sẽ giải quyết việc này”. Theo Melcher, với mức giá hợp lý, nhân viên môi giới sẽ hoặc là làm giả những văn bản cần thiết hoặc là làm việc với nhà trường để nhận một bảng điểm khác.

Một cuộc thăm dò 250 sinh viên của Zinch China, nhánh ở Bắc Kinh của công ty tư vấn giáo dục Zinch có trụ sở tại California, cho thấy tình trạng gian lận trong ứng tuyển nhập học đại học của sinh viên Trung Quốc rất phổ biến. Khoảng 90% thư tiến cử tới các trường đại học nước ngoài là giả, 70% tiểu luận được viết thuê và 50% bảng điểm phổ thông đã bị bóp méo.

Tăng trưởng kinh tế nhanh tại Trung Quốc và nhiều nơi khác tại châu Á đã làm bùng nổ lượng sinh viên muốn đảm bảo con đường công danh của mình với một tấm bằng của phương Tây.

Các trường đã quay sang “tán tỉnh” những sinh viên nước ngoài giàu có, bởi gia đình họ hào phóng chi tiêu ăn ở và học phí, thậm chí cả những khoản ngoài quy định của nhà nước.

Người Trung Quốc hiện chiếm hơn 1/5 số sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học Mỹ. Theo Viện Giáo dục Quốc tế, gần 158.000 học sinh Trung Quốc đang theo học tại Mỹ, tăng 300% so với con số giữa những năm 1990. Sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm khoảng một nửa số sinh viên nước ngoài học tại Mỹ. Việt Nam cũng đóng góp 13% trong năm ngoái, Malaysia 8%.

Trong khi đó, suy thoái kinh tế Mỹ đã làm kiệt quệ lượng tiền thu từ thuế – nguồn cung cấp huyết mạch cho nhiều trường đại học Mỹ. Nhiều trường đã phải viện đến giải pháp thu học phí, vốn không được người dân ủng hộ. Nhưng các trường đã quay sang “tán tỉnh” những sinh viên nước ngoài giàu có, bởi gia đình họ hào phóng chi tiêu ăn ở và học phí, thậm chí cả những khoản ngoài quy định của nhà nước.

Dale Gough, Giám đốc giáo dục quốc tế tại Siêu tổ chức giáo dục Mỹ (AACRAO), cho biết: “Sinh viên quốc tế được xem là một nguồn thu nhập… và xu hướng này đã bùng nổ trong hai năm qua”. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, thông qua các khoản chi phí ăn ở và học phí đắt đỏ, sinh viên nước ngoài đóng góp 2,1 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. “Nói tóm lại, Gough cho biết, họ là sự động lực cốt yếu”.

Theo ông Gough, có rất nhiều lý do khiến người ta thờ ơ với những đơn nhập học giả mạo. Một số người cho rằng những học sinh lừa đảo sẽ khó qua được và không bao giờ được nhận bằng. Một số nhân viên nhận hồ sơ thì cho rằng “đó chỉ là cách họ làm ở nơi khác”. Nhiều trường cũng có ý định chuyển đổi bảng điểm nước ngoài, vốn được tính bằng một phương pháp “bản địa” khác với ở Mỹ, để đưa vào hệ thống GPA của Mỹ.

AACRAO đã phát hành một bản hướng dẫn chuyển đổi điểm số nước ngoài, bản duy nhất loại này, nhưng chưa đến 500 trong tổng số 3.500 trường mà AACRAO đại diện quan tâm đến việc mua một bản copy.

“Chuyển đổi điểm số nước ngoài vào hệ thống GPA là vô nghĩa”, Gough nói. “Nhưng họ vẫn định làm như vậy”.

Gough sợ rằng các tiêu chuẩn lỏng lẻo của các trường đại học, và sự chú tâm vào các khoản tiền kếch xù từ học phí nước ngoài, sẽ có thể hủy hoại uy tín của một tấm bằng Mỹ. Hậu quả sẽ là gần như không thể sửa chữa được.

Ông nhấn mạnh: “Kịch bản này báo hiệu một thảm họa. Nếu nhiều sinh viên lừa đảo là những người khôn khéo và họ cứ thế tiếp tục lừa thành công thì đây phải chẳng là điều bất công đối với các sinh viên Mỹ sao? Và cũng là bất công cho các sinh viên nước ngoài chơi đúng luật nữa?”.

Trong khi nước Mỹ đã phải nhường bước cho Trung Quốc về sức mạnh sản xuất và tầm ảnh hưởng tới bên ngoài, một tấm bằng Mỹ vẫn là chuẩn mực vàng cho uy tín giáo dục. Nok, người vừa đệ đơn nhập học vào các trường nước ngoài, chưa bao giờ có ý định theo học các trường đại học ở châu Á. Cô nói: “Sinh viên theo học ở Mỹ rất giỏi và đó là một vinh dự. Bởi điều đó cho thấy bạn thông minh hơn những người khác”.

Nhưng giống như hầu hết sinh viên châu Á, Nok cảm thấy bị ngăn cản bởi hệ thống đăng ký nhập học phức tạp của Mỹ. “Ở Thái Lan, bạn phải trải qua một bài kiểm tra lớn và điểm số đó sẽ quyết định bạn được vào trường nào. Nhưng ở Mỹ thì khác. Họ muốn biết một bức tranh toàn cảnh. Tất cả các bài kiểm tra. Mọi thứ về cuộc đời bạn”.

“Giới trẻ Trung Quốc rất đông. Không phải họ đang tham dự một buổi tiệc. Họ đang tự phá hỏng đời mình. Thất bại không phải là một lựa chọn”.

Hệ thống đăng ký nhập học các trường nghệ thuật tự do ở Mỹ “còn khó hiểu hơn”, Joshua Russo, Giám đốc Top Scholars, một công ty gia sư và tư vấn du học ở Bangkok, cho biết. Các gia đình châu Á không quen với tiến trình này đã tìm đến sự trợ giúp của một công ty với chiến lược nhập học và cho con học thêm để có được các kỹ năng mà các trường đại học Mỹ yêu cầu. Nhưng điều mà ông Russo nhắc đi nhắc lại với các bậc phụ huynh là nếu bọn trẻ không thể viết được chính bài kiểm tra của mình thì sẽ tự bị thải hồi ngay khi được chấp nhận vào trường.

Russo nói: “Một số người tư vấn sẽ hứa hẹn cả thế giới… và họ đang chuẩn bị để các sinh viên… trượt mà thôi. Đằng sau việc bịa đặt một bài tiểu luận, họ đang hư cấu cả một câu chuyện cuộc đời. Các sinh viên sẽ bắt đầu tin vào một lời nói dối. Điều đó thật sai lầm”.

Sức quyến rũ của các trường đại học Mỹ, và cuộc ganh đua trong giới thượng lưu ngày càng đông đảo tại châu Á, sẽ tiếp tục đẩy nhiều sinh viên châu Á đến Mỹ học tập. Melcher cho biết nhiều thanh niên Trung Quốc đệ đơn xin học ở nước ngoài thuộc loại sinh viên có động cơ học tập rất cao mà các trường đại học thèm khát.

“Giới trẻ Trung Quốc rất đông, Melcher nói. Không phải họ đang tham dự một buổi tiệc. Họ đang tự phá hỏng đời mình. Thất bại không phải là một lựa chọn”.

Nhưng tình trạng gian lận trong đăng ký nhập học vào các trường đại học vẫn tiếp diễn, chừng nào nguy cơ thì thấp mà phần thưởng lại quá cao. Zinch China gợi ý phỏng vấn các sinh viên Trung Quốc thông qua chat video trên mạng, tiến hành một số bài kiểm tra bằng tiếng Anh, và thuê một nhân viên người Trung Quốc làm cho văn phòng nhà ở của trường.

“Thật sự tôi cảm thấy rất dở khi các gia đình Trung Quốc đang cố tỏ ra thành thật. Họ lái xe với vận tốc 55km/h trong khi mọi người vượt qua mặt họ. Sau một lúc, họ giơ tay lên và nói “Được, tôi sẽ tăng tốc”.

·Patrick Winn (Global Post)

·Châu Giang (chuyển ngữ)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi