Tinh thần cần kiệm trong kinh doanh của người Hoa Chợ Lớn

07/05/15, 16:43 Kinh tế

Tinh thần cần kiệm

Từ thời xa xưa, ở Sài Gòn đã phổ biến câu nói “Ăn mày Tàu”. Là vì đi ăn xin ở đâu thì đi, nhưng không thể vào khu người Hoa ở Chợ Lớn để xin được, vì người Hoa tuyệt đối không cho tiền người xin ăn, mà ngược lại họ sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh và sau đó có thể làm giàu.

Redsvn-Saigon-1950-05.jpg (1000×646)
Một góc trung tâm Chợ Lớn vào những năm 1950

Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ. Thời Xuân Thu, tướng Quản Trọng đã từng khuyên vua như sau: “Bệ hạ nên cho dân nghèo cái cần câu, hơn là cho con cá”.

Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để làm ăn nơi đất khách quê người. Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: “Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện”, hay “Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”.

Còn có giai thoại “công tử cọ thùng” trong các đại phú gia Hoa kiều như sau: trước khi trao quyền tiếp quản sản nghiệp cho con cái, họ gửi các chàng công tử này đến các cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn và chịu khó ngay từ nhỏ. Để xin được vào làm việc tại một cơ sở nào, họ cũng phải trải qua quá trình xét tuyển như những người công nhân khác. Khi được nhận vào làm, công việc trước tiên các chàng công tử này là phải xuống bếp cọ thùng như những người công nhân. Đây là một cách rèn luyện con cái họ để có thể trở thành doanh nhân có đủ kinh nghiệm và tính kiên nhẫn trong tương lai.

Đề cao tính cộng đồng

Một yếu tố đặc trưng khác của người Hoa đó là tính cộng đồng của họ rất cao. Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các bang hội không phải là nơi tụ hội ăn chơi mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn.

Trước khi có cho vay tín dụng kinh doanh như ngày nay, các bang hội người Hoa đã có các hình thức tín dụng như “hụi thảo”, là một loại hình chung tay giúp vốn cho những người muốn ra làm ăn nhưng thiếu vốn.

Không chỉ giúp vốn, người Hoa còn có hoạt động “hậu tín dụng” để chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày.

Nhưng trước hết, chính những người được giúp đỡ phải là người có tính kiệm cần cao độ. Một số đại gia có thương hiệu vang dội ngày nay đã từng đi lên theo cách này như thương hiệu giày dép Bình Tiên, bánh ngọt Đức Phát…

Người Hoa có câu châm ngôn: “tiểu phú do cần, đại phú do trời”. Trời ở đây chính là yếu tố thời vận, âm đức của người làm kinh doanh. Điều đó cho thấy người Hoa cũng rất xem trọng yếu tố tâm linh, đạo đức của người làm ăn: làm kinh doanh phải không hổ thẹn với lương tâm, thuận với đạo thì mới thành đại phú được.

Nhiều học giả lý giải việc kinh doanh thành công của người Hoa là vì họ rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trong nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, một cựu Phó Tổng của Công ty CP Kinh Đô, cho biết: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.

Công ty bánh Kinh Đô (trước 1975 có tên gọi là Công ty Đô Thành), ban đầu chỉ là cơ ngơi nhỏ tại quận 6, Sài Gòn nhưng bây giờ cơ ngơi của Kinh Đô có tới 9 công ty, có mặt từ Nam chí Bắc. Trên thương trường, Kinh Đô có thể xem là một trong những đại gia đáng gờm trong ngành sản xuất mặt hàng bánh kẹo…

Tại TP.HCM, cộng đồng người Hoa chỉ chiếm 7% dân số (khoảng 500.000 người), nhưng tỉ trọng doanh nghiệp người Hoa lại chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp của khu vực. Điều đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp này đều ăn nên làm ra, trong đó không ít doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước.

Chẳng hạn Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô, Bút bi Thiên Long, Dệt Thái Tuấn, công ty Dây cáp điện Tân Cường Thành, công ty Sản xuất ống thép Hữu Liên – Á Châu…

Trước 1975, khi Sài Gòn là thủ đô của chính quyền cũ, khu vực Chợ Lớn là nơi tập trung hàng nhập khẩu và hàng nội địa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Người Hoa gần như giữ độc quyền về hoạt động thương mại (khoảng gần 90% bán buôn, 50% bán lẻ, 80% – 90% xuất nhập khẩu…).

Những nhà buôn tầm cỡ của người Hoa thường là những đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới.

 Theo cafebiz.vn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?