Vì sao so sánh thảm sát Thiên An Môn với bạo loạn Mỹ là hoàn toàn sai lầm?

29/06/20, 17:19 Góc Nhìn

Ngày 4/6 vừa qua là kỷ niệm 31 năm sự kiện Lục Tứ (4/6/1989). Cũng vào thời điểm này, những cuộc bạo loạn và xung đột dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra tại Mỹ. Vì vậy, nhiều người đã so sánh thảm sát Lục Tứ với các cuộc bạo loạn ở Hoa Kỳ hiện nay. Vậy tại sao sự so sánh này lại là hoàn toàn sai lầm?

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cùng xe tăng canh gác khu vực Đại lộ Trường An tại quảng trường Thiên An Môn, ngày 4/6/1989. (Ảnh qua Epoch Times)

Vụ việc này thật ra không có gì mới mẻ. Đầu năm 2005, một nhà văn Đài Loan là Lý Ngao đã được mời diễn giảng tại Đại học Bắc Kinh. Trong bài phát biểu của mình, Lý Ngao đã trích dẫn các ví dụ về việc sử dụng quân đội để đàn áp làn sóng biểu tình của nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Đức kể từ năm 1932, và nhấn mạnh rằng chính phủ không thể dung thứ cho việc dân chúng chiếm đóng quảng trường chính quyền Trung ương. 

Lý Ngao lên án mạnh mẽ rằng: “Bất kỳ chính phủ nào trên thế giới đều là một lũ khốn vào thời điểm này”

Một số người nói rằng câu nói này của Lý Ngao ngụ ý chỉ trích sự kiện Lục Tứ, gây ra bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, những người khác chỉ ra rằng, việc Lý Ngao so sánh sự kiện Lục Tứ với các hành động xử lý bạo loạn của các chính phủ dân chủ phương Tây, thực chất là đang giải vây cho ĐCSTQ. “Họ đều là một lũ khốn, tức là không ai là lũ khốn cả”.

Nhìn lại những cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992. Tổng thống đương nhiệm khi đó là Bush cha đã sử dụng Luật Phản loạn để huy động hơn 4.000 người trong Quân đội và Thủy quân lục chiến để dập tắt cuộc bạo loạn. Thời điểm đó rất gần với sự kiện Lục Tứ. Mọi người vẫn còn nhớ rất rõ, nhưng không ai so sánh sự việc của Bush cha với sự kiện Lục Tứ.

Sự so sánh này thật ra là hoàn toàn sai lầm

Sự so sánh vụ thảm sát Lục Tứ của ĐCSTQ với việc chính phủ các nước dân chủ cử quân đội và cảnh sát để dập tắt cuộc bạo loạn rõ ràng là một sai lầm.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ bên ngoài trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên Đại lộ Chiangan trước khi xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh qua Getty Images)

Thứ nhất, tại các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp và đi theo đảng phái, kèm theo đó là những kỳ bầu cử dân chủ. Do đó, họ hoàn toàn có thể bày tỏ sự phản đối một cách hòa bình và thậm chí có thể thay đổi chính phủ. Theo tiền đề này, nếu có những người biểu tình gây nguy hiểm cho trật tự xã hội và xâm phạm lợi ích của người khác, chính phủ chắc chắn có quyền ngăn chặn bằng vũ lực. Ở đây, những gì chính phủ dân chủ làm chỉ dừng lại ở việc thị uy đối với các cuộc biểu tình bất hợp pháp hoặc phần gây nguy hiểm cho trật tự xã hội. Chính phủ dân chủ chỉ duy trì trật tự, chứ không đàn áp hay tước đoạt quyền tự do ngôn luận, hội họp và quyền thay đổi chính quyền thông qua bầu cử. Trong khi đó, tại Trung Quốc, một quốc gia độc tài thì khác, ở đó người dân không có quyền tự do ngôn luận, hội họp, và không có quyền thay đổi chính phủ thông qua bầu cử.

Thứ hai, phong trào Dân chủ năm 1989 là một phong trào phản kháng trong hòa bình. Trong phong trào này, không có vụ cướp nào xảy ra ở tại một thành phố lớn như Bắc Kinh, ngay cả những tên trộm cũng tuyên bố sẽ không đi ăn trộm. Sau khi áp dụng thiết quân luật, chính quyền đã sơ tán cảnh sát, sinh viên và công dân ngay lập tức thành lập các tổ chức tự phát để duy trì trật tự. Những điều này đều được ghi lại vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ĐCSTQ tuyên bố rằng có một cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Bắc Kinh, các lực lượng thiết quân luật phải tiến hành đàn áp. Một số người tin đó là sự thật vì cũng đã có những người lính bị giết. 

Ngô Nhân Hoa, cựu giảng viên và học giả lịch sử tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc đã chỉ ra rằng, bạo loạn trước hay nổ súng trước là một câu hỏi quan trọng liên quan đến sự thật của sự kiện Lục Tứ. Ngô Nhân Hoa thông qua nghiên cứu các mốc ‘thời gian’ đã chứng minh rằng đó là quân đội giết người trước, sau đó cuộc nổi loạn của người dân mới bắt đầu, tức là những người lính giết người là lý do, cuộc bạo động của người dân là kết quả. Các binh sĩ đã nổ súng giết người trước 10 giờ tối ngày 3/6, và không có người lính nào chết trước 1 giờ sáng ngày 4/6. Ngô Nhân Hoa nói rằng thật dễ dàng để vạch trần những lời dối trá của ĐCSTQ và đội quân “50 Xu”: Yêu cầu cung cấp các bằng chứng chứng minh những người lính đã chết trước 10 tối 3/6. Nhìn lại các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992 tại Hoa Kỳ và cuộc biểu tình này, mặc dù có nhiều sự cố bạo lực xảy ra như đập phá, cướp bóc, nhưng về cơ bản khác với phong trào Dân chủ năm 1989.

Thứ ba, sự kiện Lục Tứ không chỉ là giải tán biểu tình, cũng không phải là vấn đề thực thi thiết quân luật. Bởi vì ĐCSTQ đã sử dụng xe tăng, súng máy và các vũ khí hạng nặng gây chết người khác. Lục Tứ không phải là một cuộc giải tán biểu tình, mà là một vụ thảm sát. Chính quyền không chỉ giết chết các sinh viên và công dân trong quảng trường mà còn truy nã, bắt giữ những người không ở đó. Đây không chỉ là một cuộc giải tán biểu tình mà là một sự đàn áp trắng trợn. Khi nói đến việc thi hành thiết quân luật, chưa đề cập đến sự bất hợp pháp của thiết quân luật, vấn đề là thiết quân luật này chỉ nhắm vào ‘một số khu vực của Bắc Kinh’, nhưng sự đàn áp tiếp theo không chỉ nhắm vào một số khu vực của Bắc Kinh mà còn nhắm vào tất cả các nơi trên toàn quốc, bất kể đó là thành phố hay nông thôn, bất kể là ven biển hay nội địa, không ai có thể thoát khỏi biến cố. 

Trong cuộc đàn áp mang tính toàn quốc này, không hẳn là 100%, nhưng ít nhất 99% người dân đã phản kháng trong hòa bình và không dính líu đến bất kỳ hành động bạo lực nào. Còn việc đánh giá đối với một số ít những kẻ ‘côn đồ’ thì lại là vấn đề khác. Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng ngay cả từ góc độ dập tắt cuộc bạo loạn, Lục Tứ không phải là một cuộc giải tán bạo loạn thông thường, mà chính xác là một cuộc thảm sát.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh qua Buzzfeed)

Thứ tư, từ những sự việc sau khi xảy ra, chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn. 

Ở Trung Quốc trước thảm sát Lục Tứ, mọi người bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tụ tập và hội họp. Tuy nhiên, sau Lục Tứ, quyền tự do ngôn luận, tụ tập và hội họp càng bị hạn chế hơn. Trong 31 năm, tại Trung Quốc, Lục Tứ là một “từ nhạy cảm” và là một điều cấm kỵ, không được phép đề cập đến ở nơi công cộng, và nó sẽ bị xóa ngay khi xuất hiện trên mạng. Mọi người không được phép thảo luận một cách cởi mở về sự kiện Lục Tứ, chứ đừng nói đến việc tiến hành các cuộc điều tra độc lập.

Đúng là đã có trường hợp trong lịch sử chính phủ Hoa Kỳ đã phái lực lượng quân đội và cảnh sát đến để giải tán biểu tình và gây thương vong, nhưng sau vụ việc, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia dân chủ hoàn toàn. Người dân Mỹ có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tụ tập v.v. Người dân Mỹ có thể thảo luận công khai, đưa tin công khai về bạo lực của chính phủ và tiến hành các cuộc điều tra độc lập. Chính trị dân chủ là chính trị có trách nhiệm, và phiếu bầu là công cụ trách nhiệm mạnh mẽ nhất. Tổng thống Trump từng đề nghị cử quân đội để dập tắt cuộc bạo loạn, nhưng sau đó đã không làm như vậy. Theo thể chế của Mỹ, Tổng thống có quyền sử dụng Luật Phản loạn để cử quân đội đến dập tắt cuộc bạo loạn. Câu hỏi là, vấn đề có cần thiết hay không? Ngoài ra, việc sử dụng vũ lực thế nào là hợp lý? Chúng ta có thể chắc chắn rằng ngay cả khi Tổng thống Trump cử quân đội đến, cho dù động thái này sẽ được đánh giá như thế nào, sẽ không thể thay đổi hệ thống dân chủ tự do của Hoa Kỳ và bản chất dân chủ của chính phủ Mỹ. Hoa Kỳ sẽ vẫn là một quốc gia dân chủ, và người dân Mỹ sẽ tiếp tục được hưởng nhiều quyền tự do khác nhau, bao gồm quyền tự do bầu cử. Điều này khác hoàn toàn so với Trung Quốc.

Tóm lại, việc so sánh vụ thảm sát Lục Tứ (gây ra bởi ĐCSTQ) với các cuộc bạo loạn ở Hoa Kỳ là hoàn toàn sai lầm!

Tác giả: Hồ Bình

Lương Phong (Theo Secretchina)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net

Xem bài viết gốc tại đây.

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng