Trong 10 năm Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã làm gì ở Đài Loan?

12/12/16, 08:17 Trung Quốc

Năm 1966, trong khi tại Trung Quốc đang diễn ra phong trào Đại Cách mạng Văn hóa nhằm hủy hoại văn hóa truyền thống, thì Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan lại phát động phong trào khôi phục văn hóa Trung Hoa để bảo vệ gìn giữ và phát huy tinh thần của văn minh Trung Hoa.

Trong khi Mao Trạch Đông khởi xướng Đại Cách mạng Văn hóa, thì Tưởng Giới Thạch đang làm gì ở Đài Loan?
Trong khi Mao Trạch Đông khởi xướng Đại Cách mạng Văn hóa, thì Tưởng Giới Thạch đang làm gì ở Đài Loan? (Ảnh: Internet)

Tưởng Giới Thạch có tình cảm sâu nặng với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tuy ông sau tuổi trung niên đã làm lễ rửa tội và gia nhập Cơ Đốc giáo, nhưng tư tưởng của ông chủ yếu vẫn lấy đạo đức văn hoá truyền thống Trung Hoa làm nền tảng căn bản.

Suốt một đời, ông dồn hết tâm sức vào việc khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa, coi việc phục hưng và kế thừa văn hóa truyền thống Nho gia là trách nhiệm của mình. Ông lấy đạo Nho chính thống làm hệ tư tưởng trong việc trị nước, vậy nên đã không tiếc dốc hết tâm sức khôi phục lại văn hóa truyền thống Nho gia.

Tưởng Giới Thạch đã đem văn hóa truyền thống trải dài khắp các tuyến đường của các thành phố ở Đài Loan, tên của mấy tuyến đường chính Đông Tây thuộc khu vực thành phố Đài Bắc được ông đặt lại mới, còn tên các tuyến đường từ Bắc xuống Nam lần lượt là: trung hiếu, nhân ái, tín nghĩa, hòa bình, ngoài ra còn có những tên đường được đặt tên theo tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tám đức (hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa; liêm; sỉ) được lấy từ “Tứ thư ngũ kinh”.

Năm 1966, ở Trung Quốc phát động làn sóng “Đại Cách mạnh Văn hóa”, “Cuộc vận động Phá Tứ Cựu”, gây nên sự tàn phá nghiêm trọng đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Gần như vào đúng lúc này, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan đã phát động cuộc vận động khôi phục lại văn hóa Trung Hoa. Cuộc vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa là cuộc vận động văn hóa tư tưởng được triển khai với mục đích phục hưng văn hóa.

Vì để bảo vệ văn hóa truyền thống, đồng thời để kháng cự lại với phong trào “Đại Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc, Tháng 11/ năm 1966 do hơn 1.500 người, trong đó bao gồm: Tôn Khoa, Vương Vân Ngũ, Trần Lập Phu, Khổng Đức,… cùng khởi xướng, yêu cầu lấy ngày 12/11 hàng năm (tức ngày sinh của Tôn Trung Sơn) là ngày lễ phục hưng văn hóa Trung Hoa.

Tháng 7/1967 các giới chức Đài Loan đã tổ chức đại hội với tên gọi “Hội ủy viên thúc đẩy phong trào vận động khôi phục văn hóa Trung Hoa” (sau đổi tên thành “Tổng hội phong trào vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa”), Tưởng Trung Chính đích thân nhậm chức hội trưởng, phòng trào vận động được phát triển rộng ở Đài Loan và ngoài nước.

Khi mới thành lập “Tổng hội Phục hưng Văn hóa”, Tưởng Giới Thạch đã phải tự mình làm mọi việc, “Tổng hội Phục hưng Văn hóa” dưới sự theo dõi chỉ đạo của ông, đã thành lập nhiều Hội ủy viên và cơ cấu chuyên môn, ví như bộ phận phụ trách xuất bản học thuật thúc đẩy Hội ủy viên phụ trách chỉnh lý xuất bản đồ thư tư tưởng cổ đại, phổ cập tinh hoa học thuật với thế hệ trẻ, đã xuất bản lượng lớn các thư mục cổ thư Trung Quốc, như “Chu Dịch”, “Lão Tử”, “Thi Kinh”, “Mạnh Tử” v.v…, còn có “Sử Ký – văn bạch thoại”, “Tư Trị Thông Giám – văn bạch thoại”.

“Hội Ủy viên Phụ đạo Sinh hoạt Quốc dân” phụ trách công tác đề cao đạo đức luân lý đã khởi xướng “Phong trào vận động thanh niên thực tiễn phục hưng văn hóa Trung Hoa”, chế định ra “những điều cần biết trong sinh hoạt của quốc dân”, đưa ra yêu cầu cơ bản về các phương diện ăn, mặc, ở, đi lại (chỉ nhu cầu cơ bản trong đời sống con người) đối với mọi người, cho đến đẩy mạnh văn minh lễ nghi trong nước.

Cuốn sách “Quốc Dân Lễ Nghi Phạm Lệ”  trải qua chỉnh lý đã được chính thức ban hành năm 1970, mở rộng mục tiêu bồi dưỡng đối với thế hệ trẻ của toàn xã hội.

Tưởng Giới Thạch rất coi trọng giáo dục quốc văn và lịch sử. Thời Nhật Bản chiếm giữ Đài Loan, các trường học ở Đài Loan bị cấm đọc sách sử Trung Quốc, sau khi thu hồi lại vì để tăng thêm lòng tự tôn và tự hào văn hóa dân tộc, trường học đã lấy việc “giáo dục dân tộc”“giáo dục đạo đức” làm chính sách quan trọng như nhau.

Tưởng Giới Thạch đưa ra yêu cầu: “Quốc văn là cơ sở văn hóa của một nước, không kể là học sinh của khoa xã hội nhân văn hay khoa học tự nhiên, đều nên phải đặc biệt coi trọng”. Giáo trình quốc văn, lịch sử và văn hóa Trung Hoa liên quan ở các cấp tiểu học, trung học ít nhất chiếm hơn một nửa.

Trường học các cấp đều cần phải biên soạn “tài liệu sinh hoạt và lý luận”, “tài liệu dạy học văn hóa Trung Quốc cơ bản”, coi trọng giảng dạy cổ văn và hun đúc văn hóa truyền thông cho học sinh. Khẩu hiệu chung mà Tưởng Giới Thạch đưa ra  cho các trường học gần như đều là “Lễ Nghĩa Liêm Sỉ”, mong muốn khiến cho văn hóa truyền thống bén rễ nảy mầm.

Tưởng Giới Thạch còn thúc đẩy giáo dục thực hành đảm bảo kinh phí và bảo đảm pháp luật. Bắt đầu từ năm 1969, giáo giục nghĩa vụ Đài Loan đã từ 6 năm kéo dài đến 9 năm, đây không chỉ đã nâng cao tố chất của toàn dân, còn trợ giúp cho kinh tế phát triển nhanh chóng, cũng là bởi văn hóa truyền thống đã bén rễ nảy mầm trong nơi xã hội. Và cũng trong thời gian này, Tưởng Giới Thạch còn thông qua các ngày lễ truyền thống của dân tộc Trung Hoa để hồng dương văn hóa Trung Hoa, tiến hành giáo dục tinh thần dân tộc.

Dưới chính sách thúc đẩy phổ biến “Phong trào vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa” vào những năm 60, từ giáo dục tiểu học cho đến kỳ thi các cấp đại học ở Đài Loan khi đó, cho đến thi tuyển nhân viên công chức trong chính phủ, đều tăng cường nhấn mạnh học tập các khoa mục liên quan với văn hóa Trung Hoa cổ điển.

Nhất là lấy học thuyết Nho gia do Khổng Tử khởi xướng nhận được sự tôn sùng đặc biệt. Nguyên nhân cũng là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời bấy giờ vì đấu tranh trong chính trị, đã tiến hành cái gọi là cuộc vận động “phê phán Lâm Bưu, phê phán Khổng Tử”, xếp học thuyết Nho gia của Khổng Tử thành “văn hóa của bè lũ phản động”.

Tưởng Giới Thạch vì phản kháng lại cuộc đàn áp đối với học thuyết Khổng Tử của ĐCSTQ, ở Đài Loan đã thành lập “Hội học thuật Khổng Mạnh” lấy việc duy hộ học thuyết Khổng Tử làm sứ mệnh, cũng lấy việc phục hưng văn hóa Trung Hoa là mục đích giáo dục, đã thành lập “Đại học văn hóa Trung Quốc”, nhiệm vụ là để tiến phát triển và nghiên cứu văn hóa Trung Hoa.

Chính ngay ở tầng diện chính trị mà nói, Quốc Dân đảng đã tổng kết luận thuật truyền thừa của đạo đức Trung Hoa, chỉ ra đạo chính thống của người Trung Quốc là do Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử nhất mạch truyền lại, Tưởng Giới Thạch là người kế thừa đương đại của đạo chính thống này, đây cũng là nguồn gốc hợp pháp trong việc ông tiến hành hiệu triệu chính trị đối với người Trung Quốc trong và ngoài nước.

Chính ngay tầng diện văn hóa mà nói, Quốc Dân đảng cũng tập hợp một nhóm học giả phát biểu hàng loạt tác phẩm học thuật có liên quan đến văn hóa Trung Hoa, đồng thời tiến hành giáo dục trung hiếu, xuất bản cuốn “Tài liệu giảng dạy văn hóa cơ bản”, để cho học giả phổ biến học thuyết Khổng Mạnh, đồng thời thực thi chương trình dạy học lý luận công dân ở các cấp tiểu học, trung học.

Vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa cũng đã sản sinh ảnh hưởng tích cực sâu rộng đối với cả một thế hệ các nhóm học giả và thanh niên Đài Loan. Bởi vì trên chính trị khuyến khích văn hóa tìm về tinh thần, trong lĩnh vực học thuật, văn học và nghệ thuật của Đài Loan đã xuất hiện không ít những tác phẩm xuất sắc, tràn đầy tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Có thể nói trong khoảng thời gian 10 năm Mao Trạch Đông phát động phong trào “Đại Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc, thì ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch khởi xướng một làn sóng lớn khôi phục văn hóa Trung Hoa.

Một điều đáng phải kể đến là, khi chính phủ Quốc Dân đảng rút lui về Đài Loan đều đã vận chuyện những văn vật quan trọng trong viện bảo tàng Cố cung Bắc Kinh đến Đài Loan. Có lẽ là bởi Tưởng Giới Thạch từ sớm đã đoán biết trước rằng, nếu như lúc đó không mang theo những văn vật này, thì chúng rất có khả năng sẽ bị phá hủy trong ngọn lửa điên cuồng của Cách mạng Văn Hóa.

Cuộc đại di dời đối với các văn vật lịch sử hàng mấy nghìn năm của Trung Quốc, có thể nói là chuyện không hề dễ dàng gì! Bởi vì những văn vật di chuyển đến cố cung của Đài Loan này, có thể nói là một loại tượng trưng tinh thần của nền văn minh Trung Hoa, điều này cũng đã khiến cho những nhóm phần tử trí thức theo chính phủ Quốc Dân đảng đến Đài Loan có thể giữ gìn tinh thần của văn minh Trung Hoa này.

Ngày 5/4/1975, Tưởng Giới Thạch qua đời, di chúc của ông viết rằng: “Thực hành chủ nghĩa Tam Dân, khôi phục quốc thổ đại lục, phục hưng văn hóa dân tộc, giữ vững đội ngũ dân chủ lấy là chí nguyện cả đời còn lại của mình”.

Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, sứ mệnh phục hưng văn hóa Trung Hoa do con trai ông là Tưởng Kinh Quốc kế thừa.

Tưởng Kinh Quốc lấy “Phục hưng văn hóa Trung Hoa, khôi phục quốc thổ đại lục” làm khẩu hiệu, tiến hành thúc đẩy “vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa”. Cuộc vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa đã thanh trừ ảnh hưởng của văn hóa thực dân Nhật Bản, khôi phục lại văn hóa truyền thống Trung Hoa toàn diện, khiến cho Đài Loan trở thành nơi mà người Hoa sinh sống trên khắp thế giới có thể kế thừa văn hóa truyền thống.

Cuộc vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa đã đặt nền tảng quốc học tốt đẹp cho các thế hệ người dân Đài Loan. Ở Đài Loan mỗi lần vào ngày sinh của Khổng Tử, trong miếu Khổng Tử trên đảo đều sẽ tổ chức lễ chúc mừng, một số ngày lễ khác các nhân vật nổi tiếng trong xã hội đều sẽ tổ chức hoạt động thi ca trang nhã, người dân bình thường khi đã ngà ngà say còn thường hay ngâm thơ phụ xướng.

Mãi cho đến hôm nay, nền tảng văn hóa giáo dục và tư chất của người dân Đài Loan vẫn luôn vượt trội hơn nhiều so với người dân ở Trung Quốc đại lục.

Theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng