Yêu nước chẳng may yêu phải Chu Vĩnh Khang thì làm thế nào?
Yêu nước là gì? Một khái niệm tuy đơn giản nhưng rất nhiều người lẫn lộn. Là công dân của một nước, chúng ta đều cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước mình, nhưng rốt cuộc chúng ta yêu điều gì? Yêu nước nhưng lại yêu phải những “con hổ lớn mặt người dạ thú” thì phải làm sao?
Gần đây tôi có vinh dự đọc qua quyển sách mới “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” của luật sư Cao Trí Thịnh. Ông Cao chỉ vì lên tiếng thay cho quần thể những người yếu thế, công khai kêu gọi chính nghĩa, đã nhiều lần bị bắt, bị tra tấn, bị giam lỏng, bị mất tích, sinh ly tử biệt với người nhà, ông ấy đã dùng thiện lương vững chắc bên trong sinh mệnh mà vượt qua biết bao khổ nạn sinh tử, thật sự đã chấn động sâu sắc đến nội tâm tôi.
Một điều mà tôi ấn tượng sâu sắc nhất là, một số cán bộ cấp dưới của chế độ độc tài được viết trong sách, họ trong lúc vừa thực hiện rất nhiều hành vi vô nhân tính tra tấn ông Cao, vừa cao giọng tự nói bản thân họ làm như vậy là vì yêu nước.
Trong lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc không thiếu những anh hùng yêu nước thật sự, họ đã nói cho chúng ta biết yêu nước là gì. Yêu nước chính là cống hiến; yêu nước có nghĩa là khắc chế bản thân; yêu nước có nghĩa là tôn trọng và yêu quý đối với văn hóa và lịch sử của dân tộc mình; yêu nước có nghĩa là đồng cảm với những người yếu thế; yêu nước có nghĩa là dám lên tiếng đối với những bất công trong xã hội, v.v…
Nhưng ở Trung Quốc hôm nay, yêu nước lại bị hình thái ý thức hiện nay bóp méo, đã trở thành cái cớ để cho một số người chửi rủa lăng nhục, vứt bỏ nhân tính, sử dụng bạo lực.
Năm xưa, thử hỏi có mấy “kẻ yêu nước” tin chắc rằng Chu Vĩnh Khang sẽ bị bắt? Nhưng nó đã thật sự xảy ra rồi. Hôm nay ngoảnh đầu lại nhìn thử, những “kẻ yêu nước” được đề cập đến trong quyển sách của ông Cao Trí Thịnh, cái mà họ yêu không phải là đất nước, hết thảy những gì họ làm, đối tượng mà họ bảo vệ, chẳng qua chỉ là một “con hổ” tham nhũng Chu Vĩnh Khang mà thôi.
Cũng đạo lý đó, những “kẻ yêu nước” trong những cảnh sát được viết trong sách kia, cái mà họ yêu chẳng qua là Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang Vương Kiện Bình đã bị bắt. Những “kẻ yêu nước” từng tra tấn dã man ông Cao Trí Thịnh trong nhà ngục Tân Cương, cái mà họ yêu chẳng qua chỉ là Trương Xuân Hiền, kẻ hiện nay đã bị đá sang một bên đang chờ bị bắt.
Tôi sống ở nước Mỹ nhiều năm như vậy, tranh luận chính trị của người dân Mỹ vô cùng nhiều, nhưng tôi lại chưa từng nhìn thấy người Mỹ dùng yêu nước làm vũ khí chỉ trích những người bất đồng quan điểm tư tưởng với mình. Trái lại, người Mỹ cho rằng tham gia chính trị, tranh luận chính trị vừa khéo lại là biểu hiện của lòng yêu nước.
Có thể nói, nếu như không có những cuộc tranh luận lý trí này, thì sẽ không có cuộc sống hạnh phúc của người dân Mỹ hiện nay, nước Mỹ sẽ không trở thành nơi hướng đến của rất nhiều người dân các nước trên thế giới trong suốt một khoảng thời gian dài như vậy.
Đã yêu sai người, thì đó không phải là một chuyện nhỏ! Hiện nay, không ít người Trung Quốc, động một chút là tự khoe khoang bản thân là yêu nước, công kích những người dám nói lên chân tướng sự thật là không yêu nước.
Điều tôi muốn nhắc là, cần phải xem nhiều nghe nhiều, nếu không, miệng tuy nói là yêu nước, nhưng trên thực tế lại là yêu những “con hổ lớn”, “yêu nghiệt loạn quốc” giống như Chu Vĩnh Khang mà thôi (Từ Tài Hậu sau khi ngã ngựa bị giới truyền thông gọi là quốc yêu, tức là yêu nghiệt loạn quốc), há không phải là một bi kịch sao?
Những “kẻ yêu nước” như vậy, thật ra chính là nanh vuốt của những con hổ, điều mà họ lăng nhục lại chính là nhân cách của bản thân mình.
Tác giả: Hạ Văn
Theo Secretchina