“Toát mồ hôi” với học phí nửa tỷ của con nhà giàu Hà Nội

22/06/15, 13:28 Chưa phân loại

Học phí cao chót vót ở các trường tư thục, quốc tế tại Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh đủ khiến nhiều người phải giật mình. Bù lại học sinh ở đây được hưởng những điều kiện học tập không phải ở đâu cũng có.

"Toát mồ hôi" với học phí nửa tỷ của con nhà giàu Hà Nội

Trường của “đại gia”

Số lượng học sinh ở các trường quốc tế không nhiều. Mỗi năm, trường chỉ tiếp nhận khoảng 300 học sinh mỗi khóa. Phần lớn học sinh là con em các gia đình nước ngoài hoặc có bố mẹ là cán bộ ngành ngoại giao.

Bởi thế, học phí mỗi năm ở các trường tư thục, quốc tế rất cao. Ở một số trường quốc tế hàng đầu như Hanoi International School (HIS) hay United Nations International School (UNIS), mức học phí có thể lên tới 450 triệu đồng cho một năm học 10 tháng.

Các khoản phụ phí khác như: phí ghi danh, phí cơ sở vật chất, phí bán trú, phí xe đưa đón… cộng dồn lại cũng phải lên tới gần 100 triệu đồng nữa.

Ở các trường tư khác được cho là có mức học phí “rẻ” như Singapore International School (SIS) hay Lycee Francais, phụ huynh học sinh cũng phải đóng khoảng 250 triệu đồng cho 10 tháng.

Biểu phí trường phổ thông liên cấp Olympia

Phí Ghi danh & Nhập học: 3.150.000 VNĐ/lần

Phí giữ chỗ: 10.000.000 VNĐ

Phí Bảo hiểm: 760.000 VNĐ/năm

Phí Học phẩm:

– Tiểu học: 4.000.000 VNĐ

– THCS & THPT: 6.000.000 VNĐ

Phí Ô tô đưa đón học sinh:

– Đón tại nhà: 23.000.000VNĐ/năm học

– Đón tại điểm: 18.400.000VNĐ/năm học

Phí ăn uống:

– Tiểu học: 20.000.000VNĐ/năm học

– THCS &THPT: 22.000.000VNĐ/năm học

Trường Phổ thông liên cấp Olympia quy định mức học phí 1 năm học cho các bậc học như sau: Tiểu học đóng 109 triệu đồng, Trung học cơ sở là 126 triệu đồng và Trung học Phổ thông là 142 triệu đồng.

Trong biểu phí năm học 2015-16 của trường Olympia có liệt kê tới 8 loại phí phụ thu khác nhau ngoài học phí như: phí ghi danh và nhập học, phí giữ chỗ, phí phát triển, phí bảo hiểm, phí học phẩm, phí đồng phục, phí ô tô đưa đón học sinh và phí ăn uống. Tổng cộng các loại phí là khoảng gần 100 triệu đồng.

Chị Huyền, Cầu Giấy, Hà Nội vừa nhập học cho con vào trường Marie Curie, ở Nam Từ Liêm chia sẻ: “Lý do mình cho con vào học ở đây là muốn con có được môi trường học tập tốt nhất. Dù học phí cao hơn so với các trường công lập nhưng mình sẵn sàng đầu tư vì tương lai của con”.

“Đắt xắt ra miếng”

Khi chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn hàng trăm triệu đồng mỗi năm, các bậc phụ huynh luôn đòi hỏi con cái mình được học tập trong một môi trường “đẳng cấp”. Và thực tế là chất lượng dịch vụ giáo dục ở những trường tư thục, quốc tế đều thuộc tốp đầu cả nước.

Trường Phổ thông liên cấp Olympia có khuôn viên lên tới hơn 10 nghìn m2 với khu lớp học được thiết kế chuyên biệt rộng 50m2/phòng. Mỗi phòng học còn có tủ đồ cá nhân cũng như hệ thống cách âm. Các phòng chức năng khác cũng được đầu tư trang thiết bị hiện đại như: phòng thanh nhạc, phòng mỹ thuật, phòng thí nghiệm, phòng tập thể hình, thư viện…

Bể bơi 4 mùa tại trường Phổ thông liên cấp Olympia (ảnh: theolympiaschools)

Trường Phổ thông Việt – Úc Hà Nội nằm ở khu đô thị Mỹ Đình 1 cũng có khuôn viên rộng tới 15 nghìn m2. Trường có tổng cộng 210 phòng học và 2 hội trường lớn với 200 chỗ ngồi. Mỗi phòng học đều được lắp điều hòa nhiệt độ, trang bị máy chiếu, máy tính nối mạng…

Ở những trường tư thục, trường quốc tế này, học sinh được đào tạo theo chuẩn giáo dục của quốc tế và được chú trọng phát triển các kỹ năng học tập cũng như thể chất. Chương trình giảng dạy được thiết kế hài hòa giữa chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chuẩn quốc tế về Tiếng Anh.

Rất nhiều phụ huynh cho biết họ cho con theo học ở trường quốc tế để làm bước đệm cho việc du học sau này. Chị Thư, Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Ở những trường này, các cháu có được nền tảng ngoại ngữ tốt cũng như bắt kịp được với chuẩn giáo dục của quốc tế. Con của tôi cũng đang học ở trường song ngữ Hà Nội – Academy và định hướng của gia đình là cho cháu đi du học Mỹ”.

Biểu diễn văn nghệ của học sinh trường Hanoi International School (ảnh: HIS)

Xã hội phát triển, ngày càng có nhiều gia đình quan tâm đầu tư cho sự học của con em mình. Và hệ thống trường tư thục, quốc tế chính là một lựa chọn tất yếu cho những người có túi tiền rộng rãi, muốn thụ hưởng các dịch vụ cao cấp và chuyên nghiệp.

Theo Quỳnh Chi/Trí Thức Trẻ

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?