Video: Mông Cổ phản đối “diệt chủng văn hóa”, nghi ngờ cảnh sát cũng tham gia biểu tình
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã tiến hành thay thế giảng dạy tiếng Mông Cổ bằng tiếng Hán. Động thái này được coi là chính sách diệt chủng văn hóa tại các vùng dân tộc thiểu số, và ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự phẫn nộ của người dân Mông Cổ cả trong và ngoài nước. Thậm chí, các video cho thấy lực lượng cảnh sát cũng bị nghi ngờ tham gia cuộc biểu tình.
Vào tối 31/8, một số cư dân mạng đăng tải video cho thấy số lượng lớn xe bọc thép chở binh lính xuất hiện trên đường phố Nội Mông.
On Aug. 31, military armored vehicles appeared on the streets of Inner Mongolia, amidst strong protests from Mongolian students and parents against the #CCP‘s policy to cancel Mongolian language instruction.#MongolianLanguage #InnerMongolia #culturalgenocide pic.twitter.com/6bqY5l2dqG
— Jennifer Zeng 曾錚 (@jenniferatntd) September 1, 2020
Theo SOH, đám đông biểu tình tập trung tại các quảng trường trung tâm của các thành phố trên khắp Nội Mông vào ngày 1/9. Trong những ngày gần đây, một số người đã bắt đầu kêu gọi giáo viên, phụ huynh, học sinh, nhạc sĩ, ca sĩ và cả những người chăn nuôi đồng loạt biểu tình tại các thành phố lớn.
Thậm chí, có những đoạn video cho thấy sĩ quan cảnh sát mặc sắc phục cũng tham gia biểu tình.
“Người Mông Cổ phản đối việc ĐCSTQ hủy bỏ giảng dạy tiếng Mông Cổ. Trong đoàn biểu tình có cả cảnh sát mặc đồng phục, có người nói là bị đẩy vào. Tôi có thể chắc chắn với bạn rằng họ là đang ‘đá bóng biên’. Sự việc này chính tôi đã trải qua vào năm 1989.Khi đó, cảnh sát đã nói rõ với tôi rằng họ đang ủng hộ phong trào sinh viên, nhưng nếu bị phát hiện, họ sẽ nói rằng họ đến để duy trì trật tự. Người Mông Cổ làm tốt lắm!”, Đường Bách Kiều (Tang Baiqiao) – Nhà hoạt động ủng hộ Dân chủ nói.
蒙古人抗议中共取消蒙古语教学。抗议队伍中有穿着制度的警察。有人说是被推进了抗议队伍。我可以明确告诉大家,他们这是在打擦边球。这种事情八九年就发生在我上边过。当时警察明确告诉我,他们是在支持学生运动,但是如果被发现,就会说是来维持秩序。
蒙古人好样的!pic.twitter.com/t9QrH2cQBe— baiqiao tang 唐柏桥 (@tangbaiqiao) September 1, 2020
Trước đó vài ngày, Bộ Giáo dục của chính quyền Nội Mông Cổ đã ban hành một văn bản cho biết, bắt đầu từ ngày 1/9, tất cả các trường tiểu học và trung học ở các vùng dân tộc Nội Mông, Cam Túc, Cát Lâm, Liêu Ninh, Thanh Hải và Tứ Xuyên sẽ dần thống nhất sử dụng tài liệu dạy học sử dụng chữ Hán để giảng dạy với ba môn ngôn ngữ, chính trị và lịch sử .
Chủ tịch hội Nam Mông Cổ – Tập Hải Minh (Xi Haiming), hiện đang sống ở Đức cho rằng, động thái của ĐCSTQ rõ ràng là thực hiện chính sách tiêu diệt văn hóa đối với Mông Cổ, nhằm đồng hóa và xóa bỏ văn hóa của các dân tộc khác. Đây là hành động chà đạp lên nền văn minh nhân loại.“Người Mông Cổ chúng tôi nhất định sẽ kháng cự đến cùng. Chúng tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ thể hiện sự quan tâm, không ngồi nhìn nền văn hóa cổ xưa của một dân tộc bị tiêu diệt như thế này, một sự việc đang diễn ra trong thế kỷ 21”, ông Tập Hải Minh nói thêm.
没有下跪,不愧是成吉思汗的子孙。蒙古族学生抗议共匪取消蒙语教学,请支持他们🤒🤒🤒 pic.twitter.com/J7eK7v0ZMm
— 漁夫 (@cnfreewang) August 30, 2020
Thực ra, trước khi thực hiện âm mưu tiêu diệt ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, ĐCSTQ đã tàn phá chữ Hán truyền thống ở Đại lục.
Trong bài “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” của ban biên tập Cửu Bình có ghi: “Trung Quốc vốn có văn hóa truyền thống thâm sâu. Để cắt đứt liên hệ giữa người Trung Quốc và văn hóa truyền thống, từ trước khi Đảng cộng sản được thành lập, chủ nghĩa cộng sản đã thao túng cuộc “Vận động Văn hóa Mới”, tiến hành công kích một cách ác độc đối với ngôn ngữ văn học, tư tưởng đạo đức truyền thống. Các cuộc “vận động văn bạch thoại”, “vận động đơn giản hóa chữ Hán” đã cắt đứt liên hệ giữa người Trung Quốc và văn hóa truyền thống”.
Vào tháng 5/1966, “Cách mạng Văn hóa” được lãnh đạo bởi Mao Trạch Đông, dưới khẩu hiệu “Cách mạng dù tạo phản thì cũng là tạo phản một cách đúng đắn, là vô tội” của Hồng vệ binh. Hậu quả là rất nhiều văn vật, kiến trúc, di tích bị phá bỏ, thêm vào đó là giáo viên, phụ huynh, học sinh, và toàn bộ xã hội Trung Hoa đều rơi vào một thời kỳ cực kỳ thảm khốc, và số người chết ước tính lên đến cả chục triệu người.
Lương Phong (t/h)