Từng xuất hiện điềm gở báo trước cái chết của nền dân chủ Hồng Kông?
Người tốt chịu thua cuộc, dân chủ ở Hồng Kông kết thúc, mở ra con đường tiến đến “Một quốc gia – Một chế độ”. Phong trào sôi nổi kéo dài gần ba tháng đang ngày càng xa ngoài tầm với. Ai mà ngờ được thất bại lần này đã ứng với những điềm gở xuất hiện trước đó vài tháng.
1. Diễn biến
Phong trào Hồng Kông 2014, còn được gọi là Cách Mạng Ô, với những cuộc biểu tình, trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, trong đó bao gồm quyền đề cử Đặc Khu Trưởng mà không phải thông qua quyết định của Ủy ban Bầu cử.
Cao điểm phong trào bắt đầu vào tối Thứ Sáu (26/ 9/2014), sau khi sinh viên bãi học một tuần liền, hàng nghìn người xuống đường tại khu trung tâm hành chính, nơi văn phòng chính quyền Hồng Kông tọa lạc. Biểu tình tiếp tục lan qua khu mua sắm Vịnh Đồng La (Causeway Bay) và cả khu Vượng Giác (Mong Kok) khiến phần lớn các tuyến đường lưu thông trong thành phố bị tê liệt.
Hơn 200 tuyến xe buýt bị ảnh hưởng, một số trạm xe điện ngầm phải đóng cửa. Nhiều ngân hàng kêu gọi nhân viên làm việc ở nhà, vài trường học cũng cho học sinh nghỉ. Cảnh sát đã dùng đến dùi cui, lựu đạn cay và bình xịt hơi cay để giải tán đám đông. Các vụ đụng độ sau đó liên tiếp xảy ra, sinh viên đạt được một buổi đối thoại với chính quyền nhưng không thu được kết quả, và phong trào đã phải kết thúc sau hơn hai tháng chiếm đóng.
2. Điềm gở báo Hồng Kông sẽ có nạn
Ngay trước thềm năm 2014, một dị tượng xảy ra tại Sư Tử Sơn, biểu tượng tinh thần của người Hồng Kông. Hai mắt Sư Tử bỗng nhiên hóa đỏ trong hai lần liên tiếp với tổng thời gian là 30 phút, sự việc ngẫu nhiên trùng hợp với màn vũ kịch “Hồng nhãn thạch sư” (Tượng sư tử đá đỏ mắt) trong chương trình nghệ thuật Thần Vận. Người dân tại đó trông thấy, đã hô lên, “mắt sư tử đã đỏ rồi”, ngụ ý Hồng Kông sẽ có nạn, và kêu gọi người dân phải bảo vệ thành phố.
Sư Tử Sơn là một biểu tượng của Hồng Kông, vẫn luôn canh giữ bảo vệ cho thành phố vốn từ trước đến nay ít khi nào hòa hợp với chính quyền đại lục (tục gọi là con rồng đỏ). Thế nên, Hồng Kông luôn được coi là phúc địa, bão táp cũng không đánh vào được. Nhưng hiện nay, Hồng Kông đã thay đổi, đặc biệt sau khi Lương Chấn Anh nhậm chức, thành phố này ngày càng bị nhuộm đỏ, Đảng Cộng Sản Trung Quốc phái Hội Thanh niên Quan Ái tới đàn áp Pháp Luân Công ở Hồng Kông, những người tin theo Chân – Thiện – Nhẫn, đồng thời đạp đổ luôn phúc phận của người dân Hồng Kông.
3. Tiếng nói của thế hệ
Tiếp xúc với thế hệ trẻ Hồng Kông hôm nay, người ta rất dễ phát hiện ra trên gương mặt họ sự thất vọng và nỗi buồn vô hạn. Họ buồn vì một tập thể lãnh đạo đặc khu hèn nhát, buồn vì thế hệ lớn đi trước đã đầy đủ vật chất và giờ chỉ còn biết đến việc an phận thủ thường, buồn cho một tương lai ảm đạm phía trước.
Liệu Bắc Kinh có giành chiến thắng hay đó chỉ là sự khởi đầu của một Trung Quốc tự do?
Bruce Phan – Theo Epoch Times