Hội nghị tại Hà Nội sẽ định đoạt tương lai của tổng thống Hàn Quốc

23/02/19, 08:36 Thế giới

Từ lâu đóng vai trò thúc đẩy phía sau các cuộc gặp thượng đỉnh Trump Kim, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã đánh cược sinh mạng chính trị vào những bước đi gắn với tiến trình giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tương lai của tổng thống Hàn Quốc phụ thuộc vào hội nghị tại Hà Nội. Ảnh 1
Tương lai của tổng thống Hàn Quốc phụ thuộc vào hội nghị tại Hà Nội. (Ảnh qua Daily Express)

Tiến thoái lưỡng nan

Nhậm chức tổng thống Hàn Quốc tháng 5/2017, ông Moon Jae In nhanh chóng cho công chúng thấy đường lối hòa hoãn với miền Bắc khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chìa nhành olive thân thiện về phía Seoul đầu năm 2018.

Sau những tiến triển tích cực trong quan hệ liên Triều, tiến trình phi hạt nhân hóa rơi vào bế tắc do quan điểm cứng rắn của Mỹ về duy trì các lệnh trừng phạt. Đây là điểm mấu chốt ngăn cản chính sách can dự, hòa dịu với Triều Tiên của chính quyền Seoul.

Những người ủng hộ Tổng thống Moon kỳ vọng tiến triển gần đây đạt được giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ cho phép hai bên đạt được thỏa thuận về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận chống Triều Tiên, từ đó cho phép hai miền nối lại các dự án kinh tế từng được triển khai.

Tuong lai cua tong thong Han Quoc phu thuoc vao hoi nghi tai Ha Noi hinh anh 1
Khả năng Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân còn là dấu hỏi. (Ảnh: CBS)

Trong trường hợp đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều đổ vỡ, Tổng thống Moon sẽ đối mặt tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng, giữa một bên là Triều Tiên, đất nước ông luôn mong thống nhất cùng Hàn Quốc, một bên là sức ép từ Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Hàn Quốc. Thế nhưng, khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong Un loại bỏ vũ khí hạt nhân dưới bất cứ hình thức nào đến nay vẫn còn là một ẩn số. Trong khi đó, Washington vẫn coi áp lực kinh tế là công cụ hữu hiệu nhất gây sức ép lên chính quyền Bình Nhưỡng về vấn đề hạt nhân.

Thời khắc then chốt tại Hà Nội

Tháng 5/2017, sau thành công của hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bàn Môn Điếm, Tổng thống Moon Jae In từng phát biểu Hàn Quốc nên đóng vai trò chủ động trong xử lý vấn đề Triều Tiên. Chính quyền của ông Moon ưu tiên cải thiện quan hệ liên Triều, qua đó kỳ vọng thúc đẩy tiến trình hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng theo hướng có lợi cho Seoul.

Là con của một người tị nạn miền Bắc chạy xuống miền Nam trong chiến tranh Triều Tiên, ông Moon chịu ảnh hưởng, đồng thời có xu hướng thúc đẩy chính sách được coi là tương đồng với “Chính sách Ánh dương” của các cựu tổng thống Kim Dae Jung và Roh Moo Hyun. 

Trong thời kỳ Chính sách Ánh dương được áp dụng, các khoản đầu tư và viện trợ kinh tế của Seoul đã tạm thời cải thiện quan hệ liên Triều, đưa đến các hội nghị thượng đỉnh năm 2000 và 2007 giữa các tổng thống Hàn Quốc và cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il.

Tuong lai cua tong thong Han Quoc phu thuoc vao hoi nghi tai Ha Noi hinh anh 2
Tổng thống Kim Dae Jung và nhà lãnh đạo Kim Jong Il trong cuộc gặp năm 2000. (Ảnh: Yonhap)

Thế nhưng, Tổng thống Moon đang ở trong tình thế ngặt nghèo hơn so với những người tiền nhiệm. Nếu so với thời kỳ của Roh Moo Hyun hay Kim Dae Jung, Triều Tiên hiện nay đã sở hữu các đầu đạn hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới lục địa nước Mỹ. Trong cuộc điện đàm hôm 19/2, Tổng thống Moon nói với Tổng thống Trump về kế hoạch thúc đẩy các dự án kinh tế liên Triều nhằm thúc đẩy các bước giải trừ hạt nhân tiếp theo từ phía Triều Tiên.

Cuộc gặp tới đây tại Hà Nội sẽ là thời khắc then chốt quyết định tương lai của bán đảo Triều Tiên, và cũng là tương lai sự nghiệp chính trị của ông Moon. Trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội Hàn Quốc sẽ diễn ra vào năm tới, bước lùi trong tiến trình hạt nhân Triều Tiên sẽ là cú giáng mạnh vào uy tín của ông Moon.

Hiện tại, chính sách hòa dịu với Triều Tiên của Tổng thống Moon đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng Hàn Quốc. Tuy nhiên, thăm dò dư luận lại cho thấy, đang có sự hoài nghi của một bộ phận cử tri Hàn Quốc, đặc biệt trong giới trung niên, về khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ thực sự từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

“Với tình hình hiện tại, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân dù cho chúng ta có trả hàng nghìn tỷ USD cho họ”, Thae Yong Ho, một cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên tị nạn sang Hàn Quốc cho biết.

Hy vọng tái khởi động các dự án liên Triều

Hai miền Triều Tiên những tháng qua đã có các biện pháp về mặt quân sự nhằm giảm căng thẳng, mở một văn phòng liên lạc tại thị trấn Kaesong bên phía Triều Tiên. Seoul và Bình Nhưỡng cũng cam kết phối hợp chạy đua để cùng đăng cai Olympics mùa hè 2032.

Trên đà đó, hai miền nay tìm cách đảo ngược các biện pháp cấm vận để tái khởi động hai dự án hợp tác mang tính biểu tượng: Khu công nghiệp Kaesong và các tuyến du lịch từ Hàn Quốc tới dãy núi thiêng Trường Bạch tại miền Bắc của Triều Tiên.

Trong cuộc hội đàm liên Triều lần 3 tại Bình Nhưỡng tháng 9/2018, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí thúc đẩy đồng thời cả hai dự án trên. Trong bài phát biểu đầu năm 2019, nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố sẵn sàng tái khởi động các dự án mà không có bất cứ điều kiện nào.

Tuong lai cua tong thong Han Quoc phu thuoc vao hoi nghi tai Ha Noi hinh anh 3
Tổng thống Moon Jae In và nhà lãnh đạo Kim Jong Un gặp nhau hôm 27/4/2018 tại làng Bàn Môn Điếm. (Ảnh: AFP)

Hiện tại, Hàn Quốc không thể đơn phương tái khởi động các dự án hợp tác kinh tế do Liên Hợp Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt lên Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân của nước này. Seoul cũng đình chỉ các tuyến du lịch tới núi Trường Bạch năm 2008 sau khi một du khách Hàn Quốc bị binh sĩ Triều Tiên bắn. Tháng 2/2016, chính quyền Hàn Quốc dưới thời Park Geun Hye đã đóng cửa khu công nghiệp Kaesong sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân.

Điều Seoul cần hiện tại là một nghị quyết mới được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép tái khởi động các dự án kinh tế liên Triều. Một nghị quyết như vậy khó có thể thành hiện thực trừ khi Bình Nhưỡng có những bước đi cụ thể cho thấy cam kết giải trừ kho vũ khí hạt nhân của mình.

Không những vậy, Seoul cũng cần Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương, cho phép các công ty làm ăn với Triều Tiên mà không chịu trừng phạt từ phía Mỹ.

Koh Yu Hwan, chuyên gia về quan hệ với Triều Tiên từ Đại học Dongguk cho rằng, một thỏa thuận tiềm năng hiện nay có thể đạt được là Bình Nhưỡng chấp thuận tháo dỡ có thể kiểm chứng tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Đổi lại, Washington chấp thuận cho phép mở lại khu công nghiệp Kaesong và các tuyến du lịch liên Triều.

Theo Zing News

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?