Thế giới liên tục đưa tin về biểu tình Hồng Kông, ĐCSTQ lại ra sức phong tỏa
Trong khi các trang truyền thông lớn nhỏ trên khắp thế giới đều không ngừng đưa tin về cuộc biểu tình ở Hồng Kông, thì chính quyền Trung Quốc lần nữa lại ra lệnh phong tỏa toàn bộ thông tin liên quan đến cuộc biểu tình lần này.
Ngày 16/ 6, gần 2 triệu người dân Hồng Kông bước ra đường biểu tình, đốc thúc chính phủ Hồng Kông rút lại điều luật cho phép dẫn độ người từ Hồng Kông sang Trung Quốc, yêu cầu Trưởng Đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) từ chức.
Theo ước tính của “Mặt trận Nhân Quyền Dân sự Hồng Kông”, thì ngày Chủ Nhật (16/6) số người tham gia diễu hành đã lên đến gần 2 triệu người, phá kỷ lục về số người tham gia diễu hành đông nhất từ trước đến nay trong lịch sử Hồng Kông.
Mặt trận Nhân quyền đã đưa ra 5 yêu cầu với chính phủ Đặc khu:
1. Không được trấn áp đoàn người tham gia diễu hành;
2. Rút lại cái mác gán cho những người diễu hành là “bạo động”;
3. Truy cứu trách nhiệm người đã nổ súng vào nhóm người diễu hành;
4. Rút lại “Dự luật dẫn độ”;
5. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức!
Đối với cuộc diễu hành trên quy mô rộng khắp ở Hồng Kông lần này, các hãng truyền thông lớn nhỏ trên khắp thế giới như: Nhật báo phố Wall (Wall Street Journal), tờ Washington Post, Thời báo New York Times, kênh tin tức truyền hình cáp Fox News, hãng thông tấn Reuters, hãng thông tấn AFP, hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle của Đức, v.v… đều lần lượt đưa tin.
Trong khi đó, theo nguồn tin từ trang “China Digital Times”, bộ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 16/6 đã ra chỉ thị, yêu cầu các trang mạng của Trung Quốc xóa bỏ, ngăn chặn toàn bộ thông tin liên quan đến cuộc diễu hành phản đối “Luật dẫn độ” của người dân Hồng Kông, bao gồm tất cả bình luận, video, bài hát, từ khóa liên quan, v.v…
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc thử tìm kiếm thông tin trên trang Baidu, trang mạng tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc, gõ các từ khóa tìm kiếm như: “Điều luật dẫn độ đào phạm ở Hồng Kông”, “Diễu hành ở Hồng Kông”, nhưng không tìm được nguồn tin nào liên quan đến cuộc diễu hành ngày 16/6, hơn nữa cũng không tìm được thông tin về cuộc diễu hành quy mô tuần trước ở Hồng Kông với hơn 1 triệu người dân tham gia, cho đến những thông tin về hội nghị hơn 10 nghìn người dân Hồng Kông tham dự vào ngày 12/6.
Nhất là trong cuộc mít-tinh ngày 12/6, cảnh sát Hồng Kông đã dùng đạn cao su, đạn vải, đạn hơi cay, vòi xịt hơi cay, gậy cảnh sát đánh đập người diễu hành, khiến cho những người trước đó không bước ra nay cũng phải bước ra.
Theo nguồn tin từ trang BBC của Anh, một người dân tham gia biểu tình 67 tuổi nói: “Lâm Trịnh Nguyệt Nga coi thường cảm giác của người dân Hồng Kông”. Ông nói, tuần trước khi một triệu người diễu hành, bà Lâm Trịnh “tỏ vẻ dửng dưng không chút quan tâm”.
Ông lại nói: “Chúng tôi diễu hành là vì những người trẻ đã bị cảnh sát đánh đập tàn bạo, chúng tôi phải đứng ra giúp người trẻ khuếch trương chính nghĩa”.
“Luật dẫn độ đào phạm” do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn cho thấy xúc tua đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trong hệ thống tư pháp của Hồng Kông. Những người đứng lên phản đối đều lo lắng rằng phía Bắc Kinh có thể lạm dụng điều luật này, áp giải các nhân sĩ bất đồng chính kiến với mình từ Hồng Kông đến Trung Quốc xét xử, ở đó họ có thể bị ngược đãi hoặc nhận phải bản án bất công.
Còn các thương nghiệp thì đưa ra lời cảnh cáo, rằng bộ luật này sẽ xói mòn luật pháp tự trị của Hồng Kông, giảm mất niềm tin của xã hội quốc tế với Hồng Kông, vốn được xem là một trong những trung tâm tài chính của thế giới.
Trang BBC cho hay, các ngành nghề ở Hồng Kông đều bày tỏ lo lắng với điều luật này, cho thấy người dân Hồng Kông không có bất kỳ tín nhiệm nào với chính quyền ĐCSTQ.
Jess – nữ sinh viên 18 tuổi chia sẻ với trang “Nhật báo phố Wall” rằng, tuy ĐCSTQ hứa hẹn sẽ duy trì chính sách “một nước hai chế độ”, nhưng cô đã chứng kiến Hồng Kông trong mấy năm nay đã phát sinh rất nhiều biến đổi.
“Chúng tôi không mong muốn nhìn thấy Hồng Kông trở thành một thành thị khác của Trung Quốc”, Jess nói, “đây chính là mục tiêu chúng tôi cần phải đứng lên”.
Thiện Ân (Theo Epoch Times)
Xem thêm: