Trung Quốc thao túng hệ thống nhân quyền LHQ ra sao?

24/09/18, 16:44 Trung Quốc

Theo báo cáo tháng 9/2018 của Viện Brookings Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên diễn trò tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Trong vài năm qua, ĐCSTQ đã thay đổi từ tư thế phòng thủ truyền thống trở thành tham dự với vai trò tích cực.

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneve. (Ảnh: Reuters)

Là cơ quan nhân quyền hàng đầu của LHQ, những nghị quyết phải theo chuẩn mực phổ quát và nguyên tắc không vụ lợi, nhưng báo cáo của Viện Brookings chỉ ra, trong hai năm gần đây, tình hình tổ chức này đã ngày càng tệ hại do những nghị quyết được ĐCSTQ đưa ra, tiêu biểu như “Cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh”, “Thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực nhân quyền”“Hưởng tất cả các quyền con người”.

Ted Piccone, nhà nghiên cứu của Viện Brookings, từ lâu đã theo dõi các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ tại LHQ, đã chỉ ra phía sau những tuyên bố của ĐCSTQ hàm chứa ý đồ tham vọng để chỉ đạo trật tự quốc tế và cố gắng định hình lại cách thực hành nhân quyền quốc tế.

Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) được thành lập năm 2006 và có trụ sở tại Geneva Thụy Sĩ, trước đây là Ủy ban Nhân quyền LHQ (UNCHR).

ĐCSTQ muốn giành được tiếng nói cao nhất về nhân quyền

Báo cáo chỉ ra, vai trò của ĐCSTQ trong hệ thống nhân quyền quốc tế có thể chia thành ba giai đoạn: Trước khi bùng nổ phong trào biểu tình dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 thì ĐCSTQ hiếm khi đề cập đến các vấn đề nhân quyền; từ 1989-2013, ĐCSTQ tích cực hoạt động trong Ủy ban Nhân quyền LHQ, ngăn chặn các lời chỉ trích về nhân quyền đối với ĐCSTQ và quốc gia cùng phe cánh của ĐCSTQ; sau năm 2013, ĐCSTQ tích cực đẩy  mạnh việc “giải thích lại” đối với các cơ chế và quy tắc nhân quyền quốc tế.

Các hành động ngày càng tăng của ĐCSTQ đối với Hội đồng Bảo an LHQ dường như là một phần trong chiến lược quốc tế rộng lớn hơn của tổ chức này. Kể từ Đại hội 19 của ĐCSTQ vào tháng 10/2017, ĐCSTQ đã tăng cường phản bác lại những chỉ trích của quốc tế về vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, đồng thời cũng tăng cường quảng bá diễn giải của ĐCSTQ về các nguyên tắc chủ quyền và quyền con người trước cộng đồng quốc tế.

Vào tháng 6/2017, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết (resolution) được ĐCSTQ đưa ra là “Đóng góp sự phát triển để hưởng quyền con người” (The contribution of development to the enjoyment of human rights), nghị quyết này được tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ nhận định “là một sự thay đổi lớn trong ngôn từ nhân quyền trên thế giới”, là đánh bại về độc quyền trong nhân quyền của phương Tây.

Đến nay, ĐCSTQ đã đưa vào những luận điệu gọi là “tương lai chung và tôn trọng lẫn nhau”, “thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực nhân quyền”. Nhiều người đã chế nhạo rằng, có thể sẽ có bổ sung thêm cái gọi là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Ông John Fisher, Chủ nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) chất vấn: “Đây là một sự hợp tác win-win dành cho ai?”. Ông chỉ ra rằng, nghị quyết của ĐCSTQ chú trọng quan hệ hợp tác giữa các nước, trong khi bỏ qua nhân quyền các cá nhân, vai trò của các nhóm xã hội dân sự, hoặc sự giám sát của Hội đồng Nhân quyền. Các quyền cá nhân, vai trò của các nhóm xã hội dân sự và việc giám sát các vi phạm của Hội đồng Nhân quyền phải là trọng tâm của các cuộc thảo luận.

Theo Fisher, ĐCSTQ đang tận dụng mọi cơ hội để bóp méo về nhân quyền nhằm bảo vệ hệ thống toàn trị của họ. “Sự quan tâm của họ là thúc đẩy hệ thống toàn trị của chính ĐCSTQ, trong khi hệ thống này không phù hợp với các quyền con người được áp dụng rộng rãi”.

Ông cho biết, ĐCSTQ đang diễn trò kéo dài, từ từ làm xói mòn hệ thống Ủy ban Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền LHQ, thậm chí cả LHQ và các cơ cấu liên quan khác, biến những cơ cấu này thành những công cụ có lợi cho ĐCSTQ.

Kết quả hình ảnh cho protest
Hoạt động kháng nghị vào năm 2013 ngay trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc trú tại Hồng Kông để phản đối việc ĐCSTQ tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ (Ảnh: Epoch Times)

Chiến lược hai bước, mưu đồ sau ngôn từ của văn hóa Đảng

Fisher đã chỉ ra rằng, ĐCSTQ có chiến lược hai bước trong lĩnh vực nhân quyền. Một mặt, ĐCSTQ ngăn chặn những lời chỉ trích của quốc tế về đàn áp nhân quyền của họ; mặt khác, ĐCSTQ phổ biến quan điểm gọi là “chủ quyền quốc gia”“không can thiệp vào công việc nội bộ” nhằm làm suy yếu các chuẩn mực, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức nhân quyền quốc tế.

Báo cáo cho rằng những cụm từ mà ĐCSTQ đưa ra bề ngoài tưởng vô hại nhưng thực tế tiềm ẩn ý nghĩa sâu sắc trong quan hệ quốc tế, vì việc nhấn mạnh nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” “không can thiệp công việc nội bộ” được quốc tế công nhận nhằm phá hoại tính hợp pháp của cơ chế giám sát nhân quyền quốc tế, hạn chế được tình trạng ĐCSTQ phải chịu mang tiếng hoặc dẫn đến biện pháp trừng phạt, đồng thời cũng làm suy yếu kế hoạch bảo vệ của quốc tế đối với những nhà đấu tranh nhân quyền và truyền thông độc lập trên thế giới.

ĐCSTQ đã tận dụng hai cụm từ là “chủ quyền quốc gia”“không can thiệp vào công việc nội bộ”, mục đích chính là để biện hộ: Tôi không làm bất cứ điều gì sai và không liên quan gì đến ai, không ai được phép chỉ trích, mục đích là để ngăn chặn cộng đồng quốc tế ghi chép và lên án tình hình áp bức nhân quyền của ĐCSTQ.  

Đại sứ Thụy Sĩ Valentin Zellweger từng cảnh báo Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng, việc chấp nhận các thuật ngữ của ĐCSTQ có thể làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, và tạo thành một trở ngại lâu dài đối với việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

“Những cách làm của ĐCSTQ không phải là mới, nhưng cần thiết phải cảnh giác là ĐCSTQ đang chủ động hơn trong chiến lược để bắt đầu thực hiện nhiều phong trào có quy mô lớn, mục đích để định hình lại các quy tắc và các công cụ của hệ thống nhân quyền quốc tế”.

Đưa thuật ngữ văn hóa Đảng vào các nghị quyết

Điều đáng nói là theo “Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền” được nhiều nước ký năm 1948, quyền con người là một giá trị phổ quát và không phụ thuộc vào bất kỳ hạn chế địa lý hoặc chủ quyền nào. Văn hóa Đảng của ĐCSTQ được đưa vào Hội đồng Nhân quyền LHQ phần nào cho thấy, ĐCSTQ đã gây được những ảnh hưởng nhất định đối với Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Báo cáo phân tích, trong 7 lần bỏ phiếu của ĐCSTQ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ từ năm 2016 – 2018 có 5 lần ĐCSTQ trở thành nước đồng đề xuất cho việc sửa đổi luật với ý đồ làm suy yếu nhận thức quốc tế về “bảo vệ công dân” và củng cố nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ”, nhưng cuối cùng mưu đồ đều kết thúc trong thất bại.

Ví dụ, trong đề xuất sửa đổi ngày 22/3/2016, có 15 phiếu tán đồng và đến 21 phiếu chống, 10 phiếu trắng. Việc sửa đổi nhằm cố gắng thay thế cụm từ “người bảo vệ nhân quyền” được quốc tế công nhận bằng cụm từ “các cá nhân, đoàn thể và tổ chức xã hội tham gia vào thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”, ngoài ra cũng thay đổi một số từ khóa quan trọng, ví dụ như: “hoạt động quan trọng” của người bảo vệ nhân quyền bị sửa đổi thành “hoạt động hợp pháp”, mục đích nhằm nhấn mạnh Chính phủ có quyền lực lập pháp và có thể hạn chế các hoạt động nhân quyền của công dân.

Tuy nhiên, có hai lần sửa đổi do ĐCSTQ đề nghị sửa đổi, theo đó liên kết khái niệm “nhân quyền”“phát triển” đã nhận được số phiếu áp đảo của Hội đồng Nhân quyền.

Ví dụ, vào ngày 20/6/2017, ĐCSTQ đã đề xuất nghị quyết “Đóng góp sự phát triển để hưởng quyền con người” (The contribution of development to the enjoyment of human rights), mặc dù sử dụng từ “phát triển” này nhìn bề ngoài có vẻ như tiến bộ, nhưng sau khi lược bỏ hai chữ này có thể thấy rõ rằng nội dung nghị quyết là nhằm thay thế các khái niệm vốn có về quyền con người; việc sửa đổi chỉ ra rằng, vấn đề tôn trọng nhân quyền quyết định ở “phát triển lấy con người làm trung tâm”, và phụ thuộc vào trình độ phát triển của một quốc gia.

Như vậy là, vấn đề nhân quyền liên quan đến vấn đề trình độ phát triển, quyền tự nhiên cần được cân nhắc theo mức độ phát triển của quốc gia. Ý nghĩa ở đây là có thể hạ thấp tiêu chuẩn về nhân quyền, nếu một nước mà trình độ phát triển còn thấp thì các yêu cầu về nhân quyền cũng sẽ thấp.

Nghị quyết đã được thông qua 30 phiếu, 3 phiếu chống và 13 phiếu trắng. Nghị quyết này đã bị Mỹ và hai nước châu Âu phản đối mạnh mẽ.

Fisher của Viện Brookings cũng cảnh báo rằng hệ thống nhân quyền của ĐCSTQ không phù hợp với các giá trị phổ quát và “chúng ta đang bước vào một cuộc chiến ý thức hệ theo một cách hoàn toàn mới”.

Kết quả hình ảnh cho 联合国 总部 纽约
Tác phẩm điêu khắc trong sân của Trụ sở LHQ ở New York. (Ảnh qua sina.com)

ĐCSTQ dùng kinh tế gây áp lực đối với nước khác

Là quốc gia đông dân nhất và có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã trở thành nước ngày càng gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thế giới văn minh. Cộng đồng quốc tế lo ngại ý đồ của ĐCSTQ trong thay đổi những nỗ lực về giá trị nhân quyền mà thế giới xây dựng trong 70 năm qua, trong khi cơ chế nhân quyền này luôn được xem là trụ cột thứ ba của hệ thống LHQ.

Nhìn từ chiến lược lớn của ĐCSTQ và cách quảng bá với thế giới về mô hình Trung Quốc, báo cáo cho rằng ĐCSTQ có khả năng sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quyền lực mềm ngày càng tăng của mình, không chỉ để ngăn chặn những chỉ trích trong và ngoài nước về tình hình nhân quyền của ĐCSTQ, mà còn để truyền bá quan điểm lệch lạc của tổ chức này (“không can thiệp vào các vấn đề nội bộ” và “chủ quyền quốc gia”), các biện pháp này sẽ gây những hậu quả khủng khiếp đối với trật tự nhân quyền quốc tế.

Thứ nhất, báo cáo đề cập đến, mặc dù rất khó để thu thập bằng chứng về việc ĐCSTQ đang gây sức ép đối với các nước khác khiến các nước này thay đổi lập trường khi bỏ phiếu, nhưng có những dấu hiệu cho thấy các nước có quan hệ kinh tế và chính trị quan trọng với Bắc Kinh có nhiều khả năng hơn ​​để chủ động giữ thái độ im lặng, để ĐCSTQ tránh những lời chỉ trích về nhân quyền.

Một nhà ngoại giao châu Âu chia sẻ với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng, “các nước châu Phi phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Trung Quốc (ĐCSTQ), chả trách họ không dám lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ”.

Được biết, ĐCSTQ đang xây dựng các liên minh trong LHQ, chủ yếu là để thu hút các nước đang phát triển dễ bị tổn thương trước áp lực kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.

Báo cáo chỉ ra, tháng 3/2016, Mỹ đưa ra một tuyên bố chung chỉ trích nhân quyền của ĐCSTQ, nhưng một số nước từ chối ký hoặc bỏ phiếu trắng vì sợ Trung Quốc (ĐCSTQ) trả đũa.

Báo cáo cho rằng, có nhiều bằng chứng cho thấy, ĐCSTQ đang bắt đầu đẩy mạnh dùng kinh tế và thương mại để xây dựng quan hệ đối tác nhưng với mục đích thúc đẩy các nước này điều chỉnh hệ thống nhân quyền quốc tế theo hướng có lợi cho ĐCSTQ.

Ngay cả các đồng minh truyền thống của Mỹ cũng bị tác động. Vào tháng 3/2018, nghị quyết “Hợp tác cùng có lợi” do ĐCSTQ đơn độc đề xuất đã có 13 nước bỏ phiếu trắng, chủ yếu là các nước châu Âu. Báo cáo cho biết rằng, ngay cả khi các nước này bỏ phiếu chống lại nghị quyết thì nó vẫn được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua, ít nhất kết quả bỏ phiếu cho thấy rằng ngay cả các nước châu Âu cũng chọn cách né tránh trong trường hợp đặc biệt này, vì quan tâm vấn đề bị ĐCSTQ trả đũa.

Mỹ là quốc gia duy nhất bỏ phiếu chống lại nghị quyết. Đại diện của Mỹ nói rằng loại ngôn ngữ gợi cảm giác tốt này chỉ “mang lại lợi ích cho nhà nước độc tài, hy sinh nhân quyền và các quyền cơ bản của cá nhân”.

Mỹ đã luôn bỏ phiếu chống lại các nghị quyết và việc sửa đổi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Mặc dù vào tháng 6/2017, Mỹ tuyên bố chính thức rút lui khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhưng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Mỹ có trách nhiệm tham gia vào hoạt động của Hội đồng.

Rút khỏi Hội đồng không có nghĩa Mỹ buông lỏng nhân quyền

Nikki Haley, đại sứ mới của Mỹ tại LHQ cho biết rằng, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã không bảo vệ hiệu quả các quyền con người, điều đó khó có thể chấp nhận được. Bà cũng chỉ trích Venezuela, Cuba, Trung Quốc (ĐCSTQ), Burundi và Ả Rập Xê-út làm suy yếu các mục tiêu đã định của Hội đồng Nhân quyền.

Haley nhấn mạnh rằng việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền không có nghĩa là từ bỏ các cam kết nhân quyền hoặc nhân nhượng quyền lên tiếng trong vấn đề này.

Báo cáo mới nhất của tháng 9/2018 cũng chỉ ra rằng, mặc dù Mỹ đã rút khỏi Ủy ban Nhân quyền, nhưng do Quốc hội Mỹ vẫn tiếp tục tài trợ cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền và các tổ chức nhân quyền quốc tế khác để gây áp lực lên các nước khác trong vấn đề tăng cường ý thức Nhân quyền, và Chính phủ Mỹ cũng như các cơ quan khác của Chính phủ cũng luôn nỗ lực lên tiếng, chống lại việc ĐCSTQ có ý đồ làm suy yếu chế độ Hội đồng Nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) cũng như tiền thân của tổ chức này là Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee) đã bị chỉ trích rộng rãi vì cho phép nhiều nước với thành tích nhân quyền thấp kém trở thành thành viên. Hội đồng Nhân quyền LHQ bao gồm 47 nước thành viên, mỗi khóa thành viên Hội đồng có nhiệm kỳ ba năm. Trình tự bỏ phiếu do nước thành viên bỏ phiếu vô danh, nếu một quốc gia nhận được hơn hai phần ba số phiếu bầu thì LHQ không xem xét hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.

Trước việc Hội đồng Nhân quyền giữ im lặng đối với hành vi vi phạm nhân quyền của quốc gia thành viên, Mỹ đã cố gắng để thúc đẩy cải cách, thiết kế lại hệ thống bầu cử, nhưng do không được hưởng ứng nên vào tháng 6/2017, Chính phủ Trump công bố chính thức rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ chỉ trích Hội đồng Nhân quyền. Ngay từ khi thành lập Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2006, chính quyền Bush đã chống lại việc tham gia vì những lý do tương tự như chính quyền Trump. Đại sứ Mỹ tại LHQ khi đó là John Bolton, hiện là cố vấn an ninh quốc gia cho Trump.

Khi Obama nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 2009, Mỹ mới gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ. Vào năm 2012, Mỹ tiếp tục được bầu lại vào thành viên của Hội đồng Nhân quyền.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng