Trung Quốc xây dựng bãi Gạc Ma thành căn cứ tấn công các nước khác

22/09/14, 17:55 Thế giới

Bất chấp phản đối từ các nước khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các công trình nhân tạo tại Trường Sa với âm mưu tuyên bố chủ quyền.

 

Qua theo dõi tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Gạc Ma và một số đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hai chuyên gia quốc phòng của IHS Jane’s cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh dùng các điểm này làm bàn đạp để tấn công các mục tiêu của những nước cùng có tranh chấp trong khu vực.

Theo hai chuyên gia James Hardy và Sean O’Connor trên tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, các hình ảnh vệ tinh từ Tổ chức Quốc phòng và Không gian Airbus cho thấy tiến độ thi công nhanh chóng của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa.

Nếu như đầu năm nay, cơ sở duy nhất ở Gạc Ma mới chỉ là nền bê tông nhỏ, dành cho hạ tầng thông tin liên lạc, tòa đồn trú và bến tàu thì hiện nay, nó đã được bao quanh bởi một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2.

Trung Quốc xây dựng một đập ngăn nước biển được gia cố bao quanh cả đảo, có hai bến tàu và một cầu tàu ở mạn Tây Bắc. Xuất hiện thêm một tòa nhà lớn ở mạn Tây Nam và các thiết bị khác là máy bơm khử muối, máy trộn bê tông và một kho nhiên liệu.

Hình ảnh do truyền thông Trung Quốc công bố ngày 13/9 cho thấy, Bắc Kinh cũng đang xây dựng công trình tương tự tại đảo Châu Viên, bao gồm công trình khử muối, cần trục, máy khoan, cùng với cả đống vật liệu xây dựng.

Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh:IHS

Hai chuyên gia nhận định, Trung Quốc đang xây dựng lại các đảo nói trên, trước đó chỉ có nền bê tông từ thập niên 1980 và 1990. Chương trình mở rộng khai hoang ở Trường Sa của Bắc Kinh phớt lờ Tuyên bố DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với ASEAN, theo đó các nước có liên quan cam kết không làm phức tạp tình hình.

“Nhiều hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa trong 12 tháng qua là thách thức lớn đối với hiện trạng Biển Đông khi họ tạo nên các cơ sở hỗ trợ binh lính đồn trú ở những nơi rất gần với khu vực nước khác chiếm giữ ở Trường Sa”.

Chuỗi sự kiện trong lịch sử xung đột ở Biển Đông cho thấy những cơ sở như vậy có thể được dùng làm điểm xuất phát cho các cuộc tấn công vào các thực thể gần đó, mặc dù đến nay Trung Quốc vẫn nhấn mạnh yêu sách thông qua sử dụng tàu bán quân sự và biện pháp bao vây.

Gregory Poling là thành viên trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington. Dưới đây là một số trao đổi của ông với tờ DW của Đức về công trình xây dựng tại vùng tranh chấp của Trung Quốc.

DW: Tại sao Trung Quốc lại xây dựng những công trình này ở  Biển Đông?

Gregory Poling:  Trung Quốc không hề ngẫu nhiên khi nhắm vào 5 thể địa lý mà tình trạng (như đảo, núi đá, hoặc bãi nổi khi triều xuống) của chúng đều nằm trong nội dung đơn kiện nước này do Philippines đệ trình lên Tòa án Trọng tài Thường trực.

Bắc Kinh dường như đang cố gắng thay đổi tình hình thực địa ban đầu để khiến cho việc xem xét, ra quyết định của Tòa án trở nên khó khăn hơn, thậm chí là không thể làm gì.

Cũng có khả năng Trung Quốc đang mở đường cho máy bay nhỏ hoặc các tàu tuần tra, nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định điều này. Chúng ta tốt hơn hết nên nhìn nhận rằng việc Malina và các nước đã báo động về những căn cứ quân sự ở quần đảo Hoàng Sa là hơi sớm.

Những công trình này trong ngắn hạn không có khả năng phục vụ bất kỳ nhiệm vụ nào như căn cứ tại đảo Itu Aba do Đài Loan nắm giữ hay Việt Nam xây dựng ở Đảo Trường Sa.

DW: Trung Quốc mất bao lâu để xây dựng những công trình này?

Gregory Poling: Việc Trung Quốc xây dựng và khai hoang phần nào ở quần đảo Trường Sa không phải là điều gì mới mẻ – Trung Quốc đã bắt đầu tham gia công việc này tại Đá Vành Khăn (Mischief Reef) không lâu sau khi chiếm được vùng này năm 1995.

Chúng ta nên nhớ rằng thời điểm Trung Quốc tiến vào quần đảo Trường Sa những năm 1980, ở đây không có gì ngoài bãi nổi khi triều xuống, các rạn san hô ngập nước và một vài tảng đá khô. Quá trình cơ bản của việc mở rộng các đảo chỉ đơn giản là nạo vét cát từ đáy biển và bồi lên rạn san hô cạn xung quanh nhóm đảo nhân tạo trước đó của Trung Quốc.

Dần dần nó được nâng cao lên khỏi dòng nước, che giấu tình trạng ban đầu của bãi ngầm hoặc rạn san hô bên dưới. Sau đó cát sẽ được san phẳng bằng cách sử dụng máy ủi và các loại thiết bị tương tự. Một khi đã cải tạo được diện tích đất như mong muốn, Trung Quốc được cho là sẽ xây một bờ bao bằng xi măng xung quanh hòn đảo này để chống xói mòn và sóng lớn, như chúng ta đã thấy ở các thể địa lý khác do Trung Quốc, Mã Lai và Việt Nam chiếm đóng. Cuối cùng sẽ là khởi công xây dựng các cơ sở vật chất mới như bến cảng, bãi đáp trực thăng, các công trình dân và quân sự, thậm chí có thể là những đường băng nhỏ.

DW: Tại sao Bắc Kinh lại chọn chính xác những vị trí này tại Biển Đông để xây dựng đảo?

Gregory Poling: Lý do pháp lý và chính trị đằng sau những động thái này dường như đều bắt nguồn từ hiện trạng của chúng, như tình trạng của bãi nổi khi triều xuống hoặc các rặng đá. Tất cả đều là thực tế mà phía Trung Quốc muốn che dấu.

Có vẻ như không vị trí nào ở đây nằm gần nguồn dầu mỏ dồi dào, hoặc trữ lượng ít hơn nhiều so với trữ lượng thương mại tiềm năng, và cũng rất khó mà nói rằng các công trình này có thể hỗ trợ đánh bắt hải sản.

DW: Nếu các đảo này có người tới định cư thì có sự thay đổi nào về mặt pháp lý hay không?

Gregory Poling: Việc định cư có thể sẽ không tạo ra khác bất cứ sự khác biệt nào về mặt pháp lý. Theo đó, về vấn đề chủ quyền trên các đảo đang gây tranh cãi, bất cứ tòa án nào cũng sẽ nhìn nhận theo “ngày tới hạn” – thuật ngữ ngành luật chỉ ngày xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia đã quá thời hạn kiện tụng, sau ngày này thì không có thay đổi nào liên quan đến sự kiện tranh chấp được pháp luật thừa nhận do đã quá lâu rồi.

Với câu hỏi liệu việc xây dựng mới hoặc tái tạo có thể thay đổi tính chất pháp lý của các vị trí tranh chấp, ví như các hòn đảo được tạo ra có thể hợp thức hóa sở hữu vùng biển hay  các công trình thềm lục địa rộng lớn hoặc các bãi đá, bãi nổi khi triều xuống hay không, câu trả lời là không.

Hầu hết các luật gia đều kết luận rằng việc tái tạo không thể thay đổi tình trạng pháp lý của một khu vực. Đó đơn thuần là xây dựng “các đảo nhân tạo” và không tạo lập quyền sở hữu nếu xét theo Công ước Quốc tế về Luật biển.

Dĩ nhiên, hoạt động tái tạo có thể khiến các tòa án tham gia xử kiện sau này gặp trở ngại khi xác định tình trạng nguyên gốc của những công trình này, và như thế việc Trung Quốc đang làm có thể dẫn tới tình huống khó xử nhất định trong các thủ tục pháp lý.

DW: Trung Quốc đang thiết lập tiền lệ với các đảo?

Gregory Poling: Còn quá sớm để nói điều này sẽ trở thành một tiền lệ. Cho tới nay, các bên tranh chấp khác, bao gồm Việt Nam và Philippines đã có những ngôn từ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông năm 2002.

Hy vọng rằng, điều này sẽ hạn chế việc xây dựng các bãi đá khác. Philippines rất khó làm được điều đó vì nước này đang mắc kẹt do tính hợp pháp dựa trên trạng thái của các bãi nổi khi triều xuống của Trung Quốc. Và nước này sẽ không muốn mạo hiểm với điều mà họ không thực sự tin tưởng.

Việt Nam dường như không theo lối hành xử như vậy, vì nước này cũng quản lý một số lượng đáng kể các bãi đá. Nếu không, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số áp lực trong việc củng cố vị thế và hình ảnh của mình trước những quy tắc của trọng tài quốc tế giống như trường hợp của Philippines.

DW: Những nước trong khu vực như Việt Nam và Philippines có thể làm gì?

Gregory Poling: Các nước đều đang nhấn mạnh vào tính bất hợp pháp hiển hiện trong hành động của Trung Quốc, cũng như cách thức mà nước này vi phạm tinh thần và nội dung của các hiệp định được ký kết trước đó.

Cho dù luật pháp chưa làm được gì, thì vũ khí tốt nhất hiện nay để chống lại Trung Quốc vẫn là lên án từ cộng đồng quốc tế để chờ vụ việc của Phillipines được giải quyết. Trong khi đó, điều mà Manila và Hà Nội có thể làm để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn là khảo sát chính xác tình trạng thực tế hiện nay của các đảo đang bị Bắc Kinh che dấu, trước khi những công trình cải tạo đó hoàn tất khiến cho việc xác định nguồn gốc địa lý của nó trở nên bất khả thi.

Bùi Hương – theo ĐSPL, DW

 

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này