Hàng trăm học viên Pháp Luân Công trên khắp châu Âu luyện công tập thể tại Đức 

Hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã quy tụ và cùng nhau tập luyện các bài công pháp vào sáng sớm 5/11 vừa qua tại Odeonsplatz, một quảng trường ở trung tâm Munich, thành phố lớn thứ 3 nước Đức.

Hàng trăm người cùng nhau luyện tập các bài công pháp và ngồi thiền tại quảng trường Odeonsplatz, Munich. (Ảnh: Internet)

Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Pháp Luân Công giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Rèn luyện thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.

Mặc dù bị đàn áp ở Trung Quốc nhưng hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 140 quốc gia và hơn 100 triệu người đã được hưởng lợi ích từ việc thực hành Pháp Luân Đại Pháp. Các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra trên 30 ngôn ngữ và phổ biến khắp thế giới.

Các học viên ngồi thiền. (Ảnh: Internet)

Sáng sớm 5/11 vừa qua, hàng trăm học viên Pháp Luân Công trên khắp châu Âu từ các nước như Đức, Áo, Nga, Phần Lan,… đã quy tụ về quảng trường Odeonsplatz, thành phố Munich, Đức để thực hành các bài công pháp và giảng rõ sự thật về cuộc bức hại tàn khốc ở Trung Quốc..

Sven Damen, một quản lý bán hàng rất vui khi gặp gỡ với các học viên. “Tôi chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công trước đó. Nhóm luyện công ở đây thật ấn tượng”, Damen nói.

“Đó là một cách tốt để cho mọi người biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Đức không biết gì về cuộc đàn áp. Điều quan trọng là để cho thế giới biết và chúng ta có thể cùng nhau chấm dứt tội ác này”.

Sven Damen đã ký thư thỉnh nguyện nhằm lên án hoạt động mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ, trong đó hầu hết các nạn nhân là học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ trái phép. (Ảnh: Internet)
Người dân tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Một kỹ sư về hưu sống tại thành phố Munich cho hay ông đã biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. “Đó là lý do tại sao tôi ở đây để ký vào đơn thỉnh nguyện”, ông nói.

Các học viên Pháp Luân Công chia sẻ cảm xúc của họ

Ilnair, một sinh viên đại học đến từ Phần Lan cho biết, anh bắt đầu tập luyện khoảng một năm nay và đây là lần đầu tiên anh cùng tập với các học viên từ khắp châu Âu. “Tôi cảm thấy rất thoải mái khi luyện công với nhiều học viên như vậy. Trường năng lượng ở đây thật mạnh mẽ”, anh nói.

Bạn của Ilnair giới thiệu với anh về Pháp Luân Công một năm trước đây. Ilnair nói, việc tu luyện đã thay đổi cuộc sống của anh, “Tôi đã không thể hòa hợp với cha mẹ trong thời gian dài và điều đó khiến tôi rất buồn. Khi thực hành theo các nguyên lý của Pháp Luân Công, tôi đối xử với họ chân thành hơn, chúng tôi đã bắt đầu tìm được tiếng nói chung. Giờ đây họ rất ủng hộ tôi và Pháp Luân Công”.

Ilnair, sinh viên đại học đến từ Phần Lan đã học Pháp Luân Công được 1 năm. (Ảnh: Internet)

Igaor đến từ Bosnia và hiện đang sống ở Vienna, thủ đô nước Áo. Một trong những người bạn Trung Quốc đã giới thiệu anh đến với Pháp Luân Công trong những năm đầu của cuộc đàn áp. “Lần đầu tiên đọc Chuyển Pháp Luân, tôi thấy rất thích quyển sách này, đặc biệt là các nguyên lý trong đó. Tôi quyết định tập luyện ngay.

Tôi thực sự muốn trở thành một người tốt. Hôm nay, tôi đã đến từ sáng sớm. Khi tập các bài công pháp, tôi được bao quanh bởi trường năng lượng mạnh mẽ, đó là một cảm giác rất đặc biệt. Hôm nay, thời tiết khá lạnh, nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm áp và thoải mái”.

Roman, một học viên đến từ Nga chia sẻ: “Cha tôi đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho tôi 9 năm trước khi tôi 23 tuổi”. Các bài tập sáng nay đã cho anh rất nhiều năng lượng và “Tôi thật sự rất thích luyện tập hằng ngày”, anh nói.

Roman đến từ Nga, anh bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp cách đây 9 năm từ cha mình. (Ảnh: Internet)

Raanonds, 23 tuổi bắt đầu tu luyện cách đây 2 năm. “Đây là lần đầu tiên tôi đến Đức. Tôi muốn giúp người Đức nhận thức về cuộc bức hại. Năng lượng sáng nay trong buổi tập rất mạnh mẽ và an hòa”, anh nói.

Raanonds kể, một ngày khi đang đi dạo trong công viên anh thấy một nhóm người đang ngồi thiền. “Tôi thích thiền định và đã đi lại hỏi thăm họ”, anh nói. Có người đã cho anh một quyển sách và tờ giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, sau đó anh về nhà và tìm hiểu thêm trên internet.

“Tôi bắt đầu tập luyện một mình và sau đó gia nhập nhóm học ở địa phương”, Raanonds nói. Anh đã học thêm tiếng Trung vì muốn đọc những quyển sách của Đại Pháp bằng tiếng Trung.

Raanonds (trái) và Latvars (phải) là học viên đến từ Latvia. (Ảnh: Internet)

Latvars 1 học viên đã có 6 năm tu luyện nói: “Một khoảng thời gian trước đây, tôi bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Và vài tuần sau đó tôi đã tìm thấy trang web của Pháp Luân Công rồi đọc được quyển sách Chuyển Pháp Luân.

Tôi nhanh chóng tìm thấy đáp án cho câu hỏi của mình và bắt đầu tu luyện. Tôi cảm thấy năng lượng rất mạnh mẽ khi bắt đầu tự tập các bài công pháp ở nhà. Sau đó, tôi tham gia một nhóm địa phương và cùng học các bài giảng trong sách với họ. Mọi thứ thật tuyệt vời!”

Hoàng An, Theo Clearwisdom Home

Bài liên quan:

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?