Mỹ: Phụ nữ trẻ bỏ việc, đổ xô đi học

05/01/12, 16:10 Tin Tổng Hợp

Các công nhân viên đang lũ lượt rời khỏi lực lượng lao động và chủ yếu trong số họ là phụ nữ. Thực tế, nhiều người là phụ nữ trẻ. Nhưng họ không rời bỏ mãi mãi, thay vào đó những phụ nữ trẻ này dường như đang trì hoãn cuộc sống làm việc của mình để học tập nhiều hơn. Hiện tại, lần đầu tiên trong 3 thập kỉ, đang có nhiều phụ nữ trẻ ở trường học hơn là trong lực lượng lao động.

 

Laura Baker đã bỏ việc tại Starbucks vào mùa thu năm nay để theo học thạc sĩ ngành truyền thông chiến lược ở ĐH Denver


“Tôi từng làm việc bán thời gian ở Starbucks khoảng một năm rưỡi” – Laura Baker, 24 tuổi cho biết. Cô bắt đầu chương trình học thạc sĩ ngành Truyền thông chiến lược vào mùa thu năm nay tại ĐH Denver. “Tôi không chỉ muốn ở lại đó. Tôi phải làm điều gì đó”.  

Ban đầu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc thu hẹp lực lượng lao động – nguyên nhân giảm tỷ lệ thất nghiệp vào tháng 11 – chủ yếu là do những công nhân cao tuổi chán chường từ bỏ thị trường việc làm. Thay vào đó, nhiều người trong số những công nhân đứng ngoài là những người trẻ đang nâng cao kĩ năng của mình – điều này có thể báo trước một cái gì đó giống như sự bùng nổ kinh tế thời hậu chiến, khi hàng triệu cựu chiến binh trong Thế chiến thứ 2 tới trường đại học nhờ G.I. Bill thay vì ngay lập tức bước vào thị trường việc làm.  

Hiện tại, như trường hợp này, một giới tính là người hướng lợi chính. Mặc dù những phụ nữ trẻ ở độ tuổi trên dưới 20 xem sự suy yếu hiện tại của nền kinh tế là cơ hội để nâng cấp các kĩ năng của họ thì các đồng nghiệp nam có nhiều xu hướng làm bất cứ công việc nào mà họ có thể tìm được. Các nhà kinh tế cho rằng hậu quả lâu dài là thế hệ phụ nữ tiếp theo có thể có lợi thế đáng kể so với các đồng nghiệp nam – những người có lựa chọn nghề nghiệp đang ngày càng hạn chế hơn.

“Hầu hết mọi người trong chương trình học của tôi đều là phụ nữ” – chị Baker chia sẻ. Baker hi vọng rằng tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp cô tìm được một công việc trong lĩnh vực truyền thông ở một tập đoàn phi lợi nhuận. “Đó một phần là vì chương trình, ngoài ra là vì phụ nữ chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi phải học tập nhiều hơn để có thể cạnh tranh trong mọi lĩnh vực”.

Phụ nữ vẫn kiếm được ít tiền hơn đàn ông đáng kể. Trong 2 năm rưỡi kể từ khi sự phục hồi kinh tế chính thức bắt đầu, đàn ông từ 16 tới 24 tuổi kiếm được 178.000 việc làm, trong khi phụ nữ cùng tuổi để mất 255.000 việc làm – số liệu của Bộ Lao động cho hay.

Chán nản vì quá ít cơ hội, 412.000 phụ nữ trẻ đã từ bỏ lực lượng lao động hoàn toàn trong vòng 2,5 năm qua – đồng nghĩa với việc họ không đi tìm việc.

Ở đối tượng nam thanh niên, lực lượng lao động giảm trong suốt thời kì suy thoái kinh tế nhưng lại ổn định từ khi sự hồi phục bắt đầu. Hiện tại, ở tất cả các nhóm tuổi, một công nhân nữ thất nghiệp có khả năng rời bỏ lực lượng lao động trong tháng tới nhiều hơn 35% so với một công nhân nam thất nghiệp.

Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ kén chọn hơn đàn ông trong việc chọn lựa công việc. Do đang được trả mức lương thấp hơn nên phụ nữ ít sẵn sàng làm việc tiếp khi mức lương lại tiếp tục giảm, đặc biệt nếu họ có thể dựa vào một ông chồng có việc làm. Phụ nữ cũng không muốn làm việc ca đêm hay cuối tuần – theo dữ liệu của Chính phủ về cách sử dụng thời gian của người Mỹ – một phần là vì họ có nhiều trách nhiệm với gia đình hơn đàn ông.

“Những công việc này không phải là rất tốt và đàn ông dường như sẵn sàng chấp nhận chúng hơn vì bất cứ lý do gì” – ông Jonathan L.Willis, một nhà kinh tế của Ngân hàng Dữ trữ liên bang thành phố Kansas cho hay. “Phụ nữ nhìn những công việc như vậy và nói “Tôi sẽ làm việc tốt hơn ở những nơi khác”.

Sau đó, có những ảnh hưởng xã hội tác động tới việc một người sẵn lòng làm một công việc nhẹ nhàng hơn hoặc là quay trở lại trường học.

“Vẫn có một thông điệp văn hóa nặng nề rằng đàn ông nên ra ngoài kiếm tiền và nuôi bản thân, và họ cảm thấy đau buồn hơn khi mất đi vai trò trụ cột gia đình” – ông Stephanie Coontz, giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Gia đình đương đại cho hay. “Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc vượt qua “sự huyền bí nữ tính” hơn là sự thần bí nam tính”.

Trong khi những vai trò này phát triển thì các trường đại học cộng đồng đang báo cáo về số lượng đăng kí học kỉ lục.

Cả đàn ông và phụ nữ đều quay trở lại trường học nhưng sự tăng lên trong tuyển sinh là nhiều hơn đáng kể đối với phụ nữ (đối tượng thống trị các trường đại học ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra). Trong 2 năm qua, số phụ nữ ở độ tuổi 18 tới 24 đến trường tăng 130.000 người – so với mức tăng 53.000 nam thanh niên.

Đặt khoảng cách giáo dục sang một bên, thì trong một số cách phụ nữ trẻ sẽ có lợi thế hơn đàn ông trong thập kỉ tới. Nhiều ngành nghề dự kiến sẽ có sự tăng trưởng cao nhất như trợ lý sức khỏe tại nhà, nha sĩ – những ngành có truyền thống nhiều phụ nữ. Điều đó không phải để nói rằng đàn ông không thể đảm nhận những vị trí này mà có thể họ không muốn.

“Hiện tại, những cô gái trẻ được cho rằng họ có thể làm bất cứ điều gì, ở bất cứ nghề nghiệp nào. Nhưng nếu các chàng trai bày tỏ sự quan tâm tới những nghề nghiệp có truyền thống là phụ nữ thì họ lại bị trêu chọc và bắt nạt. Nhiều chàng trai không hiểu những gì đang
xảy ra với những việc làm thu nhập thấp và thu nhập trung bình có truyền thống dành cho đàn ông”.

Những công việc trong ngành công nghiệp sản xuất mà nam giới thống trị và trong các lĩnh vực khác liên quan tới lao động chân tay đang suy giảm cấu trúc. Những ngành nghề này cũng có thể khó duy trì hoàn toàn vì sức trẻ cuối cùng cũng mất dần. Và hiện tại, nhiều công nhân sản xuất không có lương hưu để giúp họ vượt qua khó khăn khi cơ quan của họ phá sản.

“Việc phụ nữ cải thiện việc học tập trong một nền kinh tế nghèo nàn không làm tôi ngạc nhiên” – ông Heather Boushey, một nhà kinh tế của Trung tâm Tiến bộ nước Mỹ chia sẻ. “Câu hỏi thực sự là: Tại sao đàn ông không đến trường nhiều hơn?”

Nguy cơ chính trong việc trở lại trường là nợ cho vay kèm theo của sinh viên. Tăng học phí nhanh hơn lạm phát trong vài năm qua – một xu hướng bị làm tăng tốc bởi cắt giảm ngân sách.

“Ngân sách cho mỗi sinh viên của chúng ta đã bị cắt giảm 25% trong 3 năm qua” – ông Stephen Scott, chủ tịch Wake Technical Community College ở Raleigh, NC – một trong những đại học cộng đồng phát triển nhanh nhất của Mỹ – cho hay. Do đó, quy mô lớp học tăng lên. Vì thế, học phí cũng tăng. Tuy nhiên, sinh viên – lại là phụ nữ – vẫn tăng.

“Hiện chúng tôi có 6.000 sinh viên đang trong danh sách đợi vì chúng tôi không có nguồn lực để cung cấp thêm các lớp học” – ông nói.

Những người học trường tư đắt đỏ như chị Baker thậm chí còn có một thời gian khó khăn hơn để đảm bảo rằng đầu tư giáo dục của họ mang lại kết quả. Bao gồm các khoản vay chi trả cho quá trình học đại học của cô ở ĐH Wartburg ở Waverly, Iowa, cô sẽ hoàn thành chương trình thạc sĩ vào năm tới với số nợ 200.000 USD.

“Tôi phải có niềm tin rằng cuối cùng tôi sẽ có một công việc tốt đủ để sồng và trả nợ. Và hi vọng nó sẽ giúp tôi hạnh phúc” – cô nói.

  • Nguyễn Thảo (Theo New York Times)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?