Trung Quốc: Năm mới đến, quan chức bận rộn hối lộ, người dân chạy vạy đòi lương

13/01/20, 14:26 Trung Quốc

Trước thềm năm mới ở Trung Quốc, vấn đề tiền lương của người lao động nhập cư một lần nữa trở thành tâm điểm của dư luận. Vài ngày trước, Trần Quang Thành, một luật sư nhân quyền sống ở Hoa Kỳ đã chỉ ra, các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bận rộn hối lộ các quan chức cấp trên, trong khi lao động nhập cư liều mạng đòi tiền lương thì lại bị bắt giữ.

Cuối năm ở Trung Quốc: Lao động nhập cư bôn ba đòi lương, quan chức bận bịu hối lộ (ảnh 1)
60 người lao động nhập cư Sơn Tây đã đến chính quyền huyện để đòi tiền lương và bị cảnh sát trấn áp. (Ảnh: NTDTV)

Ngày 8/1, luật sư nhân quyền Trần Quang Thành đã công bố một bài bình luận trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) có tên là “Năm mới đang đến gần, các quan chức bận rộn hối lộ, người dân chạy vạy đòi lương”. Theo đó, trước khi ăn tết, các quan chức lớn nhỏ ở Trung Quốc bắt đầu mượn cơ hội này để tiến hành hối lộ các quan chức cấp cao. Các cán bộ ĐCSTQ từ các tỉnh và thành phố khác nhau sẽ tới Bắc Kinh, còn “đến tận nhà” thăm hỏi với những món quà được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Đương nhiên, mỗi nơi đều có “quan bảo hộ” của riêng mình. Tặng phẩm bao gồm tiền mặt, quà tặng, thư họa, đồ cổ, trang sức bằng ngọc, chứng từ cổ phiếu,… Đa dạng các loại, người bình thường khó có thể tưởng tượng được.

Ngược lại, người dân thuộc tầng đáy xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt là lao động nhập cư, vất vả làm việc nơi xa xứ một năm trời, kết quả có rất nhiều người ngay cả tiền lương cũng không thể lấy được.

Bài viết nói rằng, mỗi khi đến cuối năm, để có thể lấy được số tiền lương bằng mồ hôi và nước mắt của mình về nhà ăn tết, họ không ngừng chạy bôn ba giữa ông chủ và “ban ngành liên quan” của chính phủ. Một số người bị dồn đến đường cùng, chỉ có thể leo lên cần trục tháp và nóc tòa nhà hoặc cầu vượt, cố gắng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng cách thu hút sự chú ý của truyền thông.

Thật không may, ngay cả hành vi bất đắc dĩ này cũng bị ĐCSTQ coi là yếu tố bất ổn, thường sẽ bị bắt giữ với tội danh “gây rối”. Bất cứ khi nào một việc như vậy gây được một sự chú ý nhất định trên Internet, ĐCSTQ sẽ cho ‘đội quân 50 xu’ ra tay dẹp yên, nói rằng “đây là một hiện tượng xã hội phổ biến, mọi nơi đều có, về cơ bản chính phủ không thể kiểm soát nó”. Cách ngụy biện như thế này không đáng để phản bác, nhưng đã vô tình xác nhận một điều, đó là hiện tượng này xuất hiện rất nhiều ở Trung Quốc.

Ông Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), luật sư nhân quyền với đôi mắt bị mù.
Ông Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), luật sư nhân quyền với đôi mắt bị mù. (Ảnh: RFI)

Bài viết chỉ ra, ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều nhân lực và vật lực để duy trì chế độ độc tài toàn trị, ngay cả khi cư dân mạng đăng tweet, chẳng mấy chốc Cảnh sát An ninh Quốc gia sẽ đe dọa yêu cầu xóa các tweet. Nếu ĐCSTQ có thể lấy một phần tinh lực và tài lực để giám sát người dân mà đi giải quyết các vấn đề như nợ lương, thì tin chắc rằng vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Bài viết cho rằng, chừng nào chế độ chuyên chế của ĐCSTQ không sụp đổ, nhân dân Trung Quốc sẽ không được hưởng công bằng xã hội thực sự, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân không thể được bảo vệ một cách cơ bản.

Chỉ khi loại bỏ chế độ chuyên chế này, nơi bắt đầu của sự bất công, nơi tạo ra các tham quan ô lại, thành lập một nền dân chủ, có sự giám sát truyền thông chân chính, thì hiện tượng các quan chức bận bịu đi hối lộ vào những ngày cuối năm, hiện tượng nhân dân bôn ba đi đòi lương sẽ được loại bỏ, nhiều vấn đề bất công xã hội đều có thể được giải quyết một cách dứt điểm.

Theo bài báo, mỗi cuối năm, lao động nhập cư Trung Quốc buộc phải đi đòi lương do bị khất nợ công trình, hiện tại cũng đã đến thời kỳ cao điểm. Làn sóng đòi lương quy mô lớn tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi, do sự chèn ép của chính phủ và doanh nghiệp, những thảm kịch do đòi lương liên tục xuất hiện.

Ngày 25/11/2016, Lâm Xảo, một nông dân ở huyện Tư Trung, tỉnh Tứ Xuyên và hàng trăm công nhân đã đến bộ phận bán hàng của dự án “Trung tâm ô tô quốc tế Đông Liên” ở An Thuận, Quý Châu, yêu cầu tiền thi công và tiền lương, kết quả là bị hơn 20 người đàn ông cầm gậy, dao đuổi đánh. 7 người bị thương, trong đó có 4 người bị thương nghiêm trọng phải nhập viện điều trị.

Vào cuối tháng 10 cùng năm, Triệu Gia Hữu, một lao động nhập cư từ Tứ Xuyên đến Trùng Khánh, đã bị đánh đập khi anh đến Đinh Châu, Hà Bắc để đòi trả hơn 8 triệu nhân dân tệ tiền nợ thi công. Triệu Gia Hữu đã bị chém dao vào đầu, tay và chân đều bị đánh gãy, còn có 4 người công nhân khác cũng bị thương.

Cuối năm ở Trung Quốc: Lao động nhập cư bôn ba đòi lương, quan chức bận bịu hối lộ (ảnh 3)
Một số lao động nhập cư bị dồn đến đường cùng, chỉ có thể cố gắng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng cách thu hút sự chú ý của truyền thông. (Ảnh: 1nongjing)

Vào ngày 19/12/2019, 60 người lao động nhập cư từ Huyện Lâm, thành phố Lữ Lương, Sơn Tây đã đến chính quyền huyện để đòi tiền lương thì bị cảnh sát trấn áp, nhiều người bị đánh đập, hơn 10 người đã bị bắt.

Lao động nhập cư Cao Chí Cường đã bị một nhà thầu đâm hỏng một quả thận vì đòi 70 nhân dân tệ tiền công, anh nói sẽ không bao giờ đi làm thuê nữa, “Bên ngoài quá nguy hiểm”.

Trong quá trình đòi lương, lao động nhập cư Hồ Lương Hữu đã bị đánh gãy hai chân và cánh tay phải. Một lao động nhập cư ở Sơn Đông bị đánh gãy chân khi đòi lương. Một lao động nhập cư ở Thiểm Tây đã bị xe tải của công ty nợ lương cán chết, trong tay vẫn đang siết chặt tờ giấy nợ lương.

Nhà bình luận Đông Phương Giác nói, đây chính là nỗi xót xa cho sự thiếu hụt lương tri của doanh nghiệp, là niềm xót xa của toàn xã hội, cũng chính là sự sỉ nhục của chính phủ.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng