Tội nhân lịch sử lại thành anh hùng trong mắt ĐCSTQ
Đạo Chích và Thiếu Chính Mão là hai nhân vật phản diện trong lịch sử, bởi vì danh tiếng quá xấu nên hơn 2.500 năm qua không một ai dám nói nửa câu khen ngợi họ. Nhưng sau năm 1949, hai người này lại được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hết lời tâng bốc.
Hai loại người này đều là bị Khổng Tử vô cùng căm ghét. Đạo Chích chẳng những thích giết chóc mà còn ăn thịt người, nhưng dưới sự tuyên truyền của ĐCSTQ lại trở thành lãnh tụ khởi nghĩa nông dân có giàu tính cách mạng nhất; cho đến sau Cách mạng Văn hóa, Đạo Chích trong sách giáo khoa của ĐCSTQ vẫn là một nhân vật nổi tiếng thúc đẩy tiến bộ lịch sử.
Thậm chí trong môn ngữ văn cấp trung học, trong bài “Nỗi oan nàng Đậu Nga” còn xuất hiện câu này: “Trời đất chỉ hợp với phân biệt đục trong, làm sao lại nhầm lẫn giữa Đạo Chích và Nhan Uyên rồi”, rất nhiều học sinh bị tẩy não thực sự cũng không thể phân biệt được tốt xấu, cho rằng Nhan Uyên (còn được gọi là Nhan Hồi, Nhan Tử, là học trò mà Khổng Tử ưng ý nhất) được so sánh với Đạo Chích nên là một người rất xấu xa.
Đến nỗi Thiếu Chính Mão, trong tuyên truyền điên đảo thị phi của ĐCSTQ lại là người tiên phong – vì “tự do ngôn luận” mà hiến thân; là dũng sĩ – dám khiêu chiến với Khổng Tử “điên cuồng khôi phục ngai vàng”; là nhà giáo dục – cùng khổng tử tranh đoạt nguồn sống mà bị giết; là oan quỷ – vì trở thành vật hy sinh cho ‘án văn tự’ (vụ án do chữ nghĩa mà ra), còn Khổng Tử lại bị nói thành kẻ đầu sỏ của ‘án văn tự’.
Đạo Chích cùng Thiếu Chính Mão, đại biểu cho hai loại mức độ và tính chất “ác” khác nhau. Cổ nhân đã có bàn luận về sự khác biệt của hai loại người này, Trong truyện thứ 58 của “Tấn thư” có chép một đoạn luận thuật của Nhan Hàm, đại phu thời Quang Lộc Đông Tấn rằng:
Lúc bàn luận về Thiếu Chính Mão và Đạo Chích thì ai tội nghiệp nặng hơn, có người nói rằng: “Thiếu Chính Mão tuy ác nhưng không đến nỗi giết người, ăn thịt người giống như Đạo Chích, vậy nên Đạo Chích ác hơn.”
Nhưng Nhan Hàm nói rằng: “Làm ác ở ngoài sáng thì người người đều biết hắn đáng chết, còn gian tà ẩn núp rất sâu, chỉ có thánh nhân mới có thể phát hiện và trừ tận gốc. Vậy thì Thiếu Chính Mão lại càng ác độc hơn.” Nghe những lời nói này, “Mọi người đều bị thuyết phục.”
Căn cứ theo lời Nhan Hàm giải thích thì Đạo Chích là một tên ác ôn nhưng cái ác của hắn có thể bị phát hiện, phán xét, tránh né và đề phòng bởi những người bình thường. Còn Thiếu Chính Mão thì rất gian tà và ẩn nấp rất sâu, người thường không thể nhìn thấy được, chỉ có thánh nhân mới có thể phát hiện và diệt trừ, đó gọi là “tà ác”.
Theo ghi chép lịch sử thì Khổng Tử được bổ nhiệm làm Đại tư khấu, chỉ trong bảy ngày ông đã công khai trừng trị Thiếu Chính Mão. Tử Cống (Đoan Mộc Tứ), người có tính cách thẳng thắn hỏi Khổng Tử rằng “Thiếu Chính Mão là một người có địa vị và quyền lực ở nước Lỗ. Ngài vừa mới nhậm chức liền giết hắn liệu có sai sót không?”
Khổng Tử trả lời: “Tứ à, nghe ta nói. Có năm loại người đại ác, tất cả đạo tặc lớn nhỏ đều không xếp vào loại này. Thứ nhất là: Tâm thông đạt mà nham hiểm; thứ hai là: hành sự quái dị lại ngoan cố; thứ ba là: nói giả dối lại ngụy biện; thứ tư là: ghi nhớ những cái xấu ác lại biết nhiều; thứ năm là: tán đồng những sai trái và tô vẽ chúng lên.
Trong 5 loại đại ác này, chỉ cần có một loại trong đó là cần phải xử tử rồi, mà Thiếu Chính Mão lại có đủ 5 loại đại ác đó. Do đó ông ta đến đâu cũng có thể tụ tập bè cánh đông đảo, gieo rắc tà thuyết mê hoặc lòng người, bài xích chính Đạo, lấy tà làm chính, mà lại có thể biện giải được thuyết của hắn. Đây là kẻ kiệt hùng trong đám tiểu nhân, không thể không giết.
Do đó, vua Thang giết Quân Hài, vua Văn Vương giết Phan Chỉ, Chu Công giết Quản Thúc, Thái Công giết Hoa Sỹ, Quản Trọng giết Phó Lý Ất, Tử Sản giết Đặng Tích, Sử Phó, bảy người này, tuy ở vào các thời đại khác nhau, nhưng tâm thuật hiểm ác như nhau, không thể không giết. ‘Kinh thi’ có nói rằng: ‘Lòng lo lắng ưu sầu chồng chất, hận lũ tiểu nhân đáng ghét’. Khi những kẻ phẩm hạnh bất chính hiển đạt, là khiến người ta lo lắng nhất”.
Khổng Tử tham dự trị quốc 3 tháng, nước Lỗ bách tính an cư lạc nghiệp, ngoài đường không nhặt của rơi, dân không tranh tụng kiện cáo.
Từ 5 loại người đại ác mà Khổng Tử miêu tả, chúng ta dường như thấy loại người như Thiếu Chính Mão đang múa may trên vũ đài thế giới. Thậm chí “đến đâu cũng có thể tụ tập bè cánh đông đảo, gieo rắc tà thuyết mê hoặc lòng người, bài xích chính Đạo, lấy tà làm chính, mà lại có thể biện giải được thuyết của hắn”, có lẽ đó là đặc trưng của loại người này, suốt 2500 năm lịch sử, không những không thay đổi mà còn tà ác hơn, quỷ quyệt hơn, và che giấu kỹ hơn.
Ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng, ĐCSTQ cổ xúy tự do ngôn luận, nhưng thực ra là khuyến khích mọi người xung phá vào các chủ đề cấm kỵ về đạo đức, nó chỉ cho phép mọi người tự do truyền bá những tà thuyết ngụy biện, chứ không cho phép mọi người nói những lời chân thật; ĐCSTQ còn ra sức đánh dẹp ‘án văn tự’, tố cáo cái gọi là xã hội phong kiến xấu xa. Những thứ như là nhân quyền và tự do, vốn là giá trị phổ quát của thế giới thì vẫn luôn bị cấm kỵ.
Chân Chân (Theo Secretchina)