Từ chuyện đại phu chữa bệnh cho cường đạo, ngẫm về sự xuống cấp của xã hội hiện nay

26/04/18, 08:34 Đọc & Suy ngẫm

Bác sĩ và bệnh nhân gặp nhau vốn là do duyên phận thúc đẩy mà thành, người bệnh nào tìm được bác sĩ nào, đều không phải là ngẫu nhiên. Người ta thường nói: “Tu mười kiếp mới ngồi chung thuyền”, mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân cũng không hề đơn giản…

Người ta thường nói: “Tu mười kiếp mới ngồi chung thuyền”, quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng không hề đơn giản. (Ảnh: Read01)

Nhận một giọt nước ân nghĩa thì phải dùng cả con suối để báo đền

Tôi có một người bạn quê ở Sơn Đông, ông nội của anh là một vị bác sĩ có tiếng trong vùng. Khi đó, trong thôn thường xuyên có cường đạo hoành hành. Mỗi tối nhóm cường đạo thường phi ngựa đi ngang qua thôn, dân chúng ai nấy đều sợ hãi, cửa nhà luôn đóng chặt, không ai dám lên tiếng.

Hoa màu thường bị chúng cướp sạch chẳng còn gì. Nếu như đám cường đạo nhìn thấy ngựa, liền thuận tay dắt đi, rồi dùng miếng sắt nung đỏ in dấu lên thân ngựa, điều này chứng tỏ con ngựa đó đã vĩnh viễn thuộc về bọn chúng rồi.

Có một ngày, vị thủ lĩnh của đám cường đạo bị thương, bất đắc dĩ phải tới cầu cứu ông nội của bạn tôi. Ông không nói nhiều lời, chỉ đưa ra điều kiện rằng anh ta sau này không được đến thôn làng cướp bóc nữa.

Vị thủ lĩnh sau khi được chữa khỏi, từ đó về sau, mỗi lần ngựa của bọn họ ngang qua khu vực này, đều không đi vào thôn làng mà chạy vòng qua. Nếu có vô tình đi qua thôn, vị thủ lĩnh đều để lại trước cửa nhà vị bác sĩ một chút lương thực, anh ta vẫn không quên được ơn cứu mạng của vị thầy thuốc đối với mình.

Trước kia, bệnh nhân được chữa trị tốt thường mang tâm cảm kích đối với bác sĩ: “Tích thủy chi ân, dũng tuyền tương báo”, nhận một giọt nước ân nghĩa thì phải dùng cả con suối để báo đền. Ngay cả cường đạo còn có thể làm thế, nói chi đến người dân chất phác bình thường. Có một số bệnh nhân rất nghèo, sau khi được chữa khỏi bệnh thường lên núi hái những loại nấm quý tới để trả ơn cho bác sĩ.

Thế nhưng, thời gian qua đi cảnh vật thay đổi, chuyện ân nghĩa đến nay là trở thành một điều gì đó quá xa xỉ.

Bất kể là bác sĩ hay bệnh nhân, mỗi người đều cần chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. (Ảnh: Kknews)

Xã hội hiện đại so với trước đây quả là cách nhau một trời một vực

Sau này khi tới nước Mỹ, tôi từng sống trong nhà một vị bác sĩ. Ông là một thầy thuốc có ý thuật cao siêu, từ nội khoa tới ngoại khoa, hết thảy các loại phẫu thuật lớn nhỏ đều có thể làm. Những người trong thị trấn khoảng từ 30 tuổi đổ xuống đều là do ông tự tay đỡ đẻ.

Thế nhưng những năm gần đây, ông hành nghề càng ngày càng vất vả, dù cho nhìn thoáng qua là biết rõ chứng bệnh, nhưng ông cũng vẫn muốn bệnh nhân đi làm đủ các loại kiểm tra. Tiền ông kiếm được đều lấy danh nghĩa của vợ và con trai, nguyên là vì ông sợ bệnh nhân tố cáo. Một người bạn của ông cũng là một bác sĩ phụ khoa ưu tú, thế nhưng một năm còn bị bệnh nhân tố cáo đến 9 lần, vậy nên ông làm việc gì đều tính toán cẩn thận từng li từng tí.

Ngày nay, quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ hoàn toàn biến thành một loại quan hệ buôn bán. Bệnh nhân xuất tiền mua những phương pháp trị liệu, không hài lòng sẽ tìm đủ loại lý do để tố cáo bác sĩ. Bác sĩ lại lợi dụng các loại dụng cụ để yêu cầu người bệnh làm đủ các loại kiểm tra, xét nghiệm. Khi đã có kết quả kiểm tra, lúc kê đơn lại xuất hiện thêm nhiều vị thuốc không cần thiết.

Kết quả, mọi người đều tính toán lẫn nhau, quan hệ vô cùng căng thẳng. Điều đó hình thành một vòng tuần hoàn ác tính, chi phí y tế cũng trở thành gánh nặng cho toàn xã hội.

Kỳ thực, bác sĩ và bệnh nhân gặp nhau vốn là do nhân duyên thúc đẩy mà thành, người bệnh nào tìm được bác sĩ nào, đều không phải ngẫu nhiên. Người ta thường nói: “Tu mười kiếp mới ngồi chung thuyền”, chỉ một hành động “ngồi chung thuyền” đơn giản như vậy còn cần duyên phận, thì lẽ nào việc bác sĩ xem bệnh cho bệnh nhân lại không?

Một vị bác sĩ tâm lý lâm sàng trong cuốn “Kiếp trước kiếp này” đã miêu tả về câu chuyện của một bệnh nhân nữ nhớ lại tiền kiếp của mình, phát hiện vị bác sĩ này trong một kiếp sống trước từng là thầy giáo của cô. Theo quan điểm nhà Phật, con người sống chính là đang tạo nghiệp, trả nghiệp, giữa người với người chính là quan hệ nghiệp lực luân báo. Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân có lẽ cũng là như vậy.

Bác sĩ chữa khỏi cho bệnh nhân có lẽ là đang tích đức, trả nghiệp, chấm dứt duyên nợ từ kiếp trước. Nếu như bác sĩ làm chuyện sai, nhổ răng sai, phẫu thuật sai hoặc rao giá trên trời, thì chính là đang tích lại một khoản nợ, sau này sẽ phải hoàn trả. Đối với bệnh nhân mà nói, chịu khổ có lẽ là để hoàn trả nghiệp, thân thể ốm đau, tinh thần dày vò, tổn hao vì bệnh tật, đều là để hoàn trả những sai lầm đã từng phạm phải.

Hoàn trả nghiệp, thì thân thể mới có thể khỏe mạnh, cuộc sống mới có thể thuận lợi. Nếu như người bệnh được điều trị tốt, nhưng lại không muốn cảm ơn bác sĩ, có lẽ đối với bản thân họ cũng là bất lợi.

Bất kể là bác sĩ hay bệnh nhân, mỗi người đều cần chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Chúng ta làm việc gì, đều được chư Thần ghi chép lại kỹ càng, đời đời kiếp kiếp sẽ mang theo. Người cổ đại đã hiểu rõ được đạo lý này, nên thường tích đức hành thiện, có ơn tất báo.

Mong rằng con người hiện đại có thể tìm lại được sự chân thành, chất phác, lương thiện như thủa ban đầu, như vậy quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ mới có thể càng thêm hòa thuận, bác sĩ không cần phải tính kế với bệnh nhân, bệnh nhân sẽ càng thêm tín nhiệm mà giao phó cho bác sĩ, khi đó bệnh tật cũng sẽ nhanh chóng được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tuệ Tâm

Video chọn lọc:

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng