10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc (P.1)

12/05/16, 15:27 Tri thức

Trong lịch sử 5.000 năm Trung Hoa, các bậc anh tài võ học nhiều đến không đếm xuể, mỗi người đều có 1 giai thoại cũng như tài năng riêng, khó mà phân định cao thấp. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn về 10 nhân vật từng được mệnh danh là đệ nhất cao thủ võ lâm trong lịch sử Trung Hoa.

2-1

1. Hoa Đà – danh y thời Đông Hán

Ông đã sáng tạo ra “Ngũ Cầm Hí”, được coi là môn võ thuật sớm nhất ở Trung Quốc, do vậy cũng có người gọi ông là người sáng lập võ thuật Trung Quốc.

cao thu vo lam tq
(Ảnh: Internet)
Ông đã sáng tạo ra “Ngũ Cầm Hí”, được coi là môn võ thuật sớm nhất ở Trung Quốc, do vậy cũng có người gọi ông là người sáng lập võ thuật Trung Quốc.

Hoa Đà cả đời có rất nhiều đệ tử, trong đó có Phàn A ở Bành Thành, Ngô Phổ ở Quảng Lăng và Lý Đương Chi ở Tây An, đều là những người nổi danh. Các tác phẩm của Ngô Phổ gồm có “Ngô Phổ bản thảo”, Lý Đương Chi có “Lý Đương Chi dược lục”, Phàn A thích châm cứu, ba vị đệ tử này sau này đều trở thành những danh y nổi tiếng thời đó.

Ngô Phổ người huyện Quảng Lăng, muốn học y thuật từ Hoa Đà, nhờ sự dạy bảo của Hoa Đà, ông không những có y thuật cao thâm, còn sống đến bách niên giai lão mà tai không lãng, mắt không mờ, tóc không bạc, răng không rụng.

2. Nhạc Phi – danh tướng thời Nam Tống

cao thu vo lam tq
Mẹ danh tướng Nhạc Phi săm 4 chữ ‘tận trung báo quốc’ trên lưng ông. (Ảnh: Internet)

Tương truyền “Hình Ý Quyền” là do Nhạc Phi sáng lập, tuy nhiên gần đây có rất nhiều người không đồng ý với quan điểm này. Mặc dù vậy, Nhạc Phi quả không hổ danh là một võ sư, từ nhỏ ông đã học võ từ người cùng quê Chu Đồng.

Nhạc Phi sinh ở Hiếu Đễ, thôn Vĩnh Hà, huyện Thang Âm, Tương Châu, Định Phủ Lộ, tỉnh Hà Bắc (Nay là An Dương, tỉnh Hà Nam), năm thứ 2 Sùng Ninh Bắc Tống Huy Tông. Theo “Thang Âm huyện trí”, Nhạc Phi còn chưa thành niên đã có thể nâng được cây cung nặng 150 kg, có thể kéo được chiếc nỏ nặng khoảng 440 kg. Nhạc Phi võ thuật cao cường, không thua kém võ nghệ của vị thầy mà ông đã theo học từ nhỏ.

Ông theo vị danh sư Chu Đồng học bắn cung. Nhạc Phi học võ rất tinh tấn, sau khi Chu Đồng qua đời, ông mong muốn được tiếp tục tìm thầy học võ, năm thứ 4 Tuyên Hòa (năm 1122 sau công nguyên), Nhạc Phi khi đó 20 tuổi đã bái Trần Quảng, một cao thủ về bắn cung nổi tiếng trong vùng làm thầy, đây là vị võ sư thứ 2 của Nhạc Phi. Đây cũng là một bước ngoặt trong sự nghiệp võ thuật của ông. Trần Quảng đã truyền thụ cho Nhạc Phi các quyền thuật như ám sát kẻ địch, chiến đấu trực diện và các kỹ thuật sử dụng đao thương. Được Trần Quảng hết lòng truyền thụ, Nhạc Phi cũng dốc sức theo học, giúp ông đạt được đỉnh cao về kỹ thuật đao thương và quyền thuật, trở thành một người “không ai địch nổi” trong huyện.

Nhạc Phi rất tôn sùng võ nghệ và công danh của Quan Vũ và Trương Phi thời Chiến quốc, có thể nói những câu chuyện về Quan Vũ và Trương Phi được lưu truyền trong dân gian đã có ảnh hưởng sâu sắc đến niềm đam mê võ thuật của Nhạc Phi ngay từ thời niên thiếu, ông mơ ước sau này có thể trở thành một nhân vật anh hùng tinh thông võ nghệ, lập công cho đất nước như Quan Vũ và Trương Phi. Mãi đến khi tòng quân ra trận, ông vẫn luôn coi Quan Vũ và Trương Phi là những hình mẫu của mình.

Nhạc Phi từng nhiều lần ra trận, từ khi 24 tuổi bước chân ra trận, ông đã dần dần rời xa huyện Thang Âm – quê hương nơi ông đã sinh ra, cho đến khi Nhạc Phi gặp nạn, ông chưa một lần được trở về quê hương. Mang theo chí hướng “tận trung báo quốc”, mỗi trận chiến ông đều tự mình xông lên hàng đầu, trong cuộc chiến chống quân Kim, trình độ võ nghệ của ông đã đạt đến đỉnh cao.

Nhạc Phi rất giỏi trong sử dụng khí giới, ông từng chiến đấu với quân Kim một trận chiến kịch liệt ở vùng Thái Hành Sơn. Nhạc Phi được phong tướng quân, nhưng mỗi lần chiến đấu ông đều một mình một ngựa xung phong hàng đầu. Trong “Ngũ nhạc từ minh ký” viết: “Ta đến từ phía bắc sông, khởi nghiệp ở Đài Châu, tòng quân ra trận, từng tham gia hơn 200 trận chiến”. Ông chinh chiến khắp trời nam đất bắc, đã kinh qua hàng trăm trận chiến, nhiều lần lập được kỳ tích. Năm Nhạc Phi 38 tuổi, cũng là năm ông gặp nạn, năm Thiệu Ưng thứ 10 (1140 sau công nguyên), đó là vào ngày 10 tháng 7, quân địch từ bắc Ngũ Lý Điếm, huyện Lang Thành tiến đến, một số tướng đề xuất với Nhạc Phi nên tránh xuất hiện hàng đầu, tướng Hoắc Kiên chặn trước đầu ngựa của Nhạc Phi nói: “Tướng công là trọng thần của quốc gia, liên quan đến an nguy của quốc gia, sao có thể khinh địch vậy được?” Nhạc Phi không nghe lời khuyên, Hoắc Kiên vẫn gắng sức ghì cương ngựa lại không cho đi, Nhạc Phi dùng cây roi gạt tay ông ta ra, thúc ngựa xông lên phía quân địch, ông vừa thoáng trông thấy viên tướng lĩnh mặc áo bào tím của quân Kim, liền anh dũng vung đao xông đến định chém chết anh ta. Khi thu dọn chiến trường, ông phát hiện trong chiếc áo bào tím của anh ta có một tấm bài vị màu đỏ hồng có khắc hàng chữ “A Cốt Tạp Bột Cận”, nhờ đó biết được rằng đây là một vị tướng lĩnh quan trọng của quân Kim. Đây cũng là trận chiến cuối cùng mà Nhạc Phi được thi triển võ thuật của mình trên chiến trường, sau đó ông bị khép vào tội danh “có lẽ có” (thời Tống, Trung Quốc, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời “có lẽ có”. Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ), kết thúc một cuộc đời trung quân báo quốc,  ông qua đời ở tuổi 39.

Trong suốt 800 năm kể từ sau thời Nam Tống, không một nhân vật lịch sử nào có được sự sùng bái và ái mộ của nhiều tầng lớp nhân sỹ như Nhạc Phi.

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người có tài nghệ võ thuật nổi tiếng như Nhạc Phi, tại sao người ta lại phong cho Nhạc Phi là “Vũ thánh”? Có lẽ bởi họ đánh giá cao phẩm giá cũng như tài văn thao võ lược, đại trí đại dũng của ông.

3. Trương Tam Phong – đạo sỹ trên núi Võ Đang thời nhà Minh, người sáng lập ra Võ Đang quyền.

cao thu vo lam tq
Trương Tam Phong là người hành tung vô địch và là một đạo sĩ thần bí. (Ảnh: Internet)

Ông từng một mình đánh bại cả một nhóm đạo tặc hơn trăm tên, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương từng cảm kích mời ông vào triều làm quan nhưng ông đã khéo léo từ chối.

Nghe nói Trương Tam Phong có khi 3-5 ngày mới ăn một bữa cơm, có thời gian 2-3 tháng mới ăn cơm một lần. Khi tinh thần thoải mái ông thường chu du trên núi, lúc mệt ông nằm ngả lưng trên mây tuyết. Có khi một ngày đi ngàn dặm, “con người kỳ dị, cảm giác như người ở chốn thần tiên”. Năm thứ 24 Hồng Vũ, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương dặn dò sứ giả: “Nếu thấy Trương Huyền Huyền thì hãy mời về”, nhưng cuối cùng cũng không tìm được Trương Tam Phong.

Lý Tính Chi thời Minh Vũ Tông kể rằng, vào giữa những năm Chính Đức (1506-1521), ông vào núi Võ Đang thì gặp Trương Tam Phong, tính ra lúc đó Trương Tam Phong đã 250-260 tuổi rồi.

4. Trương Tùng Khê: người sáng lập phái Võ Đang Tùng Khê

Trương Tùng Khê là người huyện Ngân (thuộc Ninh Ba, Triết Giang) thời nhà Minh. Vào những năm Gia Tĩnh ông nổi tiếng ở phủ Ninh Ba nhờ Nội Gia quyền. Trương Tùng Khê – nhân vật trong truyện “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung là đệ tử thứ 4 của Trương Tam Phong, là người thứ 4 trong thất hiệp Võ Đang.

Nghe nói có hai thuật quyền dũng là ngoại gia và nội gia. Ngoại gia rất thịnh hành ở Thiếu lâm, công pháp chủ yếu là đối kháng, giương oai giễu võ, khi ra đòn tấn công thường phải đánh thắng người khác. Nội gia ngược lại rất chậm rãi, khoan thai. Công pháp này tập trung vào chống cự, đỡ đòn, nếu không gặp tình huống nguy cấp thì không ra đòn. Khi ra đòn cũng tránh tiêu diệt đối phương, không chê vào đâu được, cho nên công pháp nội gia có tính thiện hơn.

Quyền thuật của ông không truyền cho người ngoài, không phải là đệ tử nhập thất thì không được truyền.

5. Thích Kế Quang: danh tướng thời nhà Minh kháng Nhật

Thích Kế Quang đã viết nhiều tác phẩm võ học đồ sộ, thuộc hạ của ông là Du Đại Du cũng là một võ thuật gia nổi tiếng thời đó, các binh sĩ do Thích Kế Quang huấn luyện có thể đánh một chọi mười, được coi là đội binh có sức chiến đấu mãnh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Thích Kế Quang rất thành thạo các kỹ thuật sử dụng côn, đao, thương, xiên, bừa, kiếm, kích, cung, tên, lá chắn, tuy nhiên ông vẫn rất xem trọng quyền pháp. Ông cho rằng quyền pháp mặc dù không có nhiều tác dụng trong thực chiến, nhưng có thể rèn luyện cho chân tay nhanh nhẹn, thân thể thuần thục, do vậy quyền là nguồn gốc của võ nghệ, là điều mà mọi người mới học võ đều phải luyện qua. Do vậy ông đã luyện võ từ những động tác đơn giản nhất, đơn điệu nhất, tập trung vào từng chiêu một, tối kị theo đuổi những chiêu thức cao siêu.

Theo sử sách ghi chép, khi ông luyện quyền “thân pháp đơn giản, thủ pháp thuận tiện, cước pháp nhẹ nhàng, thối pháp bốc cao”, đạt đến cảnh giới cao siêu “mọi thế đều thành, chiến thắng mọi kẻ địch”, động tác của ông tinh xảo khó lường, uyển chuyển nhanh nhẹn.

Thích Kế Quang không đồng tình với việc gia truyền kế tục, mà căn cứ vào tố chất, điều kiện, thiên chất, khí chất để thu nạp những người tài từ các gia phái khác. Về quyền thuật ông tham khảo trường quyền 32 thức của Tống Thái Tổ, lục bộ quyền, hầu quyền và hành quyền 72 thức của Ôn gia, 36 thức khóa, 24 thức thám mã, 8 thức lật mình, v.v.. Đồng thời ông cũng dung hợp chiêu pháp của các phái, ví dụ như vào những năm Gia Tĩnh tại Sơn Đông ông đã học được thối pháp độc đáo của Lý Bán Thiên, nã pháp của Ưng Trảo Vương, điệt pháp của Thiên Điệt Trương, đả pháp của Trương Bá Kính. Với mong muốn hoàn thiện quyền pháp, Thích Kế Quang đã đi hàng trăm dặm vào núi sâu để bái một vị cao tăng làm sư , mong được học quyền thuật.

Cuối cùng, Thích Kế Quang với sự kiên trì nhẫn nại, trí tuệ uyên bác đã tạo nên một bộ quyền pháp hoàn chỉnh có giá trị thực dụng. Ông đã kết hợp các công pháp tay, khuỷu tay, đầu gối, hông, chân, kết hợp năm loại quyền thuật đè, đánh, ngã, nắm, đá thành “Thích gia quyền” với phong cách đặc biệt.

Thích Kế Quang không chỉ tinh thông quyền thuật, ông cũng nghiên cứu sâu về thương pháp và côn pháp. Thương pháp của ông là tổ truyền, vào thời đó đã rất có danh tiếng. Nhưng Thích Kế Quang vẫn không thỏa mãn, ông đã có bước đột phá mới trong thương pháp. Ông đã xin được học danh gia Đường Thuận Chi, được Đường Thuận Chi chỉ dạy, ông cải tiến thương pháp mà mình đã luyện, giúp nó càng hoàn thiện hơn. Ông được công nhận là thương thủ hàng đầu. Khi đó, tướng triều Minh Du Đại Du tinh thông côn pháp, có tiếng nói trong quân lính, Thích Kế Quang liền tranh thủ thời gian học tập ông. Do ông có nền tảng võ thuật chắc chắn nên tiến bộ rất nhanh, sau đó khi quân doanh tổ chức thi đấu, Thích Kế Quang và Du Đại Du cùng tỉ thí côn pháp, không ngờ rằng Thích Kế Quang còn thắng cả thầy. Thích Kế Quang là người có tư chất thông minh, ông còn học cả côn pháp điên của Thiếu lâm, côn pháp Thanh phong, côn pháp Dương thị, côn pháp Ba cung quyền v.v.., giúp cho võ thuật thương côn của ông càng thêm hoàn hảo.

Thích Kế Quang không chỉ tinh thâm võ thuật Trung Quốc, ông cũng không bỏ qua võ thuật đối kháng của các vùng khác. Trong khi giao chiến với giặc Oa (quân Nhật Bản), ông phát hiện cây kiếm Nhật mà họ sử dụng rất có giá trị trong thực chiến.

Trong một lần tác chiến, Thích Kế Quang thu được một quyển “Kiếm cổ Nhật Bản”, trong đó có một phần thực hành trường đao của Nhật, ông lại từ đó mà chế tác thêm, tạo ra “đao pháp Tân dậu”. Đao pháp này đã kết hợp những tinh hoa trong đao pháp của Trung Quốc và Nhật Bản thành một thể thống nhất, lại phối hợp với trường đao Nhật Bản trong phòng vệ, đạt đến uy lực vô song. Ngoài ra, để phá vỡ trường đao của Nhật Bản, Thích Kế Quang dùng một loại trúc xoa (gậy trúc có chạc) dùng phơi quần áo trong dân gian để làm binh khí, chuyên phá trường đao của Nhật Bản. Vì trúc xoa có nhiều chạc, có thể tiếp cận cách quân địch sáu, bảy bước, quân địch sợ bị trúc xoa đâm vào mắt nên không dám đến gần. Nếu quân địch rút dao xông đến, có thể dùng trúc xoa đón đầu chống lại. Khi đao chặt vào trúc xoa, nó liền bị dắt lại trong gậy trúc xoa, không thể rút ra được, đầu gậy rất sắc, khi thừa cơ đâm tới, quân địch cầm chắc phần thua. Sau đó quân của Thích gia đã sử dụng phương pháp này một cách rộng rãi, chặn được đao của quân Oa, giành thắng lợi lớn.

Trong thời gian rong ruổi trên ngựa chiến, Thích Kế Quang đã viết cuốn sách về võ thuật “Kỷ hiệu tân thư”. Trong số các tài liệu về võ thuật vào thời kỳ đầu của Trung Quốc, cuốn sách này vô cùng trân quý. Với nội dung phong phú, cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu võ thuật rất tinh thâm của ông, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật đối kháng trong chiến đấu và các quyền thuật để tăng cường sức khỏe trong cuộc sống. Sau “Kỷ hiệu tân thư” ông còn viết tiếp cuốn “Luyện binh kỷ thực”, cuốn sách có ý nghĩa rất lớn trong huấn luyện bộ đội biên phòng và chiến tranh chống quân xâm lực thời đó.

Sau khi dẹp yên giặc Oa ở Phúc Kiến, Chiết Giang, Thích Kế Quang lại bị điều về Kế Môn ở phía bắc, đảm nhận trọng trách bảo vệ cho kinh thành. Năm 1587 công nguyên, Thích Kế Quang qua đời vì bệnh tại quê hương.

 Xem tiếp phần 2 ở đây

Theo NTDTV, Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng