Vì sao cổ nhân rất chú trọng yếu tố “chính” trong âm nhạc và làm người?

06/11/17, 10:44 Cổ Học Tinh Hoa

Văn hóa truyền thống của người xưa thể hiện rất rõ ba yếu tố, đó là “chính”, “hòa”, “đồng”. Ba nhân tố này không những bao hàm trong tất cả các loại hình nghệ thuật mà còn trong cả đạo làm người.

Trong âm nhạc, nếu ngũ âm không chính thì tất sẽ không có sự phối hợp, từ đó cũng sẽ không thể tấu nên được một bản nhạc mỹ diệu, tuyệt vời. (Ảnh: )
Trong âm nhạc, nếu ngũ âm không chính thì tất sẽ không có sự phối hợp, từ đó cũng sẽ không thể tấu nên được một bản nhạc mỹ diệu, tuyệt vời. (Ảnh: Kknews)

Trong văn hóa truyền thống nhắc rất nhiều đến “chính” và “không chính” (tà). Hai nhân tố này không dung hợp cùng nhau, như nước và lửa. “Chính” có thể chế ước được “tà”, duy trì và thúc đẩy sự sinh tồn, phát triển của nhân loại. “Không chính” sẽ khiến con người tranh đấu lẫn nhau và đi đến tuyệt diệt như một số loài sinh vật thời cổ đại.

Người xưa giảng rất nhiều về chính: Chính nghĩa, chính niệm (những ý nghĩ chân chính), chính khí, chính trực, chính đáng, chính phái, chính kiến, chính thức, chính pháp, chính quả, chính giáo, chính đạo, chính xác, chân chính, công chính… Có thể hiểu ngắn gọn rằng, hết thảy những nhân tố thuộc về tốt đẹp, lương thiện, từ bi, hòa bình, tự nguyện, chân thật, khiêm tốn, nhường nhịn đều có thể quy về một chữ “chính”.

Bởi vậy, nếu con người, xã hội, vạn vật mà chính thì đều sẽ khởi những tác dụng tốt và đem lại kết quả tốt đẹp. Ngược lại, con người, sự vật, sự việc, xã hội không chính thì sẽ không có một kết quả tốt đẹp, thậm chí đi đến suy yếu và diệt vong.

“Chính, hòa, đồng” trong âm nhạc

Trong văn hóa truyền thống của người xưa thể hiện rất rõ ba nhân tố, đó là “chính”, “hòa”, “đồng”. Ba nhân tố này cũng được thể hiện trong văn hóa chính thống, trong văn nghệ và trong tất cả các loại hình nghệ thuật của người xưa.

Từ Cổ Cầm người ta có thể thấy rõ được điều này. 5 chính âm của Cổ Cầm bao gồm Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ. Mỗi loại âm này đều có thang âm và đặc tính riêng biệt. Trước khi gảy Cổ Cầm, người ta nhất định phải điều chỉnh tiếng đàn cho chuẩn, cho chính.

Nếu 5 âm này đều được điều chỉnh chuẩn rồi thì khi người chơi đàn gảy bất kỳ dây nào, dây khác đều sẽ tự nhiên cộng hưởng. Nhưng nếu chỉ cần một âm không chính thì khi người chơi đàn gảy bất kỳ dây nào, dây khác cũng sẽ không phản ứng. Điều này thể hiện ra mối liên hệ mật thiết giữa “chính”, “hòa” và “đồng”. “Chính” là trụ cột, cơ sở, là nền tảng của “hòa” và “đồng”.

Âm nếu không “chính” tất sẽ không “hòa”, không “hòa” thì tất sẽ thể hiện ra là không “đồng”. Cho nên, cũng có thể thấy “hòa” là kết quả của đặc tính “chính”. Trong âm nhạc, nếu ngũ âm không chính thì tất sẽ không có sự phối hợp, từ đó cũng sẽ không thể tấu nên được một bản nhạc mỹ diệu, tuyệt vời.

“Chính” còn thể hiện ngay ở hoàn cảnh, tâm trạng… của người gảy đàn. Người xưa gảy đàn Cổ Cầm mà nói cũng không chỉ đơn giản là vì giải trí mà xuất hiện. Người xưa trước khi đánh đàn, phải thắp hương đả tọa, tịnh tâm điều hòa hơi thở rồi mới gảy đàn… Họ không tùy tiện gảy Cổ Cầm, hay nói cách khác, Cổ Cầm không phải nhạc khí mà cổ nhân muốn gảy lúc nào cũng được. Có thuyết gọi là “lục kỵ, thất bất đàn” (6 điều kiêng kỵ và 7 điều cấm khi đàn).

“Thất bất đàn” bao gồm bảy tình huống là: nghe tin có tang ma, khi có tấu nhạc ồn ào, khi có sự cố lộn xộn, người không sạch sẽ, áo mũ không ngay ngắn, không đốt hương, và không gặp tri âmNhững yếu tố này cũng có thể được xem là “không chính”.

“Chính, hòa, đồng” trong đạo làm người

“Chính” là tiêu chuẩn đầu tiên để kết giao và là tiêu chuẩn để bậc hiền nhân dùng người. (Ảnh: )
“Chính” là tiêu chuẩn đầu tiên để kết giao và là tiêu chuẩn để bậc hiền nhân dùng người. (Ảnh: Cyagen)

Con người cũng giống như vậy. Mỗi người tựa như một nốt nhạc riêng biệt có đặc tính riêng của mình. Nếu một người có tâm không chính thì người quân tử có tâm chính sẽ không hùa theo họ, còn người hùa theo cũng là người có tâm không chính.

Bởi vì, người quân tử có tâm chính thì sẽ hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người. Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa.

Thời cổ đại, “chính” cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá phẩm đức của một người. Cổ nhân cho rằng, người tràn ngập tư tâm, tà niệm thì tất sẽ bất trung, bất chính, người ngay chính thì tất sẽ trung thành. “Chính” là tiêu chuẩn đầu tiên để kết giao và là tiêu chuẩn để bậc hiền nhân dùng người. 

“Chính” trên thực tế còn là thể hiện của đạo đức và sự tôn nghiêm (danh dự). Giữa người với người có sự chân thành, tín nhiệm mà không bị những điều bất chính bên ngoài quấy nhiễu thì có thể chống lại được thù địch. Ngoài ra, người có thể hết lòng tin theo như lúc ban đầu cũng được gọi là người trung thành, chính trực.

Thời cổ đại, mỗi vương triều đều thiết lập chức Sử quan chuyên môn ghi chép lịch sử. Đồng thời, xuyên suốt các triều đại thời xưa đều có một quy định là Hoàng đế tuyệt đối không được xem sách sử của triều đại mình.

Trong sách “Thuyết văn giải tự” có ghi: “Sử, ký sự dã. Tòng hựu trì trung. Trung, chính dã”. Ý nghĩa là: Sử, là ghi chép sự việc xảy ra một cách kiên trì, công chính và liền mạch. Cho nên đối với các Sử quan thì yêu cầu cũng rất rõ ràng, ấy là phải trung thực, ngay thẳng không được thiên lệch. Hơn nữa, thời cổ đại còn có quy định là bậc Quân vương thì không được phép xem sách sử của triều đại đương thời. Đây đều là để đảm bảo yếu tố “chính” trong lịch sử các triều đại.

Có thể thấy “chính” là nhân tố vô cùng được xem trọng và xuyên suốt trong văn hóa, đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế của người xưa. Đó cũng là điều đáng để hậu nhân phải suy ngẫm.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?