Vết tích quan hệ Ấn Độ – Campuchia qua kiến trúc nguy nga của tháp hài cốt

09/07/15, 08:00 Tri thức

Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ từ khoảng thế kỷ thứ 3 TCN cho đến thế kỷ 15 SCN, khi đạo Phật và đạo Hindu ảnh hưởng lên nền chính trị địa phương. Ấn Độ đã thiết lập thương mại, văn hóa và chính trị với các vương quốc Đông Nam Á ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, bán đảo Mã Lai, Campuchia và ở một mức độ thấp hơn là Việt Nam.

Chaukhandi Stupa trên một ngọn đồi, Sarnath (Wikimedia Commons)

Để hiểu được những bảo tháp và chùa mà ta có thể nhìn thấy trên khắp châu Á, thì việc đánh giá đúng những bảo tháp đầu tiên được thiết kế là rất quan trọng, chúng được tìm thấy ở Ấn Độ và Sri Lanka. Những bảo tháp này đã ảnh hưởng lớn đến các thiết kế sau này. Bài viết dựa trên sự ảnh hưởng của những bảo tháp sau này, không phải từ Ấn Độ đến Campuchia, mà là từ Campuchia đến những quốc gia Đông Nam Á đến Ấn Độ. Tôi tập trung vào các bảo tháp dùng để cúng lễ của Sarnath với một vài ví dụ từ những địa điểm Phật giáo khác của Ấn Độ, và tìm ra sự tương đồng và ảnh hưởng lên các bảo tháp Ấn Độ từ những khám phá từ phía bên ngoài.

Tại Sarnath, nằm gần hợp lưu của sông Hằng và sông Gomati ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, chỉ có thể nhìn thấy những tháp có kết cấu bằng gạch với vữa bùn và đá với nề khô. Thông qua các cuộc khai quật từ thời đại Anh đến thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với nhiều đá nguyên khối, đất sét, đất nung, kim loại, các con dấu và các loại khác của bảo tháp dùng để cúng lễ.

Tu viện Phật giáo cổ xưa gần địa điểm Dhamekh Stupa Monument, Sarnath (Wikimedia Commons)

Việc truyền tải văn hóa Ấn Độ đến các phần xa ở Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt nhất là khu vực Đông Nam Á chắc chắn là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử Ấn Độ. Không cái nào trong số những nền văn minh lớn khác – thậm chí cả Hy Lạp – có thể đạt được thành công tương tự mà không cần đem quân chinh phạt. Những truyền thống địa phương đã tham khảo các thiết lập quyền lực chính trị của Ấn Độ với hầu hết các nước Đông Nam Á.

Theo biên niên sử của Campuchia, một hoàng tử lưu vong của thành phố Indraprastha đã thành lập vương quốc Campuchia vào khoảng Thế kỷ I SCN (Phungtian, 2000). Các tu sĩ Phật giáo của vùng Campuchia đã được đi hoc, và trong Thế kỷ 5, một số được cho là đã được mời đến các nước Đông Nam Á khác để dịch kinh sách Phật giáo từ các ngôn ngữ ở Ấn Độ sang ngôn ngữ của họ.

Quan hệ lịch sử

Thương nhân Ấn Độ, các nhà thám hiểm, giáo viên và các linh mục tiếp tục ảnh hưởng đến sự thống trị trong khu vực Đông Nam Á cho đến khoảng 1500 SCN, và người Ấn Độ đã kiểm soát các quốc gia sớm nhất trong các khu vực này. Ấn Độ giáo và Phật giáo đã từ Ấn Độ lan sang những nước này và tồn tại trong nhiều thế kỷ với sự dung hòa lẫn nhau. Bán đảo Nam Á được biết đến là Suvanabhumi hay Suvarnadvipa, miền đất vàng hay đảo vàng. Người Ấn Độ đã đi đến vùng Viễn Đông thông qua các tuyến đường bộ và đường biển. Qua thời gian giao dịch thương mại đã dẫn đến quan hệ chính trị và văn hóa. Quan hệ thương mại có thể đã bắt đầu khoảng 200-300 TCN.

Người Ấn Độ đã đi đến Viễn Đông thông qua các tuyến đường bộ, đường biển để giao dịch thương mại. Điêu khắc một con tàu ở Borobudur, thế kỷ thứ 8 – 9 (Wikimedia Commons)

Một trong những quốc gia bị ‘Ấn Độ hóa’ đã đạt được sự ảnh hưởng rộng là Vương quốc Phù Nam được thành lập vào Thế kỷ I, giờ đây là Campuchia. Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong vòng 500 năm. Nó tiến hành các hoạt động thương mại tấp nập với Ấn Độ. Trong Thế kỷ 8, Campuchia có một chuỗi các nhà thống trị bảo trợ Ấn Độ giáo và đàn áp Phật giáo. Mãi cho đến Thế kỷ 9, Phật giáo được các nhà cai trị hoàng gia bảo vệ.

Một bản đồ khu vực Đông Nam Á vào 400 SCN, cho thấy vị trí của vương quốc Phù Nam.

Quan hệ Văn hóa và tôn giáo

Sự tương tác giữa Ấn Độ lên một mặt và các bộ phận khác nhau của khu vực Đông Nam Á có thể truy ngược trở lại vào Thế kỷ I SCN (Coedes, 1966). Quan hệ lịch sử, Ấn Độ – Campuchia là một kết quả do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo, Phật giáo từ Ấn Độ vào Thế kỷ 4 đến Thế kỷ 6, đến các bộ phận khác nhau của Đông Nam Á (Banerji, 1972). Mặc dù Campuchia, giống như hầu hết các quốc gia láng giềng là Phật quốc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nghi lễ đạo Hindu, thờ tượng thần và các thần thoại. Sự ảnh hưởng khắp nơi của Ấn Độ giáo, Phật giáo và kiến trúc Ấn Độ đã sinh ra các kiến trúc ở Angkor Wat, Angkor Thom, Bayon, Baphuon và các địa điểm tôn giáo và lịch sử khác ở Campuchia (Coedes, 1963). Đây là những di tích huy hoàng của nền văn hóa và xã hội mang đậm dấu ấn quan hệ Ấn Độ – Campuchia trong lịch sử.

Sự ảnh hưởng tràn ngập của Ấn Độ giáo, Phật giáo và kiến trúc Ấn Độ có thể được nhìn thấy một cách ngoạn mục ở đền Angkor Wat, Campuchia (Ảnh: Jonjon Pascua/Flickr)

Kiến trúc tháp hài cốt ở khu vực Đông Nam Á thừa hưởng từ Sarnath

Các tính năng kiến trúc quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là một bảo tháp Phật giáo (Banerji, 1933), được biết đến tại Ấn Độ từ Thế kỷ I TCN. Các nghệ thuật bị lãng quên và mẫu vật kiến trúc, bảo tháp là những thứ rất quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Cả hai ngôi tháp vững chắc và đền thờ có thể được tìm thấy trên khắp khu vực. Những kiến trúc nổi tiếng của Angkor Wat và Pagan ở Campuchia và Miến Điện, có niên đại từ khoảng Thế kỷ 12, theo phong cách Phật giáo và đạo Hindu.

Với sự xuất hiện của Phật giáo ở Campuchia (Mazzeo, 1978) và sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc, truyền thống kiến trúc Ấn Độ đã trải qua một cuộc thay đổi khác (Bhattacharya, 1924). Trong Thế kỷ 2, Kanishka, một lãnh chúa ở Tây Bắc Ấn Độ đã xây dựng một bảo tháp trong hình dáng một tháp nề để làm nhà ở cho tín đồ đạo Phật. Từ khu vực này, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa. Tháp Kanishka chứng minh nó là một mô hình hiệu quả. Thông qua bàn tay của người Trung Quốc, Campuchia và các kiến trúc sư Nhật Bản, loại bảo tháp này phát triển thành một phong cách tháp cao, mảnh khảnh với cầu thang, bậc và các thềm. Với bảo tháp Sarnath, chúng ta có các bằng chứng của kiến trúc bảo tháp từ Campuchia như lâu đài Royal ở Phnom Penh.

Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia.

Thanh Phong dịch từ Acient Origins

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL