Thương hiệu ngoại đổ bộ, thời trang Việt nguy cơ thua trên sân nhà

17/11/17, 12:03 Kinh tế

Một nghiên cứu của hãng Niesel gần đây cho thấy, số lượng người Việt mê hàng hiệu đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%)…

Kết quả hình ảnh cho thương hiệu thời trang ngoại đổ bộ
Cảnh tượng khách xếp hàng dài chờ thanh toán trong ngày đầu Zara mở chi nhánh tại Việt Nam. (Ảnh: Người đưa tin)
Cảnh người mua xếp hàng từ tờ mờ sáng để khai trương một số cửa hàng thời trang nhanh của một thương hiệu nước ngoài diễn ra gần đây tại Hà Nội, cũng giống như trước đó ở TP HCM một lần nữa cho thấy hiệu ứng hút khách của các hãng thời trang ngoại.

Đại diện Hennes&Mauritz (H&M) – thương hiệu thời trang bình dân của Thụy Điển cho biết, tuy không đông khách như tại cửa hàng đầu tiên ở phía Nam, song ngay trong buổi khai trương tại Hà Nội cách đây vài ngày, số người xếp hàng chờ đợi cũng lên tới 2.000. Trong khi đó, chỉ sau một năm khai trương cửa hàng đầu tiên ở TP HCM, doanh thu của Zara Việt Nam hiện nằm trong top 5 cửa hàng bán tốt nhất toàn cầu của hãng và đây cũng là lúc thương hiệu triển khai chiến lược “Bắc tiến”.

Chỉ trong chưa đầy 3 tháng đã có nhiều thương hiệu thời trang nước ngoài khai trương tại Việt Nam gồm: Stradivarius, Massimo Dutti, Pull&Bear của Tây Ban Nha, H&M của Thụy Điển… Các hãng thời trang nước ngoài thuộc phân khúc trung bình như GAP, Topshop, Mango… cũng liên tục mở rộng hệ thống. Không chỉ những thương hiệu châu Âu, châu Mỹ, một số đại gia châu Á cũng rục rịch lên kế hoạch thâm nhập thị trường Việt trong tương lai gần.

Nghiên cứu của Statistics Portal, một công ty nghiên cứu thị trường của Đức dự báo doanh thu thời trang của Việt Nam năm 2017 có thể đạt 358 triệu USD vào năm 2017. Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra, phân khúc lớn nhất của thị trường thời trang là quần áo, trong đó dự báo năm 2017 sẽ đạt giá trị khoảng 245 triệu USD.

Theo kết quả khảo sát gần đây của hãng Niesel, mức chi tiêu dành cho quần áo của người Việt hiện đứng thứ ba, chỉ sau chi tiêu dành cho thực phẩm và tiền tiết kiệm. Và trong một nghiên cứu khác cũng của đơn vị này cho thấy, số lượng người Việt mê hàng hiệu đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%).

Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan, một thống kê chưa đầy đủ cho thấy hiện có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị phần, từ hàng trung bình đến cao cấp. Với sự xuất hiện của một loạt các thương hiệu ngoại, bà nhận định các hãng thời trang lớn trên thế giới đang rất quan tâm tới Việt Nam bởi có mức tăng trưởng bình quân thị trường cao, dao động 15-20%.

vi-sao-thuong-hieu-thoi-trang-ngoai-do-bo-vao-viet-nam

Cảnh xếp hàng ngày khai trương tại một cửa hàng thời trang mang thương hiệu ngoại ở Hà Nội cách đây ít ngày. (Ảnh: Vnexpress)

Nhiều năm trước, người tiêu dùng chứng kiến sự thống lĩnh thị trường của các thương hiệu thời trang nội địa như Việt Tiến của công ty cổ phần May Việt Tiến, Foci của công ty Thời trang Nguyên Tâm, Blue Exchange của công ty Thời trang Xanh Cơ Bản, PT2000 của công ty TNHH may Phạm Tường 2000 hay Ninomaxx của công ty Thời trang Việt…

Tuy nhiên, cùng với sự chuyển dịch kinh tế, thói quen tiêu dùng của người Việt cũng thay đổi. Thay vì tâm lý “ăn no mặc ấm” như trước kia, người tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng với xu hướng “ăn ngon mặc đẹp”, ngày càng “chịu chi” cho các món đồ thời trang. Đó cũng là nguyên do lý giải vì sao thời trang thương hiệu Việt đang ngày càng đìu hiu.

Và có lẽ, cung nhỏ giọt từ các nguồn hàng xách tay chưa đáp ứng nổi cầu nên sự xuất hiện chi nhánh của các thương hiệu ngoại tại Việt Nam như một cơn mưa thoả mãn cơn khát hàng ngoại nhập giá bình dân của người tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng.

Vì đâu nên nỗi?

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thời trang Việt hẳn sẽ thêm một tiếng thở dài khi con đường phía trước ngày càng khó khăn. Cám cảnh là khi các thương hiệu ngoại đang ngày càng chú ý đến thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam thì chúng ta lại hầu như chỉ đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo thông tin từ bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 14,58 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt 11,84 tỷ USD, tăng 9,1%, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm 2016. Nếu so sánh với những nước xuất khẩu dệt may trên thế giới như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt được kết quả vượt trội. Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong top đầu các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, sự xuất hiện của các thương hiệu nước ngoài tham gia vào thị trường may mặc trong nước là điều đáng mừng, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều câu chuyện cần suy nghĩ. Thời gian qua, các doanh nghiệp may mặc trong nước vẫn quá chú trọng vào việc xuất khẩu mà quên mất thị trường nội địa đầy tiềm năng. Bản thân việc xuất khẩu của các doanh nghiệp lại phần lớn là gia công.

“Đây là nghịch cảnh đã xảy ra được nhiều năm, tuy nhiên các doanh nghiệp may mặc nội địa vẫn chưa có bước chuyển mình rõ rệt. Mỗi năm chúng ta xuất hàng chục tỷ USD hàng may mặc ra nước ngoài, nhưng đa phần là dưới thương hiệu của các quốc gia khác. Đây là điều đáng lo trong bối cảnh ngành may mặc đã hội nhập tương đối sâu.

Nếu các doanh nghiệp may mặc Việt không khẳng định được thương hiệu riêng, chủ động được các thiết kế riêng, cứ mãi tiếp tục con đường từ trước đến nay thì chúng ta sẽ mãi chỉ là những người đi gia công cho các nước khác. Thực tế đang diễn ra tình trạng giá trị tăng thêm thì ít, phụ thuộc vào các khách hàng quốc tế thì nhiều”, ông Thịnh nêu quan điểm.

Băn khoăn lớn nhất cho ngành thời trang Việt lúc này là làm sao để tồn tại và giành thế cân bằng trong cuộc đổ bộ của thời trang ngoại. Đây là chuyện không dễ, đặc biệt là khi hoạt động phát triển công nghiệp thời trang của Việt Nam vẫn khá chậm, còn việc định vị thương hiệu chưa thật sự rõ ràng.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi