10 hành tinh được khám phá gần đây giống Trái đất như ‘anh em’
Từ xưa đến nay, du hành vũ trụ và khả năng sinh sống trên hành tinh khác luôn là chủ đề thu hút con người. Nhưng dù có những chiếc kính viễn vọng hay đài quan sát đồ sộ, chúng ta vẫn chưa thể tìm ra hành tinh nào có thể sinh sống trên đó. Tuy vậy, cũng có một số hành tinh dưới đây mang đặc điểm gần giống với Trái Đất.
Teegarden b
Hành tinh này xoay quanh quỹ đạo của ngôi sao Teegarden và nằm trong khu vực có khả năng sinh sống. Tính đến tháng 7/2019, đây được coi là hành tinh có thể sinh sống giống với Trái Đất nhất dựa trên Chỉ số tương đồng với Trái Đất (ESI). Theo chỉ số này, hành tinh trên giống Trái Đất đến 95%.
Trappist – 1e
Hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất này cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng. Theo Danh mục hành tinh có thể sinh sống (Planetary Habitability Catalogue), Trappist 1-e là ngoại hành tinh có khả năng sinh sống cao thứ 3 với 95% đặc điểm giống Trái Đất.
Trappist -1d
Là ‘anh em ruột’ của TRAPPIST-1e, hành tinh này cũng được xem là có khả năng sinh sống được. TRAPPIST-1d được cho là có nhiệt độ rất giống với Trái đất, thậm chí có thể có bầu khí quyển, đại dương và/hoặc có các lớp băng. Các nhà khoa học nhận định hành tinh này giống Trái đất 89%.
Kepler-438b
Hành tinh này quay quanh ngôi sao Kepler 438, được Tàu vũ trụ Kepler của NASA tìm thấy. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng nước ở thể lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Nhưng một số nghiên cứu chỉ ra hành tinh này phải nhận bức xạ mạnh mẽ từ ngôi sao mà nó quay quanh, dẫn đến không đủ khả năng để con người có thể sinh sống. Tuy vậy, hiện nay hành tinh này vẫn được nhận định giống Trái Đất 88%.
Proxima Centauri b
Hành tinh này xoay quanh ngôi sao Proxima Centauri, ngôi sao gần với Mặt trời của chúng ta nhất. Hành tinh Proxima Centauri b nằm trong vùng sống được, nơi được cung cấp những điều kiện cần có của một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống. Khí quyển và nước có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Tuy nhiên, khả năng sinh sống trên Proxima Centauri b vẫn bị nghi ngờ vì nó bị khóa thủy triều, nghĩa là một bên liên tục phải đối mặt với mặt trời, bên kia thì chìm trong bóng tối vĩnh viễn. Tuy nhiên, ở biên giới giữa 2 vùng này được cho là có khả năng tồn tại sự sống. Hành tinh này có mức độ giống Trái đất 87%.
Kepler-442b
Hành tinh này có kích cỡ gần giống Trái đất, được mô tả là một trong những hành tinh giống Trái đất nhất về kích thước và nhiệt độ. Mức độ giống với Trái đất là 84%.
EPIC 201238110.02
Ngoại hành tinh này là hành tinh duy nhất nằm trong khu vực tồn tại khả năng sinh sống trong hệ ngôi sao của nó. Ngôi sao chủ của nó là EPIC 201238110, cách Trái đất chúng ta khoảng 522 năm ánh sáng, nằm giữa chòm sao Sư Tử và Xử Nữ.
Teegarden c
Nằm cách chúng ta 12 năm ánh sáng, ngoại hành tinh này là hành tinh thứ 4 gần Trái đất nhất và có khả năng sinh sống. Dựa vào điều kiện nhiệt độ của nó, nước và băng được cho là có tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Theo chỉ số ESI, Teegarden c giống Trái Đất 68%.
Wolf 1061c
Cách Trái Đất khoảng 13,8 năm ánh sáng, đây là hành tinh đứng thứ 5 trong các hành tinh gần Trái Đất nhất, có triển vọng là hành tinh có khả năng sinh sống. Ngôi sao chủ của hành tinh này có khả năng giữ nhiệt cho nó lên đến 400-500 tỷ năm, tức là gấp Mặt trời khoảng 40-50 lần. Hành tinh này giống 76% so với Trái Đất.
Ross 128 b
Đây là hành tinh gần hệ Mặt trời của chúng ta nhất, có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao lùn đỏ. Do đó, nó cũng được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất có khả năng sinh sống. Nếu hành tinh này có bầu khí quyển, mức nhiệt độ của nó có thể thích hợp để duy trì nước ở thể lỏng trên bề mặt. Ross 128 b có 86% đặc điểm giống với Trái Đất.
Liệu loài người có thể tìm ra một hành tinh có khả năng sinh sống mang đặc điểm y hệt Trái Đất không? Và nếu điều đó thành sự thật thì liệu chúng ta có thể phát triển một công nghệ du hành vũ trụ với khoảng cách thiên văn đó được không? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn dưới mục bình luận nhé!
Huy Hoàng (Theo Bright Side)