Trung Quốc: Nguồn gốc virus trở thành ‘vùng cấm’, luận văn phải qua 3 lần kiểm duyệt mới được công bố

23/04/20, 14:27 Trung Quốc
Chợ hải sản Hoa Nam- Vũ Hán, nơi được cho là nguồn gốc của dịch bệnh viêm phổi. (Ảnh qua smcp.com).

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra lệnh tăng cường quản lý đối với những luận văn, nghiên cứu khoa học của giới học thuật có liên quan đến virus Vũ Hán, yêu cầu tất cả những luận văn có liên quan đến nguồn gốc của virus phải được Quốc vụ viện ĐCSTQ phê duyệt đồng ý sau đó mới có thể công bố ra bên ngoài. 

Chợ hải sản Hoa Nam- Vũ Hán, nơi được cho là nguồn gốc của dịch bệnh viêm phổi. (Ảnh qua smcp.com).

Đài truyền hình CNN của Mỹ đưa tin vào ngày 13/4 nói rằng, chính quyền ĐCSTQ gần đây đã tăng cường các hạn chế đối với việc nghiên cứu về virus Vũ Hán và tình hình dịch bệnh, đặc biệt là nghiên cứu về nguồn gốc virus, những việc này phải được chính quyền ĐCSTQ xem xét, sau khi có được sự cho phép của nhà nước thì mới có thể công bố luận văn ra bên ngoài.

Báo cáo trích dẫn bình luận của một học giả tại Trung Quốc giấu tên tiết lộ rằng, động thái này của chính quyền ĐCSTQ chủ yếu là để ngăn chặn một số nghiên cứu về nguồn gốc của virus có xu hướng nhắm vào Trung Quốc, bởi vì chính quyền sẽ không cho phép các nhân viên nghiên cứu thông qua nghiên cứu truy tìm nguồn gốc của virus. Cách làm này áp đặt các hạn chế đối với nghiên cứu học thuật, nghi ngờ rằng sẽ cản trở việc nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc Đại lục.

Một nhân viên của Sở Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Giáo dục ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng, chính quyền ĐCSTQ đã từng ban hành các chỉ lệnh hướng dẫn liên quan đến các trường đại học. Tuy nhiên, các thông báo liên quan được chính quyền ĐCSTQ coi là một tài liệu nội bộ và công chúng không nên được biết, những nội dung này đã bị xóa khỏi trang web của nhiều trường đại học ở Trung Quốc.

Khuôn viên đại học Phúc Đán. (Ảnh qua flickr.com)

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã đưa tin vào ngày 13/4 nói rằng, các phương tiện truyền thông đã kiểm tra các trang web của nhiều trường đại học ở Trung Quốc Đại lục vào ngày hôm đó, và nhận thấy rằng thông tin về chỉ lệnh phê duyệt mới nhất đã bị xóa, nhưng dữ liệu từ Internet archive (lưu trữ nội dung web trên internet) và Cache (bộ nhớ đệm chứa dữ liệu) cho thấy, vào đầu tháng này, Học viện Khoa học và Kỹ thuật thông tin thuộc trường đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cùng với Viện phát triển Khoa học kỹ thuật thuộc trường đại học địa chất Trung Quốc, đã từng công bố những thông tin liên quan ở trên trang web chính thức của trường.

Có thông báo được nhấn mạnh, tất các luận văn, nghiên cứu khoa học về bệnh viêm phổi Vũ Hán cần phải được xét duyệt bởi Ủy ban học thuật của trường học và phải báo cáo với chính quyền ĐCSTQ, sau khi thông qua xét duyệt thì mới có thể được công bố ra ngoài. 

Biện pháp này là đề xuất được đưa ra trong một hội nghị được tổ chức vào cuối tháng trước của Quốc vụ viện Trung Quốc để bàn về cơ chế kiểm soát và phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán. Từ nay về sau, liên quan đến việc xuất bản các tài liệu nghiên cứu khoa học sẽ được quản lý một cách chặt chẽ, trọng điểm đánh giá sẽ bao gồm tính xác thực của các bài báo và “liệu nó có phù hợp để xuất bản hay không”…

Lữ Bỉnh Quyền, một giảng viên cấp cao của Khoa Báo chí Đại học Baptist Hồng Kông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng, các cách làm nêu trên của chính quyền ĐCSTQ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do học thuật. Họ đã phân loại nguồn gốc virus là “khu vực cấm” để nghiên cứu và báo cáo khoa học.

Ông nói: “Có rất nhiều chuyên gia ở Trung Quốc. Ở một mức độ nhất định, khi (chính quyền) nghĩ rằng đó là ‘tạo phản’, nó sẽ tăng cường mức độ kiểm soát tự do nghiên cứu học thuật. Xuất phát điểm đều không phải vì sức khỏe của nhân loại, chủ yếu là vì không muốn làm mất mặt quốc gia, không muốn làm ảnh hưởng đến hình tượng của Đảng. 

Những lệnh cấm liên quan, bất kể là trong học thuật, truyền thông hay chính trị thì cũng đều là vì nguồn gốc của virus, đụng chạm đến vấn đề này thì chính quyền ĐCSTQ sẽ dùng đủ mọi cách để đả kích”.

Một biên tập viên của “Tạp chí Dịch tễ học Trung Quốc” tiết lộ rằng, kỳ thực ĐCSTQ luôn hành động như vậy. Lấy tạp chí Y Học làm ví dụ, tất cả các luận văn liên quan đến virus corona mới và những vấn đề trọng đại, sau khi gửi bản thảo, phải thông qua ba lần kiểm duyệt thì mới có thể công bố ra bên ngoài.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng