Trung Quốc: Hòa bình không yên tĩnh tại Ô Khảm

31/12/11, 14:13 Tin Tổng Hợp

Bế tắc tại Ô Khảm giữa dân làng và chính quyền ĐCSTQ bắt đầu vào ngày 14/12 và gây ra cái chết của một người đàn ông, đã đi đến hồi kết. Nhưng trong khi 3 người đại diện dân làng được trả tự do có điều kiện thì những thỏa thuận bằng lời nói giữa hai bên đã để lại một dấu hỏi là liệu nhà cầm quyền có thực hiện lời hứa của họ hay không.

 

Trung Quốc: Hòa bình không yên tĩnh tại Ô Khảm - Tin180.com (Ảnh 1)
Người dân Ô Khảm lắng nghe bài phát biểu của lãnh đạo dân làng, ông Lin Zuluan, sau khi ông gặp gỡ một quan chức chính phủ cấp cao và đạt được một thỏa thuận về những vụ chiếm đất bất hợp pháp và cái chết trong khi bị giam giữ của một lãnh đạo địa phương. Chính quyền Trung Quốc đồng ý trả tự do cho 3 dân làng bị bắt giữ vì đã dẫn đầu cuộc biểu tình hồi tháng 9 chống lại việc cướp đất. Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, ngày 21/12/2011. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)

 

Người dân tại ngôi làng bị bao vây Ô Khảm phía Nam tỉnh Quảng Đông đã đạt được một vài thành công đáng kể trong việc phản đối các quan chức tham nhũng địa phương chiếm đất của người dân bất hợp pháp. Nhưng cuộc đấu tranh của họ có lẽ sẽ không tiến xa thêm nữa.

Kể từ vụ bắt giữ 5 dân làng vào ngày 9/12, đài truyền hình Lufeng liên lục phát sóng một bản tin kêu gọi 2 người đại diện chủ chốt của dân làng, Lin Zuluan và Yang Semao, hãy đầu hàng nhà cầm quyền. Đồng thời cảnh sát bán vũ trang lặp đi lặp lại lời đe dọa sẽ bắt giữ 2 người, nhà cầm quyền gửi 2 “đặc phái viên”, một trong số đó là con trai cả của ông Lin, người đang làm việc cho chính quyền thành phố Đông Hoản, để cố gắng thuyết phục ông Lin từ bỏ việc tham gia với dân làng, theo tờ Tuần báo Á Châu có trụ sở tại Hồng Kông.

Các vấn đề có vẻ như đã được giải quyết khi vào ngày 21/12 Phó bí thư tỉnh Quảng Đông, Chu Minh Quốc, gặp ông Lin và đồng ý bằng miệng đối với 3 yêu cầu của dân làng: trả tự do cho các dân làng bị bắt giữ, trả lại thi thể ông Tiết Cẩm Ba, người đại diện dân làng đã qua đời trong khi bị cảnh sát giam giữ; và thừa nhận những Ủy ban thôn làng mới thành lập là hợp pháp.

Ngay sau khi cuộc đàm phán bắt đầu, dân làng bắt đầu gỡ bỏ những rào chắn mà họ đã dựng lên khi cảnh sát bán vũ trang âm mưu bao vây ngôi làng, và cũng vào lúc đó cảnh sát đã bắt đầu rút khỏi Ô Khảm.

Trước sau bất nhất và sự nghi ngờ

 

Tờ China News Service đưa tin vào ngày 23/12 một đoàn công tác cấp tỉnh bắt đầu điều tra những thương vụ mua bán đất đai bất hợp pháp tại Ô Khảm, và toàn bộ dân làng đều “hưởng ứng nhiệt tình”, và mọi người nhanh chóng cung cấp các thông tin và bằng chứng quan trong.

Tuy nhiên, dân làng lại nói với The Epoch Times rằng Ủy ban thôn làng đã khuyến cáo mọi người không nên ký kết bất cứ giấy tờ gì, ngay cả nếu như chính quyền bảo họ phải làm như vậy. Một dân làng nói họ đã không còn tin tưởng vào chính quyền nữa. “Ai mà biết được liệu chữ ký đó có phải là chữ ký bán đất hoặc được dùng để trả thù trong tương lai hay không,” anh ta nói.

Chính quyền cũng chưa trả lại thi thể ông Tiết Cẩm Ba. Một dân làng tên Wu đã tiết lộ với The Epoch Times rằng Phó bí thư tỉnh Quảng Đông đã nói với gia đình ông Tiết rằng chính quyền muốn giữ thi thể ông để khám nghiệm tử thi, trong một yêu cầu của gia đình ông muốn một cuộc kiểm tra độc lập.

Ba người đại diện dân làng đã được thả ra vào ngày 22 và 23/12, nhưng không phải là vô điều kiện. Gia đình của những người này nói rằng họ được thả ra nhờ bảo lãnh, và các thành viên trong gia đình phải điểm chỉ lên một văn bản “tạm thời khoan hồng”.

Trung Quốc: Hòa bình không yên tĩnh tại Ô Khảm - Tin180.com (Ảnh 2)
Xe của cầm quyền quay trở lại Ô Khảm trong việc lãnh đạo dân làng Lin Zuluan gặp gỡ một quan chức cao cấp để đạt được một thỏa thuận về việc chiếm đất bất hợp pháp và cái chết của một lãnh đạo địa phương trong khi bị giam giữ. Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông ngày 21/12/2011. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)

 

Báo The Epoch Times đã gọi điện thoại đến một trong ba người đại diện dân làng tên Zhuang. Anh ta nói họ được yêu cầu ký vào một “tuyên bố bảo đảm” trước khi được thả, và vì thế họ phải từ chối các cuộc phỏng vấn.

Theo tờ Oriental Daily, người đại diện dân làng đã được trả tự do kể rằng cảnh sát đã trói họ lên một chiếc “ghế hổ”, một hình thức tra tấn khét tiếng của chính quyền Trung Quốc, và đã thẩm vấn suốt nhiều giờ, buộc họ phải thú nhận là đã cấu kết với các thế lực nước ngoài và đã nhận lệnh từ đó và tham gia các cuộc biểu tình.

Một người trong số họ nói với tờ Minh Báo rằng sau khi bị thẩm vấn suốt 31 tiếng đồng hồ, ông đứng trước nguy cơ bị mất trí. Sau đó ông đã nghĩ đến việc tự sát bằng cách đập đầu vào tường.

Những lời dối trá nào trong tương lai

Một bài báo được đăng tải trên tờ Woman’s Rights tại Trung Quốc đã đưa ra những ví dụ về những phản ứng phổ biến trong cuộc khủng hoảng này: “Bây giờ dân làng không muốn nói nhiều; 3 dân làng được thả có thể bị bắt đi bất cứ lúc nào, tấm khẩu hiệu mới trên đó viết ’Đàn áp thẳng tay những hành động vô chính phủ’ và ’Tấn công mạnh vào bọn Mafia’ đã được giăng trên các tuyến đường; các thành viên của lực lượng đặc nhiệm và cảnh sát thường phục đi xung quanh làng; có cảm giác như là họ đang chờ đợi thời cơ để ra đòn trừng phạt”.

Người dân trong làng lo lắng rằng chính quyền ĐCSTQ thậm chí sẽ giành lại quyền kiểm soát Ủy ban thôn làng của họ, và người đại diện được họ bầu cử ra sẽ bị loại bỏ và bắt giữ, bài báo đó viết.

Một blogger tự gọi mình là “Người nông thôn dũng cảm” đã viết trên một tiểu blog rằng thỏa thuận miệng giữa [Phó bí thư tỉnh Quảng Đông] Chu và [người đại diện dân làng] Lin mâu thuẫn với những gì mà ông Chu đã tuyên bố trong một cuộc họp cán bộ lớn tại thành phố trực thuộc trung ương Lufeng ngày 20/12. “Một thỏa thuận bằng miệng mà không có người đại diện của bên thứ ba thì làm được gì chứ?“, ông nói.

Pu Fei, một chuyên gia Trung Quốc và là tình nguyện viên của trang web vận động nhân quyền cho Trung Quốc 64tianwang.com, nói với Đài truyền hình New Tang Dynasty, một đài truyền hình Trung Quốc độc lập có trụ sở tại New York, rằng: “Lời hứa hẹn suông của ông Chu không có trọng lượng”. Ông Pu nói thêm rằng rất nhiều trí thức Trung Quốc đã đăng các bài bình luận trên các tiểu blog về “tư duy mới” của Bí thư tỉnh Quảng Đông – Uông Dương. Nhưng họ làm thế là để hợp tác với chính quyền nhằm chuyển hướng sự chú ý của người dân.

Chuyên gia kinh tế học đồng thời là nhà văn người Mỹ gốc Trung Quốc, Hà Thanh Liên, đã viết trên Twitter rằng sự trả đũa của ĐCSTQ đối với người dân Ô Khảm là điều không thể tránh được, nếu không thì đó không phải là ĐCSTQ. Vấn đề chỉ là bằng cách nào và khi nào, họ sẽ sử dụng lý do nào và sẽ tấn công ở mức độ nào.

Một thanh niên 20 tuổi tên Zhang Jianxing, một trong những người tổ chức ra nhóm tên gọi “Những người Ô Khảm nhiệt tình” đã viết trên một blog, “Ngày hôm nay tôi chỉ có thể nói rằng tôi đã thấy ánh sáng của bình minh, nhưng vẫn chưa được ánh mặt trời ấm áp chiếu rọi”.

Anh Zhang nói với tờ Asia Weekly rằng anh đang lên kế hoạch tìm việc một công việc tại Hồng Kông và miền Bắc Trung Quốc sau khi sự việc này qua đi.

“Tôi sẽ cao chạy xa bay. Ai mà biết được sau này họ có ra tay trừng phạt hay không,” anh nói.

Theo Đại Kỷ Nguyên/Tin180

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"