10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc (P.2)

12/05/16, 16:06 Tri thức

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tiếp cho các bạn về 10 nhân vật từng được mệnh danh là đệ nhất cao thủ võ lâm trong lịch sử Trung Hoa.

2-1

Đọc phần 1: 10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc (P.1)

6. Võ thuật gia Cam Phượng Trì – võ thuật gia trứ danh thời đầu nhà Thanh

Cam Phượng Trì người Nam Kinh, Giang Tô, là võ thuật gia trứ danh thời nhà Thanh, ông sinh năm Tuấn. Ông là học trò của Hoàng Bách Gia, Nhất Niệm hòa thượng, tinh thông cả nội, ngoại gia quyền, giỏi về phép đạo dẫn. Giới giang hồ gọi ông là “Giang Nam đại hiệp”, tác phẩm của ông có “Hoa quyền tổng giảng pháp”. Do ông có tư tưởng đại Hán nên dân chúng bị cấm học võ thuật của ông, ông cũng bị nghi là phản Thanh phò Minh, bị quân Thanh truy đuổi phải sống ẩn cư ở Giang Chiết. Trong cuốn “Câu chuyện về Cam Phượng Trì của Vương Hữu Lượng viết rằng ngoài 80 tuổi ông mới được trở về quê hương”.

Cam Phượng Trì là 1 đại hiệp giới giang hồ nổi tiếng khắp bốn phương, nhân vật nghĩa sĩ Phượng lão gia trong “Nho lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử chính là nói về ông. Cam Phượng Trì vốn là người Nam Kinh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, lúc nhỏ không thích đọc sách mà chỉ thích võ công, kết giao với giới giang hồ hiệp khách, năm mười mấy tuổi đã nổi tiếng Giang Nam với mệnh danh “tiểu anh hùng xách trâu đánh hổ”. Trong “Thanh sử cảo – Cam Phượng Trì truyền” nói rằng ông có dũng khí hơn người, có thể nâng cả 1con trâu.

Cam Phượng Trì nghe nói các cao thủ gia quyền đều tập trung ở Chiết Đông, như Trương Tùng Khê, Đan Tư Nam, Vương Lai Đàm, Hoàng Bách Gia đều là theo phái nội gia quyền từ thời nhà Minh đến nay, họ đã xưng hùng ở Giang Nam. Ông quyết định đến Chiết Đông để tầm sư học đạo, bèn rời Kim Lăng đến núi Tứ Minh. Vùng núi Tứ Minh khi đó còn là vùng rừng núi rậm rạp, cây cổ thụ ngút trời, trong rừng thường có mãnh hổ xuất hiện, người dân trong vùng đều không dám vào núi 1mình.

Khi đó thành Dư Diêu, Chiết Giang có 1 võ sư nội gia quyền là Hoàng Bách Gia, ông là con trai của nhà tư tưởng và sử học nổi tiếng Hoàng Tông Hi. Hoàng Tông Hi khi ở Thanh Bình từng chiêu mộ nghĩa quân, thành lập “Thế trung đường”, từng tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Sau khi nhà Minh suy vong, ông yêu cầu Bách Gia theo nghiệp võ, kế tục chủ trương chống nhà Thanh của cha. Hoàng Bách Gia bái Vương Lai Đàm làm thầy, học được các tinh hoa của nội gia, đạt được công phu tinh thâm. Một hôm Hoàng Bách Gia nghe nói có “tiểu anh hùng” Cam Phượng Trì đến vùng, cảm thấy có chút tò mò, bèn tìm đến nhà trọ hỏi thăm, vừa hay gặp được Cam Phượng Trì, sau 1bài thử sức, Bách Gia liền nhận Phượng Trì là đệ tử, truyền thụ cho ông các võ thuật của nội gia quyền. Sau 3 năm, Hoàng Bách Gia gọi Cam Phượng Trì đến bên nói rằng: “Toàn bộ bản lĩnh của lão phu đều đã truyền hết cho trò rồi, từ hôm nay, hãy đến Đại Phượng Sơn cách huyện này 80 dặm, quy tụ anh hào các nơi, hãy làm 1 vị thầy nhân nghĩa, người học võ nghệ phải vì dân mà trượng nghĩa hành hiệp, hãy gây dựng 1 sự nghiệp kinh thiên động địa ở nơi đó”. Cam Phượng Trì sau này lại bái Nhất Niệm hòa thượng làm thầy để học quyền pháp Thiếu Lâm, đồng thời bắt đầu sự nghiệp trượng nghĩa hành hiệp, truyền kỳ thế sự của ông.

Tương truyền rằng ông từng trợ giúp nữ hiệp Lữ Tứ Nương đột nhập vào cung nhà Thanh để ám sát Ung Chính. Câu chuyện này mặc dù không có căn cứ lịch sử, nhưng cũng chứng tỏ ông có tư tưởng “phản Thanh phò Minh” sâu sắc đến mức nào.

7. Đổng Hải Xuyên – người sáng lập Bát quái chưởng

10-dai-cao-thu-vo-lam-co-that-trong-lich-su-trung-quoc-58-180924

Đổng Hải Xuyên sinh năm Gia Khánh thời nhà Thanh (1797-1882), người Mễ Gia huyện Văn An tỉnh Hà Bắc, thuở nhỏ thích các loại quyền thuật, thường đến vấn an các vị thầy ở Giang Nam, dưới chân núi Cửu Hoa ông gặp 1trang hảo hán đang đi quanh gốc cây, đi ngược rồi lại đi xuôi vòng, mái tóc dựng đứng (biểu hiện của khí huyết thông suốt), bèn hỏi ông đường đi. Vị hảo hán chỉ dẫn ông đến chỗ của sư phụ anh ta là Vân Bàn lão tổ. Từ đó, Đổng Hải Xuyên ở lại nhà của Vân Bàn lão tổ trên núi Cửu Hoa mà học võ nghệ, trải qua mấy mùa xuân hạ, cuối cùng đã học xong; đến khi ông ra đi, sư phụ tặng cho ông 2 chiếc trùy và dặn: “Võ nghệ của con đã thuộc hàng cao thủ trong các cao thủ, nhưng Chuyển chưởng (lúc đó chưa có tên gọi là Bát quái chưởng) vẫn chưa hoàn thiện, con cần phải hoàn thiện và phát triển nó“.

Sau khi xuống núi, Đổng Hải Xuyên đến kinh thành, được người giới thiệu vào làm tạp dịch trong phủ Túc Vương (Đổng Hải Xuyên vào phủ Túc Vương không phải làm thái giám, 1 là công việc tạp vụ không nhất định chỉ thái giám mới được làm; 2 là lúc đó Đổng Hải Xuyên đã thành niên, mà muốn làm thái giám thì thường phải bị hoạn từ nhỏ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mệnh, huống hồ là người đã trưởng thành. Trong tài liệu về bát quái chưởng hiện nay cũng cho rằng Đổng Hải Xuyên không phải là thái giám).

Trong 1 lần tỉ thí ở Vương phủ, Đổng Hải Xuyên đá cái bàn từ phía sau ra trước mặt người xem, cứu hộ vệ của Vương phủ là Cát Hồi Hồi (là người dân tộc Hồi, họ là Cát, nên được người ta gọi là Cát Hồi Hồi. Người này tâm địa bất chính, nhưng công lực Thiết Sa chưởng lại rất cao, khi đệ tử của Đổng Hải Xuyên là Mã Duy cùng bàn việc với hắn ta đã bị hắn lén phóng chưởng làm tổn hại vùng eo sau, lúc đó không việc gì, nhưng 3 ngày sau thì bị trọng thương không kịp chữa trị nên tử vong. Tất nhiên Cát Hồi Hồi cũng không có kết cục tốt đẹp). Đối thủ từ trên đài rớt xuống (khi người này bị ném đi, đầu chúc xuống đất, may có Đổng đỡ nếu không đã chết rồi), lúc đó Túc Vương mới biết trong phủ còn có cao thủ giấu mặt. Trên võ đài, Đổng Hải Xuyên nhân tiện biểu diễn thêm vài tuyệt chiêu nữa như chưởng bách thạch ma, thiếp tường họa, tuyệt chiêu cuối cùng của ông là chiêu chạy vòng quanh thân cây, càng quay càng nhanh, cuối cùng chân rời khỏi mặt đất, gọi là lăng không bát bộ.

Khi đó Dương Lộ Thiền – danh sư Thái cực quyền cùng tỉ thí với Đổng Hải Xuyên trên võ đài của Vương phủ, trận tỉ thí vô cùng ngoạn mục, cuối cùng không phân thắng bại. Sau này Bát quái chưởng đã được Đổng Hải Xuyên lưu truyền cho hậu thế. Đổng Hải Xuyên sống rất thọ, đến khi sắp lâm chung, nằm trên giường 2 tay vẫn múa bài quyền thức cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Bát quái chưởng lưu truyền khắp trong ngoài nước cho đến tận ngày nay. Các truyền nhân của gia tộc họ Đổng nhiều không đếm xuể, phần mộ của ông hiện đã được rời đến vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh và được trùng tu.

8. Cao thủ võ lâm Đại Đao Vương Ngũ

Võ hiệp danh tiếng chốn kinh thành. Ông tên thật là Vương Chính Nghị, tự là Tử Bân, nguyên quán Thương Châu, Hà Bắc, người dân tộc Hồi. Ông là học trò thứ 5 của Lý Phượng Cương, nên người ta gọi ông là “tiểu ngũ tử”; cũng bởi ông đao pháp điêu luyện, lại là người chính nghĩa cao thượng, nên được mọi người tôn kính mà gọi ông là “Đại Đao Vương Ngũ”. Vương Chính Nghị cả đời hành hiệp trượng nghĩa, ông từng ủng hộ phong trào Duy tân, dẹp loạn cho đất nước, trở thành 1 trang hào kiệt được người người ca tụng. Trong số 10 đại cao thủ cuối thời nhà Thanh tiếng tăm lưu truyền trong dân gian, tên tuổi của ông ngang hàng với các võ sư như Yến Tử Lý Tam, Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng.

Vương Ngũ xuất thân bần hàn, năm 3 tuổi phụ thân lại qua đời vì bệnh. Ông cùng mẫu thân nương tựa vào nhau mà sống, từ rất nhỏ ông đã phải làm mọi việc để kiếm sống, sau này ông bái Tiêu Hòa Thành làm thầy, từ đó đặt nền tảng vững chắc cho sự nghiệp võ thuật của ông.

Võ sư nổi tiếng nhất Thương Châu thời đó là Lý Phượng Cương. Vì muốn nâng cao trình độ võ nghệ, Vương Ngũ rất muốn bái ông làm thầy, nhưng nhiều lần bị từ chối, ông liền quỳ rất lâu trước cửa nhà Lý, 1 lòng thành khẩn xin được học, Lý Phượng Cương cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng đó mà nhận ông làm đệ tử. Vương Ngũ không phụ kỳ vọng của thầy, chỉ mấy năm sau, võ công của ông đã không kém sư phụ. Để rèn luyện ông thành 1 nhân tài toàn diện, Lý đã giới thiệu ông với sư huynh của mình là Lưu Sĩ Long, cùng nhau hành tẩu giang hồ. Sau mấy năm rèn luyện, Vương Ngũ cáo biệt sư phụ, năm Đồng Trị thứ 10, ông đến Thiên Tân, rồi lại đến Bắc Kinh, ông được người giới thiệu vào làm ở tiêu cục (1tổ chức chuyên bảo vệ an toàn cho người và tài sản).

Năm thứ 3 Quang Tự, nhờ số tài sản tích lũy được, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, Vương Ngũ tự mình đứng ra mở tiêu cục Thuận Nguyên tại phố Bán Bích (khu Sùng Văn), Bắc Kinh (sau đó chuyển đến khu Quảng An). Tiêu cục Thuận Nguyên có phạm vi hoạt động rất lớn, từ Sơn Hải Quan ở phía bắc đến Thanh Giang Phổ, Hoài An, Giang Tô ở phía nam. Ông làm ăn nghiêm chỉnh, thu phí hợp lý, lại là người đạo đức cao thượng nên công việc kinh doanh rất phát đạt, chỉ trong thời gian ngắn đã danh tiếng như cồn.

Vương Ngũ không chỉ được mọi người kính trọng bởi nghề nghiệp của ông mà còn bởi nghĩa cử yêu nước cao đẹp. Sau khi chiến tranh Giáp Ngọ thất bại, Ngự Sử An Duy Tuấn dâng sớ xin nghiêm trị Lực Trần Nghị và Chi Tệ tội bán nước, nhưng lại bị triều đình nhà Thanh giáng chức xuống làm trấn thủ biên cương. Vương Ngũ vì căm phẫn mà đảm trách việc hộ tống An Duy Tuấn đi nhậm chức. Trở về kinh thành, ông bèn mở học đường tại Hương Am Trù, lấy tên là “Phù võ nghĩa học”. Mọi người ai cũng biết chuyện Vương Ngũ kết giao với Đàm Từ Đồng. Vương Ngũ nghĩa hiệp, phóng khoáng, đã cùng Đàm Từ Đồng kết huynh đệ, được Đàm truyền thụ kiếm pháp, 2 người từ đó đã kết tình bằng hữu sâu đậm.

Năm 1898, chính biến Mậu Tuất bước vào giai đoạn cao trào, Đàm Từ Đồng nhận chỉ vào kinh, nhậm chức Tứ phẩm quân cơ chương kinh và tham gia vào cuộc chính biến. Thời gian này, Vương Ngũ đảm nhận việc lo ăn ở, đi lại và bảo đảm an toàn cho Đàm Từ Đồng. Sau khi chính biến thất bại, Đàm Từ Đồng để biểu thị quyết tâm biến pháp, thức tỉnh dân chúng, đã cam chịu bị bắt. Vương Vũ biết tin lòng như lửa đốt, thăm dò tin tức các nơi, mua chuộc quan cai ngục, còn liên lạc với các trí sĩ giới võ lâm để bí mật giải thoát cho Đàm, nhưng lại bị Đàm Từ Đồng kiên quyết cự tuyệt. Ngày 27/9, Đàm Từ Đồng 1 trong số “6 quân tử trong chính biến Mậu tuất” bị Cương Nghị Giám trảm tại Thái Thị Khẩu ngoài cổng Vũ Môn, Vương Ngũ biết tin đau đớn tột cùng.

Năm 1900, phong trào vận động phản đế ái quốc của Nghĩa Hòa Đoàn khởi phát ở phương bắc. Vương Ngũ phái người tích cực tham gia, cùng kề vai sát cánh với quân của Nghĩa Hòa Đoàn giết người phương tây, công kích các giáo đường. Sau đó cuộc vận động Nghĩa Hòa Đoàn tiến triển bất lợi ông bèn quay về Bắc Kinh, nhưng ở Bắc Kinh 1 thời gian thì bị mật báo, nơi ở của ông bị liên quân tám nước bao vây, Đại Đao Vương Ngũ đã tự mình nhận trách nhiệm để không liên lụy đến thân nhân, bạn bè, sau đó ông bị quân Đức bắn chết ở Đông Hà Diên ngoài Tiền Môn, khi đó ông 56 tuổi.

Sau khi Vương Ngũ bị giết, đầu của ông bị treo ở ngoài thành, gia đình không cách nào khâm liệm cho ông. Hoắc Nguyên Giáp ở Thiên Tân nghe tin vội đích thân đến, trong đêm tối hạ đầu của Vương Ngũ xuống, mang đi mai táng. Tối hôm đó, Hoắc Nguyên Giáp ở lại trong căn phòng cũ của Vương Ngũ.

9. Cao thủ võ lâm Hoàng Phi Hồng

6356744818032376124638998

Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh, là 1 trong “thập hổ Quảng Đông” (Hoàng Phi Hồng lại không phải là 1trong thập hổ Quảng Đông, thập hổ Quảng Đông gồm có: Vương Ẩn Lâm, Hoàng Trừng Khả, Tô Hắc Hổ, Hoàng Kỳ Anh, Chu Thái, Đàm Tể Quân, Lê Nhân Siêu, Trần Thiết Chí, Tô Xán, Lương Khôn), Phi Hồng 6 tuổi đã theo cha học võ, 13 tuổi cùng cha biểu diễn võ thuật ngoài phố kiếm tiền, nhận được công phu gia truyền. Sau đó được Lâm Phúc Thành – đệ tử ruột của Thiết Kiều Tam truyền thụ cho thiết tuyến quyền, tuyệt chiêu phi đà, ông cũng học được của Tống Huy Thang vô hình cước, võ nghệ ngày càng tinh thâm, sau đó, Hoàng Phi Hồng theo cha đến Phòng Thiết Quán ở Lạc Thiện Sơn, Quảng Đông để thu nhận đồ đệ truyền thụ võ thuật. Sau khi Hoàng Kỳ Anh qua đời, Hoàng Phi Hồng nối nghiệp của cha trở thành 1 võ sư, ông là vị thày dạy võ trẻ nhất trong giới võ lâm ở phương nam thời bấy giờ.

Ông từng được đô đốc Ngô Toàn Mỹ, thủ lĩnh quân Hắc kỳ Lưu Vĩnh Phúc mời huấn luyện võ thuật cho quân đội. Tương truyền ông có các tuyện chiêu như song phi đà, tử mẫu đao, La Hán bào, vô hình cước, thiết xuyên quyền, đơn song hổ trảo, cung tự phục hổ quyền, La Hán kim tiền tiêu, tứ tượng tiêu long côn và đao gia đại bá. Vì ông rất thành thạo các tư thế võ của hổ nên trong giới võ lâm ông có biệt hiệu là “Hổ si”. Ngoài ra Hoàng Phi Hồng còn giỏi múa sư tử, nên có danh hiệu là vua sư tử Quảng Đông. Hoàng Phi Hồng được sự trợ giúp của Lâm Thế Vinh và Đặng Tú Quỳnh, đã cùng 2 con trai của di cư đến Hồng Kông mở võ đường thu nhận đệ tử, truyền thụ võ nghệ của ông. Ông qua đời năm 1924 ở Hồng Kông.

Hoàng Phi Hồng tung hoành ngang dọc trong giới giang hồ suốt 10 năm, với sự dũng cảm, trí tuệ và các tuyệt chiêu hơn người, ông đã trải qua hàng trăm trận chiến, lập những chiến công hiển hách. Ông trở thành 1 đại võ sư nổi tiếng trong ngoài nước. Là người võ nghệ cao cường cùng với đạo đức cao thượng, ông chủ trương “người tập võ phải lấy đức làm đầu”, chưa từng ỷ mạnh ức hiếp kẻ yếu, luôn lấy đức để thu phục lòng người. Ông xóa bỏ những chướng ngại trong môn phái, tôn người có tài năng làm thầy, ông cũng gạt bỏ tư tưởng trọng nam kinh nữ, là 1 trong những người đi tiên phong trong việc truyền thụ võ nghệ cho nữ đệ tử và lập ra đội nữ sư tử. Trong số rất nhiều đệ tử của ông, nam có Lương Khoan, Lâm Thế Vinh, nữ có Mạc Quế Lan, Đặng Tú Quỳnh là những tên tuổi nổi danh nhất thời đó. Những người khác trong pháp môn của ông cũng có danh tiếng khắp Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á. Lúc sinh thời ông luôn phát huy quốc túy của dân tộc, kêu gọi chính nghĩa, đề cao sự dũng cảm, bênh vực kẻ yếu, cứu nhân độ thế, ông đã lưu lại rất nhiều câu chuyện để đời trong giới võ lâm.

10. Cao thủ võ lâm Hoắc Nguyên Giáp

cao thu vo lam tq
(Ảnh: Internet)

Hoắc Nguyên Giáp (18/1/1868 – 14/9/1910), tự là Tuấn Khanh, nguyên quán ở An Lạc Đồn, Đông Quang, tỉnh Hà Bắc (thuộc Thương Châu), người dân tộc Hán. Ông sống tại thôn Tiểu Nam Hà, Thanh Hải, Thiên Tân (nay thuộc thị trấn Nam Hà, Tây Thanh, Thiên Tân, để kỷ niệm Hoắc Nguyên Giáp – vị võ sư yêu nước nổi tiếng trong ngoài nước này, chính quyền thành phố Thiên Tân đã phê chuẩn từ ngày 18/1/2009 đổi tên thị trấn Nam Hà quê hương ông thành thị trấn Tinh Võ) Năm Quang Tự thứ 27 (1901), 1 người Nga đến Thiên Tân biểu diễn võ nghệ tại vườn hoa, anh ta đăng quảng cáo trên báo, tự phong mình là đại lực sĩ hàng đầu thế giới, không có địch thủ ở Trung Quốc.

Hoắc Nguyên Giáp nhìn thấy quảng cáo, lại nghe nói tên người Nga này vẫn công k2 ăn nói bừa bãi, lăng mạ người Trung Quốc, nên vô cùng phẫn nộ, bèn cùng chủ nhân của Hoài Khánh hội quán Nông Kính Tôn và đệ tử Lưu Chấn Thanh đến vườn hoa, nhìn thấy tên đại lực sỹ người Nga vẫn đang đứng trên võ đài mà tâng bốc mình là “đại lực sỹ hàng đầu thế giới”, “Quốc gia yếu nhược” nếu có người có khả năng thì hãy lên võ đài tỉ thí. Hoắc Nguyên Giáp sao có thể khoanh tay đứng nhìn? Gạt phăng những lời can gián của mọi người, ông nhảy 1phát lên võ đài đứng hiên ngang, thẳng thắn nói: “Ta là kẻ bệnh phu Đông Á Hoắc Nguyên Giáp đây, xin được giao đấu với ngài trên võ đài”. Lúc này người phiên dịch nói cho tên người Nga kia về lai lịch của Hoắc Nguyên Giáp.

Tên người Nga sau khi nghe uy danh của Hoắc Nguyên Giáp liền không dám ngạo mạn nữa, lập tức mời Hoắc Nguyên Giáp vào hậu đài, ông hỏi tên người Nga: “Tại sao lại làm nhục Trung Hoa chúng tôi?” Đồng thời đưa ra 3 điều kiện: 1 là đăng lại quảng cáo, phải bỏ câu “đệ nhất thế giới” đi; 2 là anh ta phải công khai nhận lỗi vì đã nhục mạ Trung Quốc, xin lỗi trước mặt mọi người; nếu không thì là điều kiện thứ 3 này: Hoắc sẽ quyết 1 trận sống mái với anh ta. Rồi ra lệnh cho anh ta quyết định thật nhanh, tên lực sỹ người Nga nào dám tỉ võ, đành phải làm theo 2 điều kiện kia, đồng ý đăng báo cải chính và công khai nhận lỗi với người Trung Quốc, sau đó lặng lẽ rời khỏi Thiên Tân.

Năm Tuyên Thống Nguyên (1909), đại lực sĩ người Anh Tonny đăng quảng cáo ở Thượng Hải nhục mạ “bệnh phu Đông Á”. Hoắc nhận lời mời của bạn đến Thượng Hải hẹn ngày tỉ thí. Khiếp sợ trước uy lực của Hoắc Nguyên Giáp, đối phương đề nghị đưa vạn quan tiền ra cá cược, được bạn bè giúp đỡ, ông cũng đồng ý bỏ ra vạn quan tiền. Khi đối phương trì hoãn, Nguyên Giáp đăng quảng cáo trên báo viết: “Thế giới mỉa mai chúng ta là nước yếu nhược, tôi là 1 kẻ yếu nhược trong 1 nước yếu nhược, mong được thử sức với những kẻ mạnh trong thiên hạ”. “Lời kêu gọi” này đã truyền đến các lực sỹ ở ngoại quốc. Uy danh của Hoắc công khiến Tonny không dám cả gan đến giao đấu nữa, bèn công khai xin lỗi rồi biến mất tăm.

Ngày 1/6/1910, được sự giúp đỡ của các đồng sự trong giới võ lâm như Nông Kính  Tôn, ông đã tổ chức “Trung Quốc tinh võ thể thao hội” (sau đó đổi thành “tinh võ thể dục hội”, 1 tổ chức võ thuật nhằm hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi võ thuật truyền thống Trung Quốc). Tôn Trung Sơn từng ca ngợi Hoắc Nguyên Giáp là “niềm hi vọng của nước ta, người người không học không được”, ông đã đích thân viết bốn chữ “tinh thần thượng võ” tặng cho Tinh võ thể dục hội, thể hiện sự tín nhiệm của mình trước tinh thần đạo đức cao thượng lưu truyền hậu thế của Hoắc gia quyền. Tháng 9/1910, hội trưởng hội Judo Nhật Bản mang theo hơn 10 cao thủ võ hiệp sang tỉ thí võ nghệ với Hoắc Nguyên Giáp, cuối cùng đều bại trận dưới tay Hoắc. Người Nhật tổ chức tiệc rượu mời Hoắc, trong tiệc rượu thấy Hoắc ho khạc, bèn mời bác sĩ Nhật Bản vào chữa trị, Hoắc công 1 đời chính trực, không ngờ lại bị trúng độc mà tử vong vào ngày 14/9. Năm đó ông 42 tuổi.

Sau khi Hoắc Nguyên Giáp tạ thế, các đệ tử của Tinh võ hội khi đó và các nhân sĩ ái quốc trong giới võ thuật đã tổ chức 1 buổi lễ tưởng niệm long trọng cho ông, tặng ông câu đối “xả thân vì chính nghĩa”, rồi mai táng ông tại vùng ngoại ô phía bắc Thượng Hải. Năm sau, đệ tử của ông Lưu Chấn Thanh rời quan tài ông đến thôn Tiểu Nam Hà. Tinh võ hội Thượng Hải do đệ tử Nguyên Khanh và con trai thứ Đông Các đảm nhận dạy dỗ. Phân hội các nơi tiếp tục phát triển, 10 năm sau, các chi nhánh của tinh võ hội đã phát triển đến 43 vùng trong và ngoài nước, số lượng hội viên lên đến hơn 400.000 người.

Theo NTDTV, Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới