Vì sao Trung Quốc lại sợ thuế quan và lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?

20/10/21, 14:36 Thế giới
A cargo ship loaded with containers berths at a port in Qingdao in China's eastern Shandong province on January 14, 2020. - China's trade surplus with the United States narrowed last year as the world's two biggest economies exchanged punitive tariffs in a bruising trade war, official data showed on January 14, on the eve of a deal to ease tensions. (Photo by STR / AFP) (Photo by STR/AFP via Getty Images)

Các lệnh trừng phạt và thuế quan của cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Chính quyền mới cũng đang thực thi các mức thuế và hạn chế này.

Một con tàu chở hàng chất đầy container cập cảng ở Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc vào ngày 14/1/2020. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ thu hẹp vào năm ngoái khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ăn miếng trả miếng bằng thuế quan và trừng phạt . (Ảnh qua Getty Images)

Tiếp tục áp dụng hạn chế thương mại với Trung Quốc như thời chính quyền Trump, trong 10 tháng đầu cầm quyền, chính quyền Biden đã cấm nhập khẩu một số nguyên liệu từ Tân Cương và trừng phạt Bắc Kinh vì vi phạm nhân quyền tại khu vực này, hỗ trợ NATO chuyển trọng tâm sang Trung Quốc, tuyên bố chính quyền Trung Quốc là mối đe dọa an ninh toàn cầu. 

Trước đó, chính quyền Trump cấm đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc, chặn 59 công ty Trung Quốc vì có quan hệ quốc phòng với chính quyền Bắc Kinh, chống lại các công ty viễn thông Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia và có vẻ như nhiều quốc gia khác cũng đang đi theo lộ trình tương tự.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết thuế quan thời Trump vẫn tồn tại cho đến nay; trong khi đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai có thể sẽ khởi động một cuộc điều tra theo Mục 301 đối với Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến nhiều mức thuế quan hơn.

Khi chính quyền Trump áp đặt thuế quan ban đầu, họ đã nhắm rõ mục đích đẩy các nhà sản xuất Hoa Kỳ và nước ngoài ra khỏi Trung Quốc, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều người hy vọng rằng điều này sẽ đưa Bắc Kinh vào bàn đàm phán để Tai và các quan chức khác có thể đàm phán các điều khoản thương mại công bằng hơn với Trung Quốc, hoặc sự ra đi của các công ty Hoa Kỳ và nước ngoài sẽ chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc với tư cách là “công xưởng của thế giới”.

Thuế quan đã trở thành một chủ đề phân cực chính trị ở Hoa Kỳ. Nhiều chính trị gia và phương tiện truyền thông nổi tiếng đã cố gắng lên án thuế quan, nói rằng chúng không có tác dụng. Tuy nhiên, bằng chứng rõ ràng là bất chấp chi phí tiêu dùng ở Hoa Kỳ tăng cao, thuế quan vẫn là đòn đánh hiệu quả lên nền kinh tế Trung Quốc.

Một bài báo của Washington Post cho thấy các mức thuế quan mới của Hoa Kỳ trong năm 2018 và 2019 đã khiến hơn 1.800 công ty con do Hoa Kỳ tài trợ phải dừng tất cả các hoạt động tại Trung Quốc, tăng 46% so với năm trước. Và con số này chỉ bao gồm các công ty Hoa Kỳ. Các công ty nước ngoài cũng đang học theo Hoa Kỳ – chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, bao gồm Samsung Electronics của Hàn Quốc và LG Electronics, cũng như các nhà sản xuất giày Puma và Adidas của Đức,….

Thuế quan của Hoa Kỳ đã tạo ra một lỗ hổng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Khi Bắc Kinh vật lộn với một nền kinh tế trong khi đại dịch hoành hành, các vấn đề vận chuyển, khủng hoảng tín dụng, thiếu điện, vỡ nợ bất động sản và đàn áp của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lên mọi thứ, thuế quan thành công ngăn cản Trung Quốc dựa vào xuất khẩu để kéo nó ra khỏi vũng lầy kinh tế.

Thuế quan là một trong nhiều công cụ trong kho vũ khí của Hoa Kỳ để bảo vệ thương mại Mỹ, nền kinh tế Mỹ và cuối cùng là người lao động Mỹ. Nhiều tổng thống Hoa Kỳ đã phớt lờ những lời khiển trách từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hoặc các tổ chức quốc tế về việc áp đặt thuế quan thương mại, coi việc bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ là việc trong nước. Các chính quyền trước đây đều tin rằng Hoa Kỳ có quyền tự vệ, và có vẻ như Yellen và Tai đều duy trì niềm tin tương tự.

Khi WTO ra phán quyết rằng Hoa Kỳ không có quyền áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc vì chuyển giao công nghệ bắt buộc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã rất vui mừng. WTO đã đi đến quyết định này, mặc cho thực tế là luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc quy định rõ ràng rằng các thực thể nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc. Sau đó, Đại diện Thương mại  Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã lên tiếng phản đối rằng Hoa Kỳ có quyền bảo vệ lợi ích thương mại của mình. Trong khi đó, ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng Hoa Kỳ nên đưa những bất bình của mình lên WTO, thay vì tự giải quyết vấn đề.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu ​​nhiều thiệt hại: 60.000 nhà máy đóng cửa, mất 4 triệu việc làm. Năm 2001, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa trị giá 102 tỷ đô la từ Trung Quốc. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên gần 435 tỷ USD.

Ngoài việc mất việc làm, còn có những tác động đến an ninh quốc gia khi phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài. Đại dịch đã chứng tỏ tầm quan trọng của việc xây dựng lại cơ sở công nghiệp của Hoa Kỳ, thay vì dựa vào quốc gia khác. Thuế quan làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, khuyến khích người Mỹ mua hàng nội địa. Người Mỹ càng mua nhiều sản phẩm trong nước, thì càng có nhiều nhà máy và việc làm được tạo ra, từ đó giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở nước ngoài.

Thực tế là thuế quan đã bảo vệ lợi ích của người Mỹ trong các chính quyền trước đây. Cựu Tổng thống Barack Obama đã đưa ra WTO số vụ kiện Trung Quốc nhiều gấp đôi so với chính quyền tiền nhiệm. Cùng với chính sách Sản xuất tại Mỹ, ông đã áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc, điều này làm tăng sản xuất và xuất khẩu của Hoa Kỳ. Các mức thuế nhôm thời Trump đã cứu ngành công nghiệp nhôm của Hoa Kỳ, hồi sinh ngành sản xuất, tạo việc làm và thu hút đầu tư. Thuế quan cũng có thể gửi một tín hiệu đến các đối tác thương mại của Hoa Kỳ. Thuế quan của Hoa Kỳ đối với thép của Hàn Quốc khiến Hàn Quốc tự nguyện giảm xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Thương mại với Trung Quốc không phải là miễn phí. Ngay cả trước chiến tranh thương mại, mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ vẫn là 8%, cao hơn gấp đôi so với 3,1% mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Thương mại với Trung Quốc cũng không công bằng. Các công ty Hoa Kỳ buộc phải cạnh tranh trong thị trường trợ cấp của nhà nước và mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, trung bình khoảng 20%. Các công ty Hoa Kỳ ở Trung Quốc cũng gặp khó khăn bởi các hạn chế tiếp cận thị trường và chuyển giao công nghệ bắt buộc.

Thuế quan và các hạn chế khác đối với Trung Quốc sẽ khiến ĐCSTQ không có tiền để hiện đại hóa quân đội, đồng thời bảo vệ việc làm và đảm bảo quốc phòng của Hoa Kỳ bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng nước ngoài.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới