Những “nữ Pharaoh” nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại

01/05/16, 08:35 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Có thể gọi các nữ hoàng Ai Cập là Pharaoh bởi Pharaoh (tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “ngôi nhà vĩ đại”) là một tước hiệu thông dụng để chỉ những vị vua trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Họ là những người cầm quyền, xây dựng đất nước, mở rộng lãnh thổ, dựng lên các cung điện, lăng mộ, để lại những dấu tích huy hoàng của một đế chế Ai Cập từng tồn tại…

Nitocris-pharaoh-egypt

Trong dòng chảy của lịch sử thế giới, việc một nữ vương cầm quyền không phải là hiếm, nhưng nhìn chung vẫn ít hơn hẳn so với các bậc quân vương là nam giới.

Và không ngoại lệ, Ai Cập cổ đại cũng tồn tại khá nhiều nữ Pharaoh xinh đẹp, quyền lực và có đóng góp lớn cho xã hội, góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử. Cùng điểm lại một vài những nữ Pharaoh nổi tiếng nhất thời Ai Cập cổ đại dưới đây.

1. Merneith – nữ Pharaoh đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Merneith được xem là nữ Pharaoh đầu tiên trong lịch sử Ai Cập. Bà là vị nữ hoàng huyền thoại của Vương triều thứ nhất (vương triều đầu tiên sau khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất).
.

Những "nữ Pharaoh" nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại
Hình ảnh nữ hoàng Merneith

Theo một số tài liệu ghi lại, bà cai trị Ai Cập vào khoảng thế kỷ thứ 30 TCN. Bà là vợ của Pharaoh Djet và mẹ của Pharaoh Den. Những dấu tích cho thấy sự tồn tại của Pharaoh này rất ít, chủ yếu từ ngôi mộ của bà được các chuyên gia phát hiện tại Umm el-Qa’ab.

2. Sobekneferu – nữ hoàng cuối cùng của vương triều thứ XII

Nữ hoàng Sobekneferu hay còn gọi là Neferusobek (có nghĩa là “vẻ đẹp của Sobek“) – bắt nguồn từ tên gọi thần Sobek – vị thần đầu cá sấu quan trọng của người Ai Cập cổ đại.

Những "nữ Pharaoh" nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Theo nhiều sử liệu, bà là con gái của Pharaoh Amenemhat III của vương triều thứ mười hai – vị vua vĩ đại cuối cùng của vương triều này.

Sau khi Pharaoh Amenemhat III mất đi, cái bóng huy hoàng của vương triều thứ mười hai cũng nhanh chóng tàn lụi, những vị pharaoh tiếp theo không thể duy trì được sự ổn định và thịnh vượng nữa.

Những "nữ Pharaoh" nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Thay cha, bà lên cầm quyền, cai trị Ai Cập trong 4 năm khoảng từ 1806 TCN – 1802 TCN sau đó qua đời mà không có vương tử nối dõi. Vương triều thứ mười hai từ đây nhanh chóng sụp đổ, Ai Cập cổ đại rơi vào thời kỳ loạn lạc, đen tối.

3. Hatshepsut – nữ Pharaoh vĩ đại nhất trong lịch sử Ai Cập

Hatshepsut (1508 – 1458 TCN) là con gái lớn của vua Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose, vị vua và hoàng hậu đầu tiên của dòng họ Thutmoside của vương triều thứ XIII.

Sau khi cha băng hà vào năm 1493 TCN, Hatshepsut đã kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II và nhận danh vị Hoàng hậu.

Những "nữ Pharaoh" nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Khi Thutmose II qua đời, Thutmose III còn quá nhỏ chưa đủ khả năng điều hành đất nước, Hatshepsut trở thành nữ Pharaoh đầu tiên của Ai Cập, nắm giữ toàn vương quyền cùng sự tôn trọng của các lãnh đạo tôn giáo đương thời.

Trong suốt 21 năm trị vì – lâu hơn bất cứ nữ Pharaoh nào, bà đã đưa Ai Cập trở thành một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và giàu có.

Người kế tục sự hùng mạnh của đế chế Ai Cập dưới thời Hatshepsut là Thutmose III – “ông hoàng chinh chiến”. Ông đã mở rộng lãnh thổ Ai Cập bằng vô số những cuộc chinh phạt lớn nhỏ.

Những "nữ Pharaoh" nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Hatshepsut cũng được mô tả là một vị nữ hoàng xinh đẹp nổi tiếng, được ca ngợi là một trong những “người phụ nữ đẹp nhất” thời Ai Cập cổ đại.

Sau khi lên nắm quyền, Thutmose III đã đập phá lăng mộ của Hatshepsut nhằm tìm mọi cách để xóa bỏ hình ảnh bà trong tâm trí của nhân dân đất nước sông Nile.

4. Cleopatra VII – vị  nữ Pharaoh cuối cùng của Ai Cập

Cleopatra VII (69 TCN – 30 TCN) là vị nữ Pharaoh cuối cùng của Ai Cập và cũng là một trong những nữ hoàng nổi danh nhất trong mọi thời đại.

Những "nữ Pharaoh" nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại

Bà nổi tiếng vì sắc đẹp, sự thông minh, sắc sảo cũng như những tai tiếng. Có thể nói được 9 thứ tiếng, Cleopatra đã được hưởng nền giáo dục rất toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài năng lãnh đạo từ rất sớm.

Chính vẻ đẹp, sự quyến rũ và sự thông minh của bà đã chinh phục được 2 vị độc tài đầy quyền lực của đế chế La Mã là Julius Ceasar và sau đó là Marcus Antonius. Cả hai đều “chết mê chết mệt” nữ hoàng Ai Cập.

Cuối cùng, trong cuộc chiến tranh giành quyền lực ở La Mã sau khi Ceasar qua đời, Antonius bị Augustus đánh bại. Antonius đã dùng kiếm tự sát. Vì ủng hộ người tình của mình nên khi Antonius qua đời, quá đau đớn, bi quan và tuyệt vọng, bà đã tự sát.

Bà là nữ vương cuối cùng của vương triều Ptolemy của người Hy Lạp trên đất Ai Cập. Chính vẻ đẹp và những câu chuyện xoay quanh bà đã trở thành nguồn cảm hứng gần như bất tận cho mỹ thuật, văn chương, âm nhạc và cả điện ảnh.

Theo Mask, Livescience, Ancient History, Wikipedia

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời