Vì sao xe tăng mạnh nhất T-14 của Nga không vào Ukraine?

16/05/22, 11:52 Góc Nhìn

Nga có hàng loạt vũ khí hàng đầu thế giới, như xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được mệnh danh là xe tăng mạnh nhất, xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất T-15, cũng như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ưu tú Su-57, và robot chiến đấu “Uranus”, Nhưng những vũ khí bất khả chiến bại trên toàn thế giới này đã không xuất hiện trên chiến trường Ukraine, lý do đằng sau nó là gì?

Xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất T-14 Armata

Đầu tiên chúng ta hãy giới thiệu chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất T-14. Armata là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Nga, được mệnh danh là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới. Nó đã xuất hiện trong cuộc diễu hành quân sự ở Quảng trường Đỏ năm 2015, và kể từ đó đã trở thành ‘khách quen’ của cuộc diễu hành quân sự trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, và cuộc diễu hành quân sự trên Quảng trường Đỏ năm nay cũng không bỏ lỡ.

Xe tăng T-14 Armata
Xe tăng T-14 Armata tập duyệt binh ở ngoại ô Moskva hồi tháng 4/2019. (Ảnh: Vitaly Kuzmin)

Các chỉ số kỹ thuật tân tiến

Armata sử dụng phiên bản cải tiến của pháo chính 2A82 125mm, tốt hơn hẳn loại 2A46 mà Nga đã sử dụng nửa năm nay, đặc điểm quan trọng nhất là sử dụng tháp pháo không người lái. Chúng ta biết rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga trước đây, khoang chứa đạn và các thành viên tháp pháo đều ở chung một gian, nếu không cẩn thận thì sẽ cùng mất mạng.

Với xe tăng chiến đấu chủ lực Armata, Nga cuối cùng cũng thoát khỏi tiếng xấu vì bỏ mặc sự sống chết của binh sĩ. Cả 3 người lính đều ở bên trong xe tăng. Bên trong tháp pháo có súng chính, bộ nạp đạn tự động, khoang chứa đạn cùng một số thiết bị quang học và điều khiển hỏa lực. Ý tưởng thiết không tệ. Bởi vì các thành viên tập trung bên trong thân xe, lớp giáp trước của thân xe có thể được tăng cường, đồng thời khối lượng của tháp pháo được giảm bớt, giúp nó ít bị tấn công hơn.

Ngoài ra, điểm nhấn lớn nhất là được trang bị ‘hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit’. Đây đã là hệ thống phòng thủ chủ động thế hệ thứ 3 của Nga. Hệ thống phòng thủ chủ động là gì? Bây giờ các loại tên lửa chống tăng ngày càng uy lực, nào là FGM-148 Javelin, NLAW, một binh sĩ vác hỏa tiễn cũng có thể cho nổ tung xe tăng, nhưng xe tăng lại được mệnh danh là vua chiến đấu trên bộ, vậy phải làm thế nào? Nó phải giống như tàu chiến, được trang bị tên lửa có thể đánh chặn tên lửa, đây chính là hệ thống phòng thủ chủ động.

Nói chung, các hệ thống phòng thủ chủ động bao gồm các radar, thường là radar sóng milimet. Người Israel tiên tiến hơn, họ sử dụng radar mảng pha chủ động. Radar có thể phát hiện tên lửa đối phương đang bay tới, sau đó phóng lựu đạn vào tên lửa đối phương. Lựu đạn phát nổ trong một phạm vi nhất định, các sóng xung kích và mảnh vỡ có thể tiêu diệt tên lửa đối phương. Ngoài tên lửa, hệ thống phòng thủ chủ động của Nga cũng có thể tiêu diệt đạn xuyên giáp uranium nghèo của Mỹ, nhờ đó xe tăng có hệ thống phòng thủ chủ động cũng không còn sợ tên lửa đối phương nữa.

Ngoài ra, sức mạnh của T-14 Armata là động cơ diesel mới, thường cho công suất 1500 mã lực, cao hơn rất nhiều so với động cơ 1100 mã lực của T-90.

Xe tăng T-14 Armata
Xe tăng T-14 Armata

Giá rẻ

Bạn thấy đấy, các công nghệ khác nhau của T-14 Armata là quá tốt, về lý thì chúng nên được sản xuất ngày càng nhiều. Theo tin tức năm 2021, tạp chí ‘The Diplomat’ cho rằng một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Armata có giá khoảng 3,8 triệu USD. Đây là mức giá quá rẻ. Ba Lan đã chi 4,75 tỷ để mua 250 xe tăng chiến đấu chủ lực M1, như thế trung bình mỗi chiếc gần 20 triệu USD. Mức giá này đã bao gồm giá đạn dược, huấn luyện và các phương tiện phụ trợ khác, bản thân xe tăng M1 không quá đắt nhưng cũng từ 12 triệu đến 15 triệu. Nói cách khác, đối với một xe tăng M1 của Mỹ, bạn có thể mua 3 chiếc Armata của Nga.

Armata có pháo tiên tiến, tháp pháo không người lái và hệ thống phòng thủ chủ động mà giá vẫn rẻ, vậy tại sao người mua trên khắp thế giới không mua T-14 Armata? Thật kỳ lạ, không chỉ các quốc gia khác trên thế giới không mua Armata mà ngay cả chính Nga cũng không sản xuất Armata.

Nhiệm vụ chính là duyệt binh ở Quảng trường Đỏ

Theo các báo cáo, Bộ Quốc phòng Nga ban đầu có kế hoạch mua 2.300 xe tăng trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, kế hoạch này đã nhiều lần bị trì hoãn. Ban đầu, Phòng thiết kế Ural dự định giao T-14 sản xuất hàng loạt vào năm 2018. Kế hoạch này đã bị trì hoãn. Có thông báo rằng lô xe tăng đầu tiên gồm 9 chiếc sẽ được giao vào năm 2019 nhưng nó lại bị trì hoãn. Việc thử nghiệm 20 chiếc và giao hàng 80 chiếc dự kiến ​​vào cuối năm 2021 cũng lại bị trì hoãn. Vào năm 2021, Nga dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt Armata vào năm 2022.

100 xe tăng đầu tiên được sản xuất sẽ được trang bị cho Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 2. Tuy nhiên, Ukraine đã bắt đầu chiến đấu, Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 2 đã bị đánh cho tan tác ở Ukraine, và hiện tại vẫn chưa thấy tin tức về việc sản xuất hàng loạt xe tăng Armata nữa. 

Đây là lý do tại sao mọi người không nhìn thấy T-14 Armata ở Ukraine, bởi vì Armata hoàn toàn không được sản xuất hàng loạt, và các đơn vị tại ngũ của Quân đội Nga cũng không trang bị T-14 Armata, chỉ có 20 mẫu thử nghiệm. Nhiệm vụ chủ yếu hàng năm của chúng là duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.

Không sản xuất hàng loạt vì công nghệ không đủ tốt

Thế thì có một câu hỏi đặt ra là vũ khí tốt như vậy, giá lại rẻ như vậy tại sao Nga lại không sản xuất. Giờ các bạn thấy Nga bị Ukraine đánh bại nhiều trận như vậy, nếu trang bị Armata, một khi hệ thống phòng thủ tự động Malachite được bật lên thì 10 tên lửa FGM-148 của Mỹ cũng vô dụng.

FGM-148 Javelin
Tên lửa chống tăng thế hệ 3 FGM-148 Javelin của Mỹ. (Ảnh: Shoha)

Bởi vì lý do thực sự rất đơn giản, đó là kỹ thuật của Armata không đủ tốt, nên nếu đưa nó ra chiến trường cũng vô ích. Cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ còn có thể nâng cao tinh thần của ‘người trong nhà’, nhưng khi thực chiến trên chiến trường, không chỉ khiến nhuệ khí của nước Nga mất đi mà danh tiếng của ngành quân sự Nga cũng không còn, sau này làm sao có thể làm ăn với Ấn Độ được nữa.

Bạn thấy đấy, bây giờ tháp pháo T-72 đã bị lật xuống đất, có thể nói rằng đây là một vũ khí cũ từ thời Liên Xô, là hàng tồn kho ở Nga. Su-25, Su-27 cũng bị bắn rơi nhiều lần, có thể nói đây là máy bay cũ từ thời Liên Xô, còn Ukraine chiến đấu bằng vũ khí do Mỹ viện trợ. Nhưng nếu Armata ra chiến trường và bị phá hủy bởi tên lửa FGM-148, thì lúc này Nga không thể nói rằng vũ khí tối tân nhất của mình thậm chí không thể đánh bại được FGM-148 của Mỹ sản xuất cách đây 30 năm, như thế thật là mất mặt.

Lý do khiến Armata khó sản xuất hàng loạt, không có trên chiến trường là do công nghệ chưa đủ. Theo một báo cáo năm 2020 của trang Lenta.ru – một tờ báo trực tuyến của Nga: Động cơ turbo diesel 12 xi-lanh loại X mới được sử dụng trong xe tăng Armata có thể bị ngừng sản xuất. Đơn vị phát triển Cục Nghiên cứu và Thử nghiệm “Seagull” sẽ ngừng tiếp tục thử nghiệm động cơ này, do lỗi thiết kế của động cơ và các thông số kỹ thuật không thể đạt được, dẫn đến hiệu suất động cơ không đạt tiêu chuẩn, không thể sản xuất hàng loạt. Trong quá trình thử nghiệm, người ta phát hiện ra rằng hệ thống điều khiển hỏa lực của T-14 Armata có sai sót nghiêm trọng, phải mất rất nhiều thời gian để sửa đổi và gỡ lỗi.

Bị nổ tung trên chiến trường 

Không phải là Armata không có mặt trên chiến trường, mà là nó đã ở trên chiến trường và bị nổ tung. Theo báo chí Nga, vào năm 2020, quân đội Nga có ít nhất 5 xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được đưa vào Dãy núi Latakia ở Syria để chiến đấu chống lại phe đối lập có vũ trang, nhưng 3 chiếc đã bị trúng tên lửa chống tăng TOW 2B, 1 trong số đó đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều này cho thấy, hệ thống phòng thủ chủ động của Nga không dễ sử dụng trong thực chiến, dưới sức xuyên giáp cực mạnh của tên lửa chống tăng TOW 2B thì khả năng bị xuyên giáp là rất cao.

Tên lửa chống tăng TOW-2B
Tên lửa chống tăng TOW-2B của Mỹ. (Ảnh: Sina)

Tên lửa TOW 2B là phiên bản mới nhất của dòng chống tăng TOW. So với đạn đạo truyền thống, nó sử dụng chế độ tấn công đỉnh, tương tự như NLAW của Anh. Đầu đạn bắn xuống, xuyên qua xe tăng đối thủ. Thực tế chiến đấu đã chứng minh, hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit của Armata được trang bị dường như không phát huy tác dụng tốt đối với các tên lửa bay tấn công đỉnh này, khi đưa vào chiến trường Ukraine, đối mặt với NLAW của Anh và Javelin của Mỹ rất có thể nó sẽ bị đánh trúng.

Xe chiến đấu bộ binh BMPT và xe chiến đấu siêu bộ binh T-15

Ngoài xe tăng Armata còn có một loại xe chiến đấu bộ binh toàn năng, đó là xe chiến đấu bộ binh BMPT của Nga. Biệt danh của nó rất sát khí, được gọi là “Kẻ hủy diệt”, hoặc “kẻ thu hoạch kết hợp tử thần”. Ngay khi nghe cái tên, bạn sẽ nghĩ đó là một vũ khí bước ra từ khoa học viễn tưởng. Và kể từ khi vũ khí này ra đời, nó vẫn luôn dừng lại ở mức truyền thuyết.

Trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất, Nga đã bị Chechnya đánh bại trong cuộc giao tranh ở thành phố, vì vậy Nga quyết định phát triển một loại xe chiến đấu bộ binh mới. Chiếc xe tăng BMPT này cuối cùng đã được Cục thiết kế Ural của Nga phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72. Xe chiến đấu bộ binh cải tiến dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.

Nhìn bề ngoài chiến xa này rất ngầu và khoa học viễn tưởng, phía trên thân xe là một trạm vũ khí điều khiển từ xa, chủ yếu được trang bị 2 khẩu pháo tự động 30mm, có thể tấn công các mục tiêu bọc thép với tốc độ bắn cao 550 phát/phút, sẵn sàng bắn 850 phát. Ngoài ra, còn có một súng máy 7,62mm và 4 tên lửa chống tăng xoắn ốc ở hai bên tháp pháo. Tên lửa này là tên lửa chống tăng siêu thanh có đường kính 130mm, trọng lượng 49,5kg, tầm bắn lên tới 6000 mét, tốc độ bay tối đa 550m /giây.

Tốc độ nhanh hơn  FGM-148 rất nhiều, trong mắt nhiều người hâm mộ quân đội, đây chính là một xe tăng sát thủ. Cấu hình hỏa lực như vậy mạnh hơn nhiều so với BTR-80 và BTR-82 cũ của Nga. Chỉ nhìn vào sức mạnh trên giấy tờ, chưa nói đến Xe chiến đấu Bộ binh Mỹ Bradley, dù có đụng độ xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của Mỹ thì chiến xa BMPT cũng có phần vượt trội hơn.

BMPT-72
Xe chiến đấu hộ vệ tăng BMPT-72 mang biệt danh “Kẻ hủy diệt”. (Ảnh: Army Recognition)

Nga không chỉ có BMPT mà còn có Terminator III, hay còn gọi là T-15, một siêu xe chiến đấu bộ binh được phát triển dựa trên T-15 Armata. Năm 2015, nó được ra mắt tại lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ cùng lúc với chiến xa Armata. Khung gầm giống với xe tăng Armata. Trạm vũ khí điều khiển từ xa giống với BMPT. Trong tương lai, một bộ tích hợp Hệ thống phòng không sẽ được lắp đặt, và nó sẽ hoàn toàn không cần người lái.

Người ta cho rằng BMPT được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2008 và xuất hiện tại Triển lãm vũ khí Nga vào năm 2009. Một chiếc xe tăng như vậy đã được chuyển giao cho Quân đội Nga cách đây 14 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa xuất hiện ở Ukraine. Theo sức mạnh trên giấy tờ, thì với chiến xe tăng này Quân đội Nga sẽ là bất khả chiến bại. Xe tăng Armata được trang bị Afghanit có thể bảo vệ trước bất kỳ tên lửa nào đang bay tới và không sợ bất kỳ kẻ thù nào trên chiến trường. Khi nói đến chiến tranh trong đô thị, thì chiến xa BMPT và T-15, những chiến xa đã tiếp thu kinh nghiệm chiến đấu trên đường phố Chechnya, sẽ là kẻ thù truyền kiếp.

Robot chiến đấu Uranus

Về phần robot chiến đấu “Uranus”, ngoài cái tên đẹp đẽ, thì trông nó còn không bắt mắt bằng xe nguyên mẫu. Bạn không thể nghĩ rằng “Uranus” là một người máy khi bạn nhìn vẻ ngoài của “Uranus”. Robot “Uranus” chẳng qua là lấy tháp pháo không người lái của BMTP lắp vào xe bánh xích không người lái, chưa nói đến việc đưa vào thực chiến, tôi nghĩ ngay cả bài kiểm tra cũng không vượt qua được. Một thứ vũ khí thậm chí còn chưa có mặt trong lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, thì không đáng để lấy ra khoe khoang.

 Robot chiến đấu Uran-9 của Nga. (Ảnh: People)

Lý do những vũ khí được gọi là tiên tiến không xuất hiện trên chiến trường

Nhiều người khoe khoang vũ khí của Nga mạnh thế này thế kia, nếu vũ khí của Nga thực sự mạnh như vậy thì Nga đã không bị đánh thành bộ dạng như hiện nay ở chiến trường Ukraine. Thật lạ nếu một sản phẩm rẻ và dễ sử dụng lại không được ai mua? Chỉ có một khả năng, rằng nó không tốt như quảng cáo chút nào. Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Hoa Kỳ với đơn giá 12 triệu đô la Mỹ đang được các nước trên thế giới đổ xô tìm mua.

Nga muốn bán xe tăng Armata của riêng mình, nhưng liệu có ai dám sở hữu loại vũ khí và thiết bị tiên tiến như vậy không? Đầu năm nay Ấn Độ vốn cân nhắc việc mua xe tăng Armata, nhưng khi trận chiến ở Ukraine đánh xong, thì e rằng cũng không dám mua nữa.

Đừng nói T-14 Armata, chỉ nói rằng T-90M tiên tiến nhất của Nga hiện đang tại ngũ, đã bị nổ tung như thế nào trên chiến trường, hệ thống phòng ngự chủ động của nó chỉ có tác dụng với phe mình còn đối với phe địch thì không có hiệu lực.

Thực ra vũ khí của Nga và Đảng Cộng sản Trung Quốc trên giấy tờ có vẻ rất tốt, nhưng thực lực có bao nhiêu thì cần phải xem lại. Từ đánh giá kinh nghiệm của Moskva và xe tăng Armata, thì hiệu quả của những loại vũ khí này không hề giống như ‘quảng cáo’.

Tác giả: Chu Tử Định

Bài viết thể hiện đánh giá và phân tích của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinh Hoa

Tử Vi (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!