Gửi lời cho hậu nhân: Đời người chính là xoay quanh hai chữ “vận mệnh”
Thầy giáo hỏi các em học sinh: “Các em à, các em có biết điều gì quyết định thành bại cả đời người, quyết định hạnh phúc hay không nằm ở đâu không?”. Câu trả lời chính là nằm ở hai chữ “vận mệnh”.
Mỗi lần lên lớp, giữa buổi học thường xen kẽ một tiết mục tạo hứng thú cho lớp. Tôi thích đứng trên bục giảng nói về “đạo lý của nhân sinh”. Sau khi giảng vài lần, phần lớn các học sinh vẫn rất thích nghe. Đều nhao nhao muốn tôi nói tiếp về đạo lý này, không cho giảng bài nữa.
Tôi ngắm nhìn những học sinh lớp 8, trong lòng xuất ra một chút thương cảm. Bởi vì các em đang lãng phí cuộc đời mình. Sự lãng phí này thật đáng sợ, là do ai đã tạo ra? Các em ném tuổi thanh xuân vào trong sách giáo khoa, thực ra đại đa số các em không có hứng thú đối với sách vở.
Các em sinh ra ở vùng đất nhỏ phía nam của Đài Loan này, hoàn cảnh cuộc sống đã giới hạn tầm mắt khám phá của bản thân. Xem các em nghịch ngợm và ồn ào, tuy thô lỗ không văn vẻ gì, nhưng bản tính trẻ trung. Tôi thường giảng ra khỏi bài vở một cách tự do.
Tôi nói với học sinh: “Các em à, các em có biết điều gì quyết định thành bại cả đời người, quyết định hạnh phúc hay không nằm ở đâu không?”. Học trò biết rõ tôi muốn nói “chuyện phiếm” rồi, các em trả lời: “Nỗ lực, nỗ lực đọc sách rồi sau này tìm một công việc tốt”. Tôi chỉ cười mà không đáp.
Tôi nói, nếu như hạnh phúc có thể dựa vào nỗ lực mà tìm ra được, thế thì tốt quá rồi. Tôi cảm thấy đó là điều mà rất nhiều người lớn vẫn dạy các em, nhưng chưa chắc là sự thật. Trên thực tế, các em cũng không rõ đáp án là gì. Tôi nói với các em, đáp án có thể là hai chữ: Vận mệnh.
Có thể nói vận mệnh chính là kịch bản của cuộc đời, đương nhiên ai ai cũng tự mình viết nên kịch bản này, hoặc muốn chỉnh sửa kịch bản này. Ai cũng muốn vở kịch của cuộc đời mình là vở kịch vui, bản thân thì diễn vai chính là một nhân vật đại phú đại quý, vô cùng hạnh phúc. Vấn đề là điều này rất khó, bởi vì kịch bản không phải do con người viết ra.
Đối với tình huống mỗi người đều muốn tranh nhau để diễn vai nam chính và nữ chính, biên kịch không thể làm cho tất cả mọi người đều mãn nguyện như ý, ắt phải có người lên, có người xuống. Nhưng những điều này đều không quan trọng, đây vỏn vẹn chỉ là vở kịch, điểm quan trọng là bạn có thể hiểu rõ sâu sắc chính bản thân mình trong vở kịch ấy hay không.
Nếu cuộc đời như kịch bản, như vậy ắt có người đang xem kịch. Người xem kịch cảm thấy vở kịch thơ văn đơn điệu quá thật không thú vị, cho nên tác giả của vận mệnh vẫn thích sáng tạo ra một chút sóng gió, thăng trầm, vòng xoáy, bay bổng, thất bại, hoan hỉ, tụ họp,… cuộc đời như thế mới cảm thấy sống có ý nghĩa, mới từ trong vở kịch mà giác ngộ bản thân, nhận thức bản thân, nhận thức chân lý, nhận thức Thần, nhận thức giới hạn vượt qua sinh mệnh bản thân.
Những người này mới tái lập định nghĩa bản thân mình, giải trừ sự khống chế của những tri thức có lẽ đã cũ hoặc đã sai đối với não bộ. Những thể thức bố trí đó muốn làm chủ vận mệnh của bạn, nhưng trái lại, bạn muốn làm chủ chính mình, điều này thật không dễ dàng.
Học sinh lớp 8 bản tính còn rất thuần phác, một số em mở to đôi mắt lóe sáng mà nhìn tôi. Tôi nói, đời người vẫn là thuận theo vận mệnh đã an bài mà đổi mới vận mệnh. Hãy để cho vị thần Vận mệnh thích bạn, trước hết bạn nhận biết Thần, tìm được chính mình. Tuổi của thầy năm nay hơi cao rồi, vừa qua tuổi 40, tôi mới biết đời người dựa vào sự quan tâm của Thần, không phải dựa vào bản thân. Thần chính là mệnh của tôi.
Các em tuổi còn nhỏ, đừng gục xuống bàn ngủ mà nghe giảng bài, phải ngồi dậy nghe. Hiện giờ em cứ nằm sấp, về sau có thể là cứ nằm sấp vậy. Tuổi còn nhỏ phải phấn chấn tinh thần. Thầy nói các em biết ba việc: thứ nhất là chuyên chú; thứ hai là tự kỷ luật; thứ ba là kiên nhẫn.
Đây là thiếu sót trong thời niên thiếu của tôi. Tôi thích thứ gì cũng học hỏi một chút, loại nào cũng thích, tựa như trên bầu trời có bao nhiêu vì sao nhiều đến mức không biết chọn ngôi sao nào. Hiện tại tôi khuyên các em, đời người đã chọn lựa rồi thì hãy buông tay, đừng hôm nay thế này, hôm sau thế khác. Chuyên tâm để có thể tập trung tinh thần, các em biết rằng khi dùng kính lúp tập trung ánh sáng tại một điểm, có thể tạo ra ngọn lửa nhỏ mà đốt cháy cả chiếc bàn gỗ này.
Thứ hai là tự kỷ luật. Tự kỷ luật là chính mình biết tự quản. Tự kỷ luật ở một mức độ cao hơn cả nỗ lực, nỗ lực là nhọc nhằn công sức, vẫn là hướng ngoại mà cầu. Tự kỷ luật chính là tu tâm, là tự kiểm điểm bản thân. Có thể tự kỷ luật bao hàm cả yếu tố nỗ lực lao động cực khổ, còn phải tăng thêm rèn luyện về tâm thái. Nó giúp cho các em không quan tâm hơn thua, không vì sự việc bên ngoài mà bị mê hoặc.
Tự kỷ luật đại biểu tố chất của một cá nhân, từ xưa đến nay thành công đều là sản phẩm của sự tự kỷ luật. Chúng ta nói vào lịch sử thời cổ đại, các em thấy các vị hoàng đế Đường Huyền Tông, Càn Long, khi vừa mới bắt đầu đều rất tự kỷ luật, cho nên sức mạnh của quốc gia đạt đỉnh cao. Sau đó thế nào? Tính tự kỷ luật kém cỏi đi. Sủng ái phi tần, hoặc gần gũi nịnh thần. Thế lực của quốc gia từ thịnh chuyển thành suy.
Con người cũng như vậy, có thể tự kỷ luật mới được sự chiếu cố của Thần. Thần không thích con người suốt ngày sám hối, ăn năn rồi lại phạm lỗi giống như trước. Thần thích con người tự kỷ luật, không ngừng tu chính bản thân, đạt được cảnh giới của Thánh nhân. Thần thích con người muốn nâng cao tâm tính để quay trở về, không phải ngoài miệng nhờ cậy Thần nhưng cố chấp không thay đổi. Con người cầu Thần bái Phật đều vô dụng, chỉ có tự kỷ luật, dựa theo tiêu chuẩn cao mà tu luyện tâm của chính mình, mới có thể chuyển biến vận mệnh.
Thứ ba là kiên nhẫn, chính là tiếp tục không ngừng, giống như mặt trời, sẽ không nghỉ ngơi một ngày mà không tỏa ánh sáng quang minh; giống như mặt trăng, sẽ không vì nghỉ ngơi mà không xoay chuyển một ngày. Kiên nhẫn mà chuyên tâm, kiên nhẫn mà tự kỷ luật, cải biến bản thân trở thành một người có tố chất tinh thần cao, kịch bản sinh mệnh của người đó tự nhiên cũng sẽ cải biến. Bởi vì, sẽ không để cho nhân vật anh hùng đi diễn vai một tiểu binh. Cũng sẽ không để bậc đại trí giả đi diễn vai ngu dốt, không thể để đại thánh nhân diễn chú hề.
Khi tinh thần đề cao, hoàn cảnh vật chất của các em cũng sẽ đề cao. Tâm tính thay đổi, hoàn cảnh thay đổi theo, khi bản tính của các em biểu hiện ra, cái xấu liền sửa bỏ đi, bản tính thật của các em sẽ không thể che giấu được, bởi vì bản tính quyết định tất cả.
Các em học sinh, tan học thôi.
Tác giả: Đông Châu
>>> Truyện xưa ngẫm lại: Vì sao học trò không ăn cắp nhưng thầy vẫn đánh đòn?
Liên Hoa, theo Secret China