10 dấu hiệu cho thấy bạn đang là nô lệ của cuộc sống

30/03/15, 16:52 Đọc & Suy ngẫm

Cuộc sống rất phức tạp, và con người chỉ đơn giản là một cái túi to. Cuộc sống cho gì thì chúng ta nhận lấy và trở thành điều mà cuộc sống này mong muốn. Miễn còn là một cái túi vẫy vùng trong dòng đời, chúng ta không tránh khỏi được việc bị nó làm ô nhiễm.

Bạn có rằng mình có chính kiến, bạn cho rằng mình rất lý trí, bạn làm mọi việc đều có căn cứ, và không bị người khác tác động. Thực tế, các căn cứ mà bạn dựa vào đều lấy từ cuộc sống này, đều từ những người xung quanh bạn, thậm chí từ những người mà bạn còn không biết họ là người như thế nào. Tất cả đều là quan niệm được hình thành sau một quá trình mang chứa nhiều thứ từ cuộc sống. Và bạn sẽ luôn là nô lệ của cuộc sống một khi bạn vẫn còn tồn tại trong xã hội này.

Nếu không tin, bạn có thể xem qua 10 dấu hiệu dưới đây, chúng sẽ cho bạn biết bạn đang là nô lệ của điều gì. Dĩ nhiên, đây không nhằm phê phán lối sống của bất kì ai, hay cách thức quản lý của bất kì chính phủ nào mà chỉ muốn nói lên rằng, con người dẫu có tài giỏi thế nào, vượt trội ra sao thì họ vẫn là nô lệ trong một ma trận cuộc sống, và không có được sự tự do đích thực

1. Bạn phải nộp thuế cho những người cai trị. Đây có lẽ là chỉ số rõ ràng nhất cho thấy chúng ta là nô lệ của ma trận này. Khái niệm nô lệ truyền thống gợi lên hình ảnh những người bị xiềng xích để buộc phải làm việc ở đồn điền và làm giàu cho địa chủ. Trong thời hiện đại, thuế chính là hình ảnh của sự nô dịch. Thông qua thuế, thu nhập của chúng ta tự động bị khấu trừ trước khi chúng ta kịp nhìn thấy, và cũng không được hỏi ý kiến về cách chi tiêu số tiền này.

2. Bạn đi thường xuyên đến bác sĩ, nhưng bạn vẫn bị bệnh. Thực tế đáng buồn là hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại của ngày nay đang phải tất bật giải quyết hậu quả bệnh tật của con người, thế nên chúng không còn đủ thời gian và công sức để đầu tư cho việc hướng dẫn tất cả người dân cách chăm sóc bản thân từ thể chất đến tinh thần sao cho giảm tối thiểu khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, vì lợi nhuận của không ít người, chúng ta thường nhận được lời khuyên nên uống thuốc đắt tiền và tham gia vào các quy trình chăm sóc vẫn khiến chúng ta bị bệnh như thường.

3. Bạn chọn đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, rồi tranh luận với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp về chúng. Thực tế đây vẫn là một ván cờ chính trị, mà bạn không phải là người quyết định các thế cờ, cũng như người thắng cuộc. Bạn chỉ là một quan sát viên và bình luận. Dù bạn có chọn đảng nào đi chăng nữa, thì tham nhũng vẫn diễn ra, và chính phủ cũng vẫn che giấu những âm mưu của họ khi có quyền lực trong tay. Điều khác biệt duy nhất chỉ có thể là mức độ. Bên cạnh đó, khi bạn sôi nổi bàn luận về cuộc chơi này, thì tâm trí của bạn đã bị cuốn vào một ma trận chắc chắn khiến con người “chẳng thể đoàn kết” để chống tham nhũng, hay vạch trần những lừa dối.

4. Vì tiền bạn chăm chỉ làm một công việc mà mình không thích. Dĩ nhiên, công ăn việc làm rất quan trọng, còn tiền bạc thì không thể thiếu để chi trả hóa đơn. Tuy nhiên, chỉ vì tiền, nhiều người đã phải đánh đổi những năm tháng đẹp nhất cuộc đời để làm những việc họ ghét. Sự thật là trong chúng ta chẳng ai có tiền cả, thay vào đó tiền trở thành công cụ pháp định đo lường lạm phát và chỉ thuộc sở hữu của những thế lực có khả năng thao túng. Tiền vẫn cần cho bạn tồn tại trong thế giới này, nhưng chỉ khi làm những việc mình thích và với những người bạn tôn trọng thì sự tồn tại của bạn mới có giá trị.

5. Bạn sẵn sàng vay nợ để chạy theo xu hướng tiêu dùng. Mỗi lần quẹt thẻ tín dụng, bạn đã tạo ra những chữ số trên bảng cân đối của ngân hàng, hệ thống vốn liên quan mật thiết nhất với việc cướp bóc trong thế giới tài chính ngày nay. Những con số này sau đó được hệ thống dự trữ một phần nhân lên một cách tự động, từ đó gia tăng theo cấp lũy thừa sức mạnh của các tổ chức liên đới. Để tham gia vào đó, bạn chỉ cần chịu chi loại tiền “ảo” này. Và như thế, vì để theo đuổi một lối sống nào đó, bạn đã đồng ý tham gia vào hệ thống đó. Điều này cũng quá rõ để cho thấy bạn đang là nô lệ của ma trận tiêu dùng.

6. Bạn trò chuyện với “người thật” về những sự việc xảy ra trên truyền hình. Truyền hình là công cụ mạnh nhất được dùng để kiểm soát tâm trí. Đủ loại, đủ dạng ‘chương trình’ có sẵn, từ giải trí, hài hước, thú vị đều là công cụ củng cố hành vi nhất định trong quần chúng. Bi kịch hóa tầm quan trọng của cái tôi, khuếch trương những dục vọng, tôn vinh bạo lực, và rao giảng sự phục tùng trước chính quyền giả mạo là những tính năng chính của truyền hình hiện đại. Bằng cách chăm chú theo dõi những gì đang xảy ra trên màn hình, rồi biến nó thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống, bạn đang rơi vào ma trận không còn biết đâu là thật và đâu là giả. Những màn kịch được dựng nên vì mục đích của một tổ chức nào đó. Rồi vô số chương trình thể thao giải trí vui nhộn lôi kéo bạn khỏi thực tại khốc liệt của cuộc sống. Động đất, sóng thần, nổ hạt nhân, môi trường bị hủy hoại, bóc lột lao động, sự hoành hành của những tổ chức tàn độc, …tất cả đều chẳng khiến bạn bận tâm vì bạn đang mải mê với những trò vui trên truyền hình.

7. Bạn vẫn tiêu thụ các chất như bột ngọt và đường hóa học  Aspartame dù biết chúng độc hại. Ai cũng biết hai chất này nguy hại cho sức khỏe, nhưng lại không thể từ bỏ, đơn giản là vì bạn muốn ăn ngon. Bạn sẵn sàng đánh đổi sức khỏe của bản thân để thỏa mãn vị giác của mình, và trở thành nô lệ của chất độc.

Bạn không thể từ bỏ bột ngọt trong thức ăn của mình dù biết rằng chúng không tốt cho sức khỏe.

8. Bạn hoài nghi bất cứ thứ gì chưa được khoa học chứng minh là đúng. Thực tế, bản chất của khoa học là tìm hiểu những điều chưa được biết đến, nghĩa là một khi chưa nắm bắt được điều gì đó, thì khoa học chưa thể đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Thế nhưng, bạn lại xem khoa học như một cái phao để bám vào mỗi khi cười nhạo ai đó bộc bạch về trải nghiệm cận tử, hay ai đó bàn về hiệu quả của châm cứu, thôi miên hồi quy, về ma, về thần, hay bói toán, luân hồi, nhân quả,…Tất cả đều là điều mà khoa học vẫn đang cố đào sâu tìm tòi nhưng chưa thể nắm bắt, hay nói đúng hơn là không biết gì về nó. Như vậy, việc tin tưởng tuyệt đối vào khoa học khiến bạn tự bó hẹp bản thân mình trong một khung hiểu biết nhỏ nhoi, hạn chế sự tìm tòi và khám phá của bản thân trước sự bao la, rộng lớn của vũ trụ. Nó trói buộc và không cho bạn mở lòng với thế giới này, và bạn trở thành nô lệ của khoa học.

9. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi về kiến thức lịch sử cổ đại và nguồn gốc nền văn minh của chúng ta. Câu hỏi chưa được giải đáp về nguồn gốc của loài người nhiều hơn rất nhiều so với những gì được dạy trong trường học. Chỉ cần xem lại 20 câu hỏi lịch sử mà trường học từ chối trả lời, bạn sẽ biết người ta đang che giấu bạn điều gì. Bằng cách không bao giờ đặt câu hỏi về nguồn gốc thực sự của nhân loại, bạn thụ động tiếp nhận niềm tin mà người ta áp đặt lên bạn.

10. Bạn chưa nhận ra rằng bạn là một sinh mệnh thần thánh đang trải nghiệm kiếp người, thế nên bạn hài lòng với tất cả thực tại mà cuộc sống mang lại. Có bao giờ bạn nghĩ rằng, ai đó tận nơi vũ trụ xa xôi kia đang chờ mong bạn trở về.

Nếu bạn có những dấu hiệu nô lệ này thì cũng không có gì là lạ, quan trọng là bạn có thừa nhận nó và muốn thoát khỏi nó hay không. Dĩ nhiên, lựa chọn và quyết định cuối cùng vẫn là của bạn.

Thiên Long – Theo Humans Are Free

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!